Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

NHỮNG MỐI TÌNH THẾ KỶ

CAO MỴ NHÂN

Cách đây mấy năm, có một vị chủ báo ở tận miền Đông Hoa Kỳ, điện thoại hỏi thăm tôi vài chuyện, vì biết tôi thực sự quen biết với mấy nhân vật, mà cuộc đời của các nhân vật ấy, có đôi chút mơ hồ, để vô tình đi vào huyền thoại, khiến tha nhân cũng mặc nhiên... công nhận tính cách kỷ niệm phong phú, bâng khuâng... bởi nhà văn, nhà thơ tên tuổi, là người của đại chúng, tha nhân mến mộ ai thì tìm hiểu vậy thôi.
Điện thoại rằng:
- Tôi biết bà quen với gia đình 2 nhà thơ Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương, vậy bà có nghe câu: "Tố của Hoàng ơi, Tố của ai? Thế thì Tố là ai, Theo thơ Vũ Hoàng Chương kể chuyện đó đã lâu lắm rồi, nhưng tôi (vị chủ báo) vừa nhận được bài viết của một nhà văn Saigon trước 1975, nói là Tố đó có di cư vào Nam năm 1954, và ngụ tại cư xá Bắc Hải có nên đăng không?
- Bạn (vị chủ báo là phụ nữ) đăng hay không là quyền của bạn, còn tôi thì chỉ biết như vầy, cứ mỗi năm đến ngày 12-6 dương lịch, tôi thường đùa chị Thục Oanh, phu nhân thi sĩ Vũ Hoàng Chương, cũng đã quá cố ít năm nay, rằng: "Tố của Hoàng Ai" đâu rồi?
Cụ bà Vũ, lúc tôi trò chuyện, khoảng thời gian vài ba chục năm trước, nếu còn tại thế là đã quanh số trên, dưới 90 trẻ hơn cũng không thể nhỏ ngang cố thi sĩ Đinh Hùng, vì thi sĩ Đinh Hùng sinh năm 1920, năm nay ở tuổi 91 ông đã mất gần nửa thế kỷ nay, lại là em của cụ Thục Oanh.
- Tố bây giờ cũng thành cụ rồi, có liên lạc đâu mà biết, xưa lắm rồi, ông ấy thích làm thơ thì cứ làm, ông (thi sĩ Vũ Hoàng Chương) còn có bài ca tụng con bé đầm ở bên Tây, hồi đi họp Văn Bút trước 1975 nữa cơ mà, ôi dào, thơ thì cứ Thơ, Đời thì cứ đời, dinh dáng gì mà sợ.
- Sợ gì đâu, em hỏi cho biết thôi mà.
Mới đây, cụ thi sĩ Hà Thượng Nhân cũng mới mãn phần ở tuổi 91 trên cao nguyên San Jose, trời thu muộn màng, ẩm ướt hơi sương, các văn nghệ sĩ thường tới, lui hiên thơ giá rét, lại có dịp làm thơ tán thán, tình tiết kỷ niệm nhớ nhung, lại được phô bày trên báo giấy, báo mạng, gia đình thì đã chu toàn lễ nghĩa tang ma, còn lại bạn thơ với mây bay, gió thổi, bâng khuâng.
Nhà thơ Hà Huyền Chi từ tiểu bang Tây Bắc Hoa Kỳ trong bài phúng điếu thi lão Hà Thượng Nhân, với tất cả tấm lòng của Nhà Thơ đối với Nhà Thơ:
Thơ không nuôi nổi nhà thơ
...
Nhà thơ về với hư không
Còn trên mặt báo vài dòng tiếc thương...
(Hà Huyền Chi)
Vâng, quả là vậy, nếu chỉ sống với Thơ thôi thì không biết làm sao...tồn tại được, vì thơ không nuôi nổi nhà thơ, nếu ở Hoa Kỳ không có các khoản tiền đãi ngộ tuổi Gìa, Bịnh và vv...khác, thì chẳng biết có quý vị nào Vịn Thơ mà đứng dậy nổi, nhưng lạ quá chẳng những quý vị làm Thơ, đã đúng là Vịn Thơ đứng dậy, rồi còn khoác áo tâm tư tình cảm cho Thơ mình, thơ người để làm nên huyền thoại, chúng ta, loài người, khác muôn loài khác, là đã sống cho ta, mà còn sống cho người nữa.
Sau khi cụ thi sĩ Hà Thượng Nhân mơ màng về cõi vĩnh hằng thực sự rồi, những ngón tay thơ của bốn phương hồ hải thi sĩ khác đang còn hiện diện ở Chốn Bụi Hồng này, nhìn nhau buồn bã, đếm gió, đếm mây, 91 lần khuê phòng tuyết giá, một vị lão thành lặng lẽ ngồi vào ghế computer, biên thảo đôi dòng nhắn gởi người thơ thủa trăng tròn của thì mới quá vãng Hà Thượng Nhân, không dám gọi Nàng Thơ, vì nàng thơ ấy cũng đã lên cụ cửu thập. Người thơ trăng tròn xưa là một bậc nữ lưu danh gia vọng tộc song tiểu thư sính thơ ca nên đã ghép tên thật của nữ sĩ Hoàng Bích Dư, cùng tên thật của cố thi sĩ Hà Thượng Nhân là Hoàng Sĩ Trinh thành đôi thi khách Song Hoàng (vì cùng họ Hoàng), đồng thời tiểu thư con quan triều Huế còn ký vài bút hiệu khác như Bích Hoàng, Tương Đàm.
Chỉ 24 giờ đồng hồ sau, nữ sĩ Tương Đàm hay Bích Hoàng đã nhờ lưới điện chuyển qua vị lão thành (cũng là thi sĩ Đường Thi) nêu trên bài thơ phân ưu trước tin thi lão Hà Thượng Nhân tử biệt bạn thơ gần, xa khắp cõi.
Bài thơ phân ưu thi sĩ Hà Thượng Nhân của nữ sĩ Hoàng Bích Dư tức Bích Hoàng, Tương Đàm, hiện nay được quý vị văn nhân, thi sĩ ở San Jose hết sức ngợi ca với 2 lý do xác đáng:
Thứ nhất là một bài thơ chia buồn ý tình trọn vẹn nhất, ngôn từ đầy đủ tính chất lễ nghĩa, tình thơ không quá đà lãng mạn, xưng hô không lệch lạc nhân cách mà vì cả hai cụ thi sĩ kẻ ở, người đi đều đã tròn vẹn tình cảm, gia đạo, địa vị xã hội vv...mặc dầu kỷ niệm xưa vẫn trân quý.
Thứ hai là một mối tình thơ có chiều dài năm tháng, đậm đà, mà không dẫn tới điều tắc trách, xem như mối tình thế kỷ.
Tôi vốn hoàn toàn i tờ về computer, chẳng biết cái mạng lưới điện nó mang hình thức, nội dung thế nào-Được bạn hữu thân tình in từ net ra những bài bản cảm thấy không thể thiếu, tất nhiên là những tuyệt phẩm Kiểu Hai Sắc Hoa Ti Gôn của TTKH, nay thơ cũ Tiếng Khóc Đêm Tân Hôn của Tương Đàm Nữ Sĩ viết năm 1943, và bài phân ưu thi sĩ Hà Thượng Nhân quá cố 11-10-2010 của bà thật ...tuyệt tác. "Tiếng Khóc Đêm Tân Hôn " là 10 bài thơ thất ngôn bắt cú, nữ sĩ Tương Đàm viết gởi nhà thơ Hà Thượng Nhân từ thời tiền chiến(1943), thời điểm của khá nhiều huyền thoại Hà Thành Thanh Lịch xa xưa, nào là Trống Mái, Tuyết Hồng Lệ Sử vv...nếu như Trống Mái cho là chuyện hư cấu diễn tả thiếu nữ thành thị, cứ nhất định thích anh chàng ở làng chài lưới ven biển khơi, chỉ vì anh ta to lớn, vạm vỡ như thần trùng bão táp, thì Tuyết Hồng Lệ Sử lại là chuyện thật.
Tiểu thư Hà Nội Tuyết Hồng chính là chị gái thứ 2 của Nữ sĩ Thục Oanh phu nhân thi sĩ Vũ Hoàng Chương, tức là chị nhà thơ Đinh Hùng, được cụ cố họ Đinh đã từng làm tham sứ ngoại giao Việt Nam đầu thế kỷ thứ 20 ở Phi Luật Tân, cho nên tờ khai sinh của nữ sĩ Đinh Thục Oanh ghi nơi sinh là Philippine, thế thì Đinh lão bá quyết định gả tiểu thư Tuyết Hồng cho bậc nam nhi trẻ trung, tuấn tú Võ An Đạm (em cu Võ An Ninh), thật môn đăng hộ đối. Nhưng ngày hôm sau đám cưới, cô dâu Tuyết Hồng sẽ về với chú rể Võ An Đạm, thì ngày trước, tiểu thư Tuyết Hồng đã gieo mình xuống Hồ Tây, thiên tình sử đầy lệ này, tôi vẫn nghĩ là cũng ở trong bảng phong thần dân gian ngoài Bắc.
Nào ngờ, đầu năm 1984, chị Thục Oanh rủ tôi từ Úc Viên theo đường Nguyễn Minh Chiếu tới nhà cụ Võ An Đạm, vốn cũng là một nam tài tử không chuyên thời trước 1975 ở Saigon, sau khi thăm viếng, 2 chị em ra về, chị tâm sự với tôi:
Lẽ ra bà Tuyết Hồng là chị của mình, làm vợ ông ấy (Võ An Đạm) đấy, nhưng bà Tuyết Hồng tự trầm ở Hồ Tây, tạo nên câu chuyện Tuyết Hồng Lệ Sử, Cao Mỵ Nhân có nghe không?
- Có chứ, ai mà ngờ thế, còn cụ bà Võ An Đạm bây giờ thế nào?
- Thì mình vẫn tới lui thăm hỏi sắp đi xuất ngoại rồi, ông bà ấy tử tế lắm.
Rồi thời gian rất ngắn sau, chỉ còn vài ngày nữa 2 cụ Võ An Đạm sẽ lên đường đi Mỹ hay Canada, tôi không nhớ, thì một buổi trưa mùa hạ năm đó, cụ Võ An Đạm đã ngủ quên không dậy nữa-cụ bà phải vô nhà thương,và thân nhân tạm dấu chuyện cụ Võ mất sau vẫn tiễn cụ bà ra sân bay xuất ngoại, đồng thời vẫn quàn cụ Võ An Đạm ở chùa Đại Giác, rồi một người cháu họ lo tang ma cho cụ.
Những thư mục Tiếng Khóc Đêm Tân Hôn, Tuyết Hồng Lệ Sử vv... là những tình tiết truyện, kiểu: Áo Người Trinh Nữ, Đám Cưới Ma... vv... thực đấy mà hư cũng đấy -Chuyện đời đơn giản đã chẳng giản đơn, thì chuyện Thơ Tình Thơ lại càng huyền hoặc. Nếu cuộc đời, không có huyền thoại thì văn chương giảm đi phần nào ý nghĩa phong phú, thơ ca giảm đi điều mơ mộng, mỹ miều.

Hawthrone 2-10-2011
CAO MỴ NHÂN