Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

PHƯƠNG TRỜI CŨ

CAO MỴ NHÂN

Thường ở tuổi thanh niên, tức tuổi còn xanh, hay tuổi trẻ, bất luận nam hay nữ, bảy mươi lăm phần trăm trên tổng số hiện diện trước đám đông thì vui đùa thỏa thích, lạc quan, yêu đời...
25 phần trăm (25%) còn lại, chia ra theo thứ tự:
- 5% bệnh thể chất
- 5% bệnh tinh thần
- 5% tính nhút nhát, nhu mì
- 10% còn lại là những thanh thiếu niên bình thường, đôi chút khôn ngoan, nhưng không tích cực, năng động.
Cũng ở 10% này, đôi khi còn có những nhân vật tiềm ẩn xuất chúng, khinh bạc, đồng thời lại có những nhân vật mang đầy tính thiện cảm, tự trọng, dễ rơi vào hoàn cảnh cô đơn, cô thế.
Thủa còn nội trú trong trường ma soeur Caritas, chúng tôi luôn có những buổi học tối kiểu thảo luận với nhau, từng lớp riêng có ma sơ giám thị chủ tọa, tôi hay lo lắng, lỡ mình bị quy kết vào thành phần thiểu số nêu trên, một phần tư nhân số đặc biệt trong cuộc đời, vì từ thời còn chưa 10 tuổi, tôi đã chỉ thích được hòa vào đám đông, tập thể bất cứ bạn bè trang lứa với tôi. Do đó, tôi cứ cố gắng từ hình thức đến nội dung (suy nghĩ, tâm tư tình cảm) cho giống với bạn bè.
Thí dụ: tôi xin vô đoàn Phật Tử từ tuổi oanh vũ, lên tới thiếu nữ áo dài lam, xin gia nhập hội nữ Hướng đạo Việt Nam ở Saigon, tham gia các ngành từ ấu, thiếu lên trang đoàn...
Cảm thấy chưa đầy đủ tính cách đại chúng, phổ thông, tôi còn xin vô các đoàn thể thanh thiếu niên khác nữa. Đến nỗi đồng phục và các đồ dùng liên hệ của các đoàn thể tham gia, tham dự, chứa đầy nhà.
Sau những ngày đi học là những ngày đi sinh hoạt, khoản tiền ba tôi cho ăn sáng, mua sách vở thêm tôi đã phải chắt bóp để đóng nguyệt liễm, niên liễm và linh tinh khác nơi các đoàn thể.
Thành việc tôi thi vào trường cán sự xã hội Caritas, để rồi tham gia phục vụ công tác xã hội trong Quân lực Việt nam Cộng Hòa là...lẽ tất nhiên, con đường tiến tới một đoàn thể lớn nhất, một tập thể vĩ đại, đầy phẩm chất kiêu hùng, lạc quan, tin yêu, nhân cách trong thời loạn, còn gì phải chọn lựa trong tuổi thanh xuân như tôi đã trình bày ở trên.
Cứ thế, tôi làm việc xã hội trong Quân đội không ngưng nghỉ ở QĐI/ Quân khu 1 chúng tôi, những năm chiến tranh khốc liệt nhất, từ 1965-1975, đã quen tai nghe đạn pháo, nên những hình ảnh có tính cách ôn nhu, hòa nhã, thảnh thơi, nhàn hạ hình như mang vẻ chậm chạp, đối với tất cả quân nhân các cấp vùng hỏa tuyến.
Một ngày đẹp trời đối với chúng tôi là một ngày nắng không gay gắt, hay mưa không lũ lụt, và cụ thể hơn, là một ngày không nghe thấy những tiếng nổ cảu súng, đạn, cứ tạm tả thế cho vui tươi đời lính.
Đại tá tham mưu phó chiến tranh chính trị QĐI/QK1 trong buổi họp thường xuyên mỗi tuần, năm đó, trước mùa hè đổ lửa, giới thiệu với các trưởng phòng, ban trực thuộc một chuẩn úy mới ra trường, rất trẻ, và rất bạch diện, thư sinh được thuyên chuyển từ Tổng cục Chiến tranh Chính trị ra Bộ Tư lệnh QĐI/QK1 giữ chức vụ Chánh văn phòng cho ông, đại tá Phan Phiên:
- Tôi xin giới thiệu với anh em, Chuẩn úy Nguyễn Cầu, sẽ làm chánh văn phòng khối CTCT chúng ta.
Chuẩn úy Nguyễn Cầu đứng nghiêm chỉnh, đưa tay chào chúng tôi, quý vị Trung tá Trịnh Thiên Khoa, Trần Hữu Phước v..v chìa tay bắt tay Nguyễn Cầu, mọi người vui vẻ chào mừng... lính mới. Lính mới ở đây không phải từ Trung ương ra, mà mới cả từ thâm niên quân vụ, quần, áo, mũ, giày và cặp lon Chuẩn úy cũng mới luôn. Nguyễn Cầu thanh tú, xinh trai, làm chánh văn phòng là phải rồi, lại xuất thân từ Đại học Chiến tranh Chính trị Đà Lạt, thì đường lối sinh hoạt chiến tranh chính trị nhất định phải thuộc lòng, đồng thời phải có nhiều sáng kiến, mặt khác, phải văn ôn, võ luyện, tay loa, tay súng, thông thạo, tháo vát, và uyển chuyển theo phương châm cụ Nguyễn Trãi, xa hơn, binh thư học thuyết phải tu luyện kiểu ...Khổng Minh.
Nhưng Nguyễn Cầu không năng nổ, không ồn ào, không áp đảo tinh thần đối phương được, lúc nào cũng giữ phong cách Chuẩn úy mới ra trường, từ tốn, điềm đạm, viết văn thư cứ suy đi tính lại, khiến Đại tá tham mưu phó CTCT của ...tôi phải nhắc nhở hoài:
- Ngôn ngữ nhà binh không cần phải lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu đâu, tôi chờ câu viết lâu quá, đưa đây, tôi thảo cho cậu một câu một lần làm cái mẫu, rồi cứ thế, cậu thay đổi một số sự việc.
Nguyễn Cầu lại nhỏ nhẹ cười nhưng rất trang nghiêm, phép tắc quân kỷ, cụ Phân Phiên sốt ruột:
- Được rồi, được rồi, làm như vầy, đem qua cho tui nó đánh máy ngay.
Dịp khác, cụ Phan kêu tôi lên, cụ vẫn giữ vẻ mặt nghiêm trang mà ngôn từ thì xốc nổi:
- Này, tôi nói cho mà biết, nếu cái phòng Xã hội của cô mà được phép có phụ tá là nam quân nhân, thì tôi biệt phái ngay Chuẩn úy Cầu về đó làm việc, cậu ta nho nhã quá, Đại tá Nguyễn Hữu Duệ Tham mưu trưởng Tổng cục Chiến tranh Chính trị cưng lắm, nhưng ổng Duệ dư cấp số, đưa Nguyễn Cầu cho tôi, nay tôi cần một chỗ gửi cậu ta.
- Thưa Đại tá, bên văn phòng Hội Bảo Trợ Gia Đình Binh Sĩ của bà Trung tướng Lãm, cần một người giỏi viết và nói cả Anh lẫn Việt ngữ, vì hay liên lạc với các cơ sở Hoa Kỳ và Việt Nam.
- Thì cô trình bà Trung tướng Lãm đi, Nguyễn Cầu xứng đáng với phương vị ấy.
Sau đó, Chuẩn úy Nguyễn Cầu được điều qua văn phòng, Hội Bảo Trợ Gia Đình Binh Sĩ QĐI/QK1 làm việc. hai năm sau, cuộc di tản chiến thuật từ Huế vô Đà Nẵng, mùa xuân năm 1975, Đại tá Nguyễn Hữu Duệ giữ chức tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Thừa Thiên, ông đã mời những chiến hữu chiến tranh chính trị một thời từng sinh hoạt với ông do Tổng cục CTCT về Huế làm việc, như Trung tá Cao Điền làm tham mưu trưởng Tiểu khu Thừa thiên, vân vân và vân vân khác, tôi quên bẵng Chuẩn úy Nguyễn Cầu, không biết có từ Đà Nẵng ra Huế giữ chức vụ gì không- và chắc Cầu đã thăng cấp theo đúng nghị định quân đội thường xuyên của các quân trường.
Cuộc đổi đời đã phân tán quân cán chính VNCH vô các trại cải tạo- Bảy năm sau cuộc đổi đời 30-4-1975 tức là vào khoảng đầu thập niên 80 Thế kỷ trước, một chiều mưa gió ở Saigon, tôi đang đứng co ro trước cửa chợ Tân Định để bán mấy thứ gia dụng của nhà, nay không dùng nữa, thì một chiếc Cyclo đậu ngay trước mặt:
- Chị Mỵ, chiều tối rồi, chị có về không, em chở chị về.
Tôi nhìn ra Nguyễn Cầu, tuy mặc quần áo lao động khổ cực, những cẫn nụ cười trên khuôn mặt cũ, thanh tú, hồn nhiên, đặc biệt là đạp xe cyclo mà cũng chậm chạp, nhàn hạ mới lạ.
- Chị có đi cải tạo không?
- Còn cậu thế nào? Đi tù bao lâu?
- Em mới về này.
Về tới cửa nhà, tôi mở túi cách, kiếm tiền trả thù lao cho Cầu, cậu ta phì cười:
- Thôi chi, chị em gặp nhau là mừng rồi, em tặng chị cuốc xe đó, em đi đây.
Cầu quay xe, thong thả đạp xe đi trở lại con đường cũ, tôi chưa kịp ghi địa chỉ Nguyễn Cầu, cho tới bây giờ, chẳng biết người em khoan thai, nhàn hạ đang ở đâu- Nguyễn Cầu có đang ở miền đất hứa nào trên thế giới Tự do này, có lẽ nào em còn kẹt lại Việt Nam.
Và tôi ngẫm nghĩ: Dù chậm chạp hay lanh lẹ, vẫn là phong cách riêng của Tạo Hóa chia phần cho mỗi người thôi.
Hawthorne 21-8-2011
Cao Mỵ Nhân.