Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

BÃI ĐÁP ĐỊNH MỆNH

CAO MỴ NHÂN

Lẽ ra tôi phải là một người sưu tầm gì đó, thí dụ sưu tầm các loại hoa lan, sưu tầm các mẫu mã hộp quẹt, ly, tách, các thứ muỗng, nĩa, dao v.v... Vì bản tánh tôi vốn tò mò, ưa so sánh, và nhất là ham hố kinh khủng .
Thủa còn tuổi thiếu niên, tham gia các hội đoàn như Hướng Đạo Việt Nam, Phật Tử, các sinh hoạt thanh niên khác, tôi thường lưu trữ các kỷ vật như khăn quàng, huy hiệu, càng nhiều càng tốt. Đến nỗi khi đi dự trại họp ban Hướng Đạo Thế Giới, kỳ 8, tổ chức tại Trảng Bom, cách Saigon 50 cây số, thời đệ nhất Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam, tôi đã mua tới 2, 3 chiếc khăn quàng kỷ niệm trại, màu vàng anh, không có viền, bởi vì thủa đó, đoàn, đội Hướng Đạo đều mang khăn quàng có viền, như toán nữ Hướng Đạo mang tên Ngọc Hân do tôi giữ chức toán phó, khăng quàng màu xanh lơ, viền trắng, rất đẹp, nhã. Tôi mua 3 chiếc khăn màu vàng nêu trên, để ngày áp bế mạc, sẽ được đoàn viên trại sinh khắp nơi khi thăm lều trại, sẽ ký vào những chiếc khăn quàng đó, ngõ hầu để... nhớ mãi.
Tới khi vào Quân Đội, tôi càng có nhiều phương tiện sưu tầm như huy hiệu các đơn vị mà chúng tôi đã tới công tác, thậm chí tôi còn sưu tầm hộp quẹt. Càng về sau, tôi càng có nhiều hộp quẹt, của chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã đành, còn mấy loại hộp quẹt của đồng minh, cố vấn như của Hoa Kỳ, Úc, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Trung Hoa Quốc Dân v.v...
Quý vị đương nêu này rất ngạc nhiên sao tôi là phụ nữ mà chơi hộp quẹt nên có lần, một vị đã hỏi thăm tôi:
- Cô cũng hút thuốc lá à?
Tôi lắc đầu:
- Không
- Thế sao sưu tầm hộp quẹt?
- Ồ, vì thấy hay hay thôi.
Với tính cách ưa... xếp loại như vậy, lúc này ở tuổi cổ lai hy, tôi không giữ lại sự vật gì, song vẫn cái vẻ sưu tầm cố hữu, tôi thường xem qua các đề mục tin tức ở trang đầu, rồi tức tốc mở phần sau, coi những cái tin vui, buồn, mà hằng ngày trên các báo Việt Nam ở miền Nam Cali này, thì tin buồn nhiều hơn tin vui.
Người ta đám cưới, hay học hành đỗ đạt thì phải chăng thôi, và phải có mùa, con chung cuộc, mãn phần là hầu như lúc nào, đúng ra là ngày nào cũng có. Có lẽ ở tuổi già, gần với trời đất hơn người với người. Thế giới người dành cho tuổi trẻ, đua tranh, bươn chải và hỗ trợ cùng nhau xây dựng guồng máy sinh tồn không ngưng nghỉ, còn năm tháng vơi dần với thế hệ hoa giáp trở lên, tức khoảng lục tuần... trăm tuổi, thì chỉ còn bầu bạn với cỏ dưới đất, và mây trên trời, tức cái cõi mơ hồ mà mắt trần chưa thấy được.
Do đó, khi các trang báo đã trải ra trên mặt bàn, tôi đọc một lượt tên và tuổi quý vị quá cố. Trái với các mâm cỗ làng, nhìn từ chiếu thượng xuống chiếu hạ, với cáo phó, phân ưu tôi lại đọc từ tuổi còn trẻ, lên tuổi đã già, vô tình tại những khung buồn phiền đó, tôi bắt gặp một số danh tính bạn bè xưa, hay thân nhân họ mà tôi quen biết, và cũng từ đó, tôi liên lạc được với một số bạn bè cũ.
Từ đó, tôi suy ra, cổ nhân ta có những nhận xét thật chí lý. Trên cõi đời nào cũng vậy, từ đông sang tây, hay từ cổ chí kim, trong lãnh vực sinh ly, tử biệt, có 3 tình huống đau đớn đến thảm thê, ai oán, là:
- Còn trẻ thơ mà phải mồ côi cha mẹ
- Nửa chừng chồng vợ phải tiễn biệt, chia ly
- Đã ở tuổi già lão, còn phải chứng kiến con cái phân ly não nuột.
Đốc sự Quốc Gia Hành Chánh cách đây hai chục năm, ông mới chớm bước vào tuổi trung niên, làm việc cho cộng đồng di dân sắc tộc, chủ yếu là di dân Châu Á, trong đó có các gia đình Việt Nam di tản, thuộc Los Angeles, ít năm sau vị đốc sư ngã bệnh và thất lộc trong lúc phụ mẫu song thân ông còn tại thế. Ông rất buồn khi lâm bệnh, nhưng cũng hào sảng trong thơ ca, vì ông vốn là một thi sĩ, bút hiệu Đường Sơn, tác giả tập thơ Đường Sơn Thi Tập, ông đã viết nhiều bài để lại cho cha mẹ và bạn bè.
Đường Sơn Thi Tập, tác giả Đỗ Quý Sáng, làm thân nhân, quyến thuộc, bằng hữu ngậm ngùi khi đọc những bài thơ tạ lời bái biệt với cha mẹ, có câu:
Con đi, khăn trắng để trên đòn (Đường Sơn)
Bởi vì theo phong tục Á Đông, hay đúng ra Việt Nam xưa, nếu người xấu số còn phụ mẫu, thì tang quyến thắt khăn sô trên đầu quan tài.
Một bài khác, Đường Sơn tưởng tượng đám ma ông có quyến thuộc, bạn bè đi đưa, chưa đến nghĩa trang Đồi Hồng, ông bái tạ, xin khách tiễn trở về.
Tới thi sĩ, giáo sư Ngô Đình Chương, thì lại bay bướm diễn tả cuộc tình lỡ dở của bạn ông, người này ở thảm cảnh loại 2 như dẫn trên, tức là một trong đôi uyên ương gãy cánh, rằng:
Chia em một nửa nỗi buồn
Nửa chung nước mắt, nửa đường đưa quan
(Ngô Đình Chương)
Phân ưu hay chia buồn một cặp, sống chung mới lưng chừng cuộc đời, thì 2 câu trên là... tuyệt tác lắm rồi.
Nửa đường đưa quan, vẫn là hình ảnh người dân ta ngày xưa, khi đi đám, cứ từng chặng lại có một số, hay vài người bái từ, tức không cần hoặc không phải đến bãi tha ma xa xôi, mà quay về lại nhà.
Nửa đường đưa quan còn xác định trường hợp vợ chồng trẻ bị kẻ còn, người mất vậy.
Thời bình trẻ thơ nương tựa vào cha mẹ như được bao che bởi vỏ bọc kiên cố, nhưng cũng có những trường hợp cha hay mẹ phải tử biệt, sinh ly, đã là chuyện buồn thương, khi loạn lạc, chiến tranh, trẻ thơ còn khổ trăm bề, lỡ ra cha mẹ thất lộc, thì chúng còn bơ vơ, tội nghiệp vạn điều.
Thoát được 3 cảnh ngộ trên, người đời xem như phần nào hạnh phúc hơn thiên hạ rồi.
Thành ra những điều được gọi là bình thường khác, nếu có đau thương hay hoan ca, cũng chỉ vô thường nơi cõi tạm đời này. Giống như chuyến xe đò khổng lồ miên viễn, rất nhiều trạm ngừng, đổ khách xuống mỗi nơi, trên con đường vô thủy, vô chung đó, không ai quan tâm đến cái bến chót thật sự, vì mỗi cá nhân có một bãi đáp định mệnh.
Ấy thế mà đôi khi người ta cũng bước lộn, như kiểu đi lạc đường, cụ Vì Dân cho tôi xem một đoạn phim ngày ông Uno tức Tông Tông... tôi từ giã cõi ta bà. Ông Uno rất bình tĩnh, vì cái bệnh không gọi là bệnh của ông, như nó, cái bệnh, cứ thật, giả lẫn vào nhau, mà ông Uno rất mẫn tiệp, nhạy cảm, người ta bảo ông đa nghi, không phải, ông chính là một nhà nghiên cứu, sưu tầm tuyệt vời về tâm lý chiến, xã hội học, chính ông tưởng ông còn sống lâu hơn, nên mới không chuẩn bị cái chết. Ông xuống trật bãi đáp.
Đoạn phim, không biết cụ Vì Dân có cho chiếu lầm cảnh nào chẳng hạn, tôi thấy ông Uno của... tôi bỗng hốt hoảng, tức là đáng lẽ thiên thời, địa lợi, nhân hòa, ông có thể đi thêm một quãng dài nữa trên đường thiên lý nhân sinh.
Quý vị sẽ hỏi tôi: để làm gì?
Để trả lời tiếp những câu hỏi của đồng hương tị nạn cộng sản, muốn ông phải tự chết hay phải chết giống Ngô Tổng Thống, dù sau này có được nhân dân trăm họ nghĩ lại, làm ba, bảy buổi tưởng niệm, thì đã quá muộn.
Những câu hỏi của nhân dân Việt Nam Cộng Hòa tha hương sau cuộc đổi đời 30-4-1975, đúng một thời gian lưu lạc 15 năm, như cô Kiều của cụ Nguyễn Du, ông họp báo nam Cali, mà 2/3 số câu hỏi lục vấn ông Uno: có mang 16 tấn vàng di tản không?
Cứ mỗi lần... sưu tầm về một sự việc Thượng Đế chưa kêu đã dạ để sớm lên Thiên Đàng, tôi lại thầm tiếc cho vài vị còn vướng mắc chút gì với tha nhân.
Cụ Vì Dân nói thẳng với chúng tôi ở Tịch Mịch Viện San Bernardino:
- Nếu ông đại tướng Big Minh không tuyên bố đầu hàng bọn Việt Cộng, thì cái đám ở ngoài Bắc vồ, y như một bọn cướp quyền ở Phi Châu man rợ, thế giới giả vờ ca tụng, nhưng thực chất họ khinh cho cả dân tộc, bất kể ai. Đừng nói chiến thắng.
- Thế thì phải làm sao mới có chính nghĩa
- Muốn có chính nghĩa, thì phải nghiên cứa chính trị đất nước và thế giới, phải chứng minh được cái chính danh, và phải đoàn kết được việc nhân danh để vinh danh.
- Chán quá, hữu danh vô thực, thì lại biến thành danh hão, mà hàng loạt quý vị tên tuổi xưa, tâm huyết xưa, cứ hiện diện ở những phân ưu, chia buồn, thì có kịp hỗ trợ cho thế hệ trẻ không?
- Thế hệ trẻ chỉ cần bấm nút computer, là biết đầy đủ nam bắc, tây đông, cổ kim, chân giả thôi mà. Thôi cô cứ việc tìm đọc cái thế giới... ma, để mà tưởng niệm họ.
Hawthorne 25-2-2012
CAO MỴ NHÂN