Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

ĐI TRONG SƯƠNG MÙ

CAO MỴ NHÂN


Sáng nay sương mù phủ kín thành phố Hawthrone, nhìn đồng hồ, mới có 4 giờ, sớm quá, tháng cuối năm, thật buồn, chung quanh lại chẳng phải quê hương yêu dấu Việt Nam, ô hay, vừa nói sương mù phủ kín không gian, thì USA hay Việt Nam nào khác gì chứ-
Mình sẽ làm gì khi mặt trời trở lại, ồ, thiếu thời giờ chứ có thiếu việc đâu, bao nhiêu việc nhà không tên, không tuổi còn đợi chờ kết thúc trước cuối năm ta - Phải năm ta, âm lịch, chứ năm tây, dương lịch, khó mang âm hưởng tống cựu nghênh tân.
Nhưng, nhìn ra bốn bề sương mù dày đặc, có lẽ cách nhau 5 thước cũng chẳng thấy nhau-Thế mà ở Việt Nam hơn 40 năm xưa, mùa Xuân năm 1971, có một cuộc hành quân khởi đi trong sương mù dày đặc, cuộc hành quân vĩ đại, mang tên Lam Sơn 719, xuất chiến đúng ngày Vua Quang Trung đại phá quân Thanh ở các địa danh Hà Nội, Ngọc Hồi, Đống Đa quanh thủ đô Thăng Long, nay là Hà Nội.
Ngay từ mùa xuân 1971 ấy, tôi đã nghĩ chẳng phải Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và giới chức tham chiến thuộc bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I/ Quân Khu 1 của...tôi, cao hứng đẩy quân đi giữa sương mù, mà 2 lý do khách quan và chủ quan đã khiến quân ta phải lên đường chạm súng ở tận Nam nước Lào khuất nẻo chân mây.
Cả tháng trước ngày N, giờ G nêu trên, Phòng 2 Bộ Tư Lệnh QĐI/QK1 đã luôn luôn thuyết trình việc cộng quân Bắc Việt Xâm nhập miền Nam qua ngã Nam Lào, chúng không sài đường mòn Hồ Chí Minh một cách công khai nữa, chúng trà trộn với Lào Cộng, thao túng hành lang song song với dọc Trường Sơn của miền Nam chúng ta, nên ta phải tấn công, thay vì phòng thủ khi chúng đến.
Lý do chủ quan, chính là tinh thần rất tích cực, nhiệt tình của quân nhân các cấp VNCH, một quân đội được đánh giá là đệ I Đông Nam Á thủa bấy giờ.
Thêm vào đó, 1971, Mỹ chưa rút quân, còn viện trợ, nên ít nhiều quân đội VNCH còn tin vào hậu thuẫn đồng minh, còn cận kề cố vấn vv... và vv...Mỹ luôn quan niệm quân Bắc Việt đang sống trong thời kỳ đồ đá, tức còn lạc hậu lắm, và nhìn chúng, quân đội nhân dân miền Bắc như một bầy gà con, chíp chiu ngơ ngác...thành việc lên đường, qua...Lào đánh giặc, cứ y như bỏ tay vô túi, lấy hộp diêm ra hút thuốc lá vậy.
Thế rồi thì cuộc hành quân chớp nhoáng không cần bàn cãi, đã hàng trăm, hàng trăm chiếc GMC bịt bùng vì trời mưa sa, sương phủ, chứ chẳng phải sợ ai, khởi hành trước khi mặt trời mọc, từ doanh trại Nguyễn Tri Phương Bộ Tư Lệnh QĐI, QK1 thẳng hướng Tây Bắc trực chỉ, lên đèo Hải Vân, mặt khác, trực thăng bay như bươm bướm trên bầu trời, thiết vận xa xé toạc không gian, khí thế anh hùng, nghiêm trọng các giàn đại bác chọc thủng sương đêm còn quyến luyến cỏ cây, tất cả vạn người như một..giã nhà theo cuộc hành quân hiện đại nhất quân sử QĐI/QK1, mà thủa đó, tôi cứ được nghe câu nói rất gọn gàng, nhạy cảm.
-Hành quân cấp Lộ Quân, có cần gì phải giữ gìn, e ngại...bại lộ đâu - Hành quân cấp Quân Đoàn, chứ có phải lâu nay mới chỉ từng phần địa phương, như Sư Đoàn 2 ở miền Nam Hải Vân, Sư Đoàn 3 ở vùng giới tuyến, sau mùa hè đỏ lửa, Sư Đoàn 3 đóng ở Hòa Cầm, Đà Nẵng, ngay trung tâm QK1 - chưa kể còn Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù tăng phái.
Vậy là chắc như đinh đóng cột, Cộng Sản Bắc Việt không thể xua quân vào miền Nam, để nói quân dân miền Nam nổi dậy, đặt cho danh xưng Mặt Trận Giải Phóng miền nam đòi một phần đất đai giới tuyến làm trung gian Nam Bắc và từ đó chóng khua môi múa mỏ ở hội đàm Paris như mưu đồ xâm lược của chúng.
Để yểm trợ tinh thần cho quân nhân các cấp tham gia hành quân Lam Sơn 719, tức là năm 71, tại đường 9, con đường ngang nối từ Đông Hà qua Savanakhet.
Con đường 9 này thật heo hút, cũng có nhà dân phía quận huyện Đông Hà, Quảng Trị đi ra Bến Hải, nhưng phía nửa chừng đường thì thấp thoáng nhà đồng bào Thượng. Nay đường 9 khai quang, mở mang rộng rãi, vì cũng là con đường kinh tế, 2 dân tộc Lào, Việt có thể dùng nó, đường 9, để chuyển vận hàng hóa bán buôn - Còn là một lối tắt đi Trường Sơn, Cộng Sản VN mở đường du lịch đường mòn Hồ Chí Minh bằng tất cả các ngã, từ đông sang tây.
Trực thăng vận vừa tới bầu trời Lào, thì rất ngắn phút giây sau tin từ tiền tuyến cho hay 2 vị sĩ quan cao cấp, Trưởng Phòng, 2 phần hành nồng cốt đã tan thân trong khói lửa, đó là Đại Tá Cao Khắc Nhật, Trưởng Phòng 3, và Trung Tá Phạm Vy, Trưởng Phòng 4.
Quan 6 Cao Khắc Nhật là anh họ Cao của...tôi, còn Trung Tá Pham Vy là anh hay em của Chuẩn Tướng Phạm Tất Tư Lệnh Biệt Động Quân toàn Quân Lực VNCH.
Đã sau Tết Nguyên Đán, nhưng chưa được hưởng rằm Nguyên Tiêu, 2 bậc đại huynh của QĐI/QK1 chúng tôi như pháo hoa nở tại Nam Lào, buồn quá, chưa bao giờ cuối năm và đầu năm âm lịch ở Đà Nẵng của chúng tôi lại buồn đến thế, sương vẫn ôm kín non sông, chạnh nhớ những gì thân quen, người ngậm ngùi, kẻ khóc than, khổ ơi là khổ, 2 vị phu nhân Đại Tá Trưởng Phòng 3 (Hành quân) và Trung Tá Trưởng Phòng 4 (tiếp vận) với nhà nào cũng một bầy con chưa kịp lớn trong chiến tranh, biết tính sao? Không xa dịp đó, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị gởi ra mặt trận 2 nhân viên hạng giỏi, một là nhiếp ảnh viên, một là thông tin báo chí. Các vị đàn anh tôi như Đại tá Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị, Trung Tá Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến, Trung Tá Trưởng Phòng Chính Huấn và Thiếu Tá Trưởng Ban Báo Chí cùng một số nhân viên trực thuộc đã phải đóng đô ở Tiền Phương Đông Hà - Nên khi phái đoàn trung ương tới, Đại Tá Tham mưu Trưởng hỏi dưới Khối CTCT còn ai để hướng dẫn phái đoàn đi làm phóng sự chiến trường.
Ngồi tại văn phòng đại tá Hoàng Mạnh Đáng Tham Mưu Trưởng QĐI/QK1, tôi nghe được tiếng nói từ đầu giây bên kia trả lời:
- Thì có gì đâu, nếu tổng cục CTCT muốn cho 2 cậu ấy (phóng viên và nhiếp ảnh viên) ra đây (Đông Hà), hay bay thẳng qua "Sê Pôn", thì xin đại tá một phi vụ, tôi sẽ đề cử cô Mỵ Nhân, sĩ quan duy nhất còn ở lại hậu cứ, thêm 1 cô xã hội, và trung sĩ Ba, nhiếp ảnh viên đi theo phái đoàn.
Đại tá Hoàng Mạnh Đang hỏi lại Đại tá Tham Mưu Phó CTCT:
- Như thế có trở ngại gì không? Tôi đưa điện thoại cho cô Mỵ Nhân đang cùng phái đoàn ngồi đây, ông chỉ thị trực tiếp đi nhé.
- Dạ, a Lô, cô Mỵ Nhân hả, từ hôm bắt đầu đi Lào, cô và Phòng Xã Hội còn nằm ẹp ở Bộ Tư Lệnh đấy nhá, phải đi nghe không, dẫn 2 ông Tổng Cục qua làm...phim chiến trường.
Chao ôi, đã lên tới cấp...Đại úy rồi, (bấy giờ tôi mới đại úy thôi) mà từ nan, thì còn gì là sĩ quan, sĩ kiếc chư - Tôi bèn "Dạ" cố, mà lòng thì ngổn ngang, 4 con còn nhỏ, cháu bé nhất mới có mấy tháng - Thôi đi...cha, hăng hái lên nào, sống chết có số chứ.
Chiếc trực thăng...tàng tàng thôi, vì tham chiến nhiều quá, mấy lỗ thủng ở cánh cửa súng máy còn chưa có thì giờ sửa sang, thay vv...chở 8 người, pilot và copilot bảo rằng: trực thăng chở Mỹ mới 5, 6 người chứ lính VN gầy đét, hơn chục người cũng ...không sao.
Me xừ trung úy đi phép Saigon về, đơn vị đi Lào hết, nên phải qua ngay, 3 ông đào ngũ, cần bồi dưỡng ở tiền tuyến 2 ông từ Tổng cục, tôi và ông nhiếp ảnh viên QĐI, cô Xã hội xin đi Đông Hà bằng xe, thay vì đi máy bay.
Mặc đồ trận nên tôi không mang cấp hiệu ngoài con số I La Mã màu đỏ trên tay áo, pilot hỏi trống không?
- Qua tới nơi rồi ở lại hay về ngay. Chẳng ai bảo ai, cùng đáp:
- Về ngay chứ.
Pilot nhìn trời mây:
- Bắt đầu có nắng hôm nay, lạ quá, các "ông "ấy chọn mùa này hành quân mới lạ...hy hữu, đầu năm sương muối, cuối năm gió mùa - Nhưng chẳng lẽ giặc tới mà đợi thời tiết, thôi đi thôi, đi thôi - Trực thăng bay qua một cái eo giữa núi, gió như muốn quất máy bay vào vách đá lởm chởm, ông bạn giữ súng máy với một thắt lưng đạn đồng cứ đăm đăm ngó vào bụi rậm, đoạn thản nhiên nói:
- Hôm trước bọn nó, Việt Cộng đấy, định xơi tôi ở chỗ này, rồi hạ các ông pilot kia, tôi quay một vòng súng máy khạc ra nửa băng đạn, tàu mới thăng bằng qua truông, qua phá-
Ông trung úy đi phép, trở về đơn vị đang hành quân, thốt:
- Mẹ kiếp, không chết ở địa danh nhà, qua tận nước Lèo gởi xác, thì vô duyên tuyệt hảo rồi.
Anh chàng báo chí quân ta, bèn xả bài chiến tranh chính trị ruột:
- Biết đâu trung úy tới trận tiền, gặp cuộc chiến lớn, bèn vinh thăng đại úy ngay thôi, khỏi cần tính điểm dự tranh.
-Tôi không mong à nghe. Cái kiểu thăng cấp không được ngó, bọn này gặp nhiều rồi, Nam Mô, lạy Chúa, cho con xin 2 chữ bình an là phước lắm đó.
Cặp pilot có vẻ suy tư, lại trông trời ngắm đất, tới Huế, còn tạt vào kiếm thêm xăng nhớt, hút giải khuây chút khói buồn.
Máy bay chạy xéo, theo đường chim bay, mà vẫn bám sát quốc lộ 9-
Pháo ta, pháo địch đang mặc sức khạc lửa"luân hồi"- Hỏa Châu bay giữa ban ngày- Chẳng ai còn thiết nói đùa, me xừ súng máy nhả chơi vài viên đạn đồng cho có vẻ làm chủ tình hình.
Bỗng đà điểu súng máy hét to:
- Cuộc giao tranh cấp vừa đang muốn chặn họng quân ta; chúng muốn đóng cửa vô Lào, quý ông bay cao và ra xa một chút, cho phái đoàn...chụp ảnh, rồi về, kẻo hết xăng...Trời đang xế rồi đấy-
Núi lửa phòng không sớt ngang mũi trực thăng, phi công lả lướt tranh như bắt kịp điệu luân vũ... chậm.
Qua biên phòng thì cũng được, nhưng chẳng thể gặp ai lúc đó, tất cả dành cho Đánh và Đánh- Phái đoàn muốn...thị sát chiến trường hay phải gặp cho được một cấp chỉ huy nào đó, xin cho biết. Có tiếng đáp:"Không cần, để liên lạc lại sau"- Trở về Huế, vô trung tâm hành quân dự cho phải lẽ, rồi...về-
Mù từ núi trôi ngang ra biển, máy bay...bò quanh đèo- Máy ảnh bấm như để lấy hình triển lãm.
Hawthrone 30-12-2011
Cao Mỵ Nhân