Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TRỞ VỀ TÌM CHAPA

TRONG KÝ ỨC

 

CAO MỴ NHÂN

Chỉ là một dòng sông cạn, dưới xa là những bụi rậm, có vài ba cây mọc cao, vòm lá xanh vượt khỏi đôi bờ, có khúc nước chảy mấp mé, có khúc lòng sông lại khô queo...
Cũng chỉ vì sông cạn uốn quanh co, bọc sát biên giới Việt Trung, nên gọi là sông, chứ đúng ra phải kêu là việc. Con việc dài thoòng, có đoạn ốm tong teo, giây mây kết rối vào nhau, chạy từ bờ bên này vắt qua bờ bên kia, bền chắc như chiếc cầu treo, dân bản thổ có thể dắt ngựa men theo cầu mây đó, qua biên giới một cách giản dị, thảnh thơi...
Tôi vẫn nhớ từ hơn nữa thế kỷ nay, một Chapa trong ký ức. Chapa của mẹ tôi với rừng hoa đào cánh kép, mầu hồng phớt của hoa, nhưng sắc đào tươi hơn hơn bất cứ nơi đâu mà tôi đã thấy, hoa đào ở trung du Bắc Việt, ở cao nguyên Đà Lạt, hay khi tôi đã có dịp ra khỏi quê hương, hoa đào Nhật Bản, ở miền Đông Hoa Kỳ, tất cả đều mong manh...
Hoa đào cánh kép ở rừng Xuân Viên quanh Chapa, thuộc tỉnh Laokay ngày xưa, sau thiên hạ lại đổi là Sapa, Hoàng Liên Sơn. Chính là Hoàng Liên Sơn là tên dãy núi Fansipan cao 3142m, có đôi khi tuyết phủ đầu non.
Tết Giáp Thân, năm ngoái, 2004, thiên hạ đồn rằng Sapa, tức Chapa xa xưa của tôi, có tuyết. Khách du lịch cả từ ngoại quốc lẫn trong nước trực chờ trên Chapa để xem tuyết Việt Nam.
Ngộ ơi là ngộ, người đi tam đảo ngũ hồ, đông tây năm bắc, năm châu thế giới, đã từng ở Ba Lê, Mạc Tư Khoa, Đông Kinh, Hoa Thịnh Đốn, v.v. mà lại cứ chờ xem tuyết Chapa, cố hương của tôi.
Thế rồi thì tuyết thẹn, tuyết trốn luôn, tuyết từ xa xưa trong ký ức chỉ là những bông nụ trắng bay ào xuống một lúc, tan ra thành nước, vì chưa đủ lạnh để giữ lại, hay phải thêm nhiều lần như thế nữa, tuyết bay như sương rơi, rồi đọng lại ít nhiều thời khắc cho đỉnh Fansipa kịp ánh lên sắc bạc tuyệt vời.
Tôi cũng có mặt ở Chapa mùa xuân năm ngoái, tay vịn một cành mây, đứng bên này sông cạn, ngó qua phần đất buồn tênh, có tên là Cốc Lếu.
Tôi còn đang tưởng tượng lại 54 năm xa xôi, căn nhà của ba tôi vuông vắn, bê tông cốt sắt, mái bằng, cửa kính dày phía trước, lưng nhà dựa vào vách núi có tên là đồi Sún, hoa sún mầu tím bông bèo trải kín một mặt đồi, nhiều nhất và đẹp nhất vào khoảng tháng 3 tây.
Nhưng đó là khía cạnh riêng của Chapa sau lưng nhà ba tôi. Còn điều tôi muốn đề cập tới Chapa dù trong ký ức hay ngoại thực tế, mùa xuân tôi trở về tìm lại khung cảnh thủa ấu thơ, ấy là mầu hoa cánh kép.
Có lẽ rừng hoa đào này đã vô tình xóa mất lằn ranh biên giới 2 tỉnh Văn Nam bên Tầu, và Laokay nói chung, hay Chapa nói riêng của tôi.
Vẫn là chuyện ngày xưa, trước 2 cái mốc lịch sử 1945 và 1954, mà tôi và người chị gái, tên giống nhau, chỉ khác có dấu ngã và dấu nặng, chỉ tôi là Mỹ, còn tôi là Mỵ, chúng tôi đã dắt nhau đi chơi tung tăng, biền biệt nơi các rừng hoa đào cánh kép đó, cho tới lúc ba tôi phải nhờ vả hàng chục người Mèo, mà bây giờ thiên hạ gọi là người Dao, để đi tìm hai chị em tôi.
Chúng tôi còn bé lắm, chị Mỹ luôn luôn hiền lành hơn tôi, tôi thì ưa phiêu lưu, ngay từ bé, đã mê hoa, cứ chạy trên lối hoa rơi, vào sâu lòng rừng, dù đó là rừng thưa.
Nay đứng trên bờ sông cạn, đếm mãi xem có bao nhiêu gốc hoa đào còn sót lại, còn bao nhiêu thân cây khác bị phát quang, tất nhiên lý lẽ thực tế vẫn là phải trồng những loại cây gì cho có lợi tức, kể cả cây nha phiến chẳng hạn.
Hoa đào cánh kép, chỉ là một loại cây kiểng đại trà, tức là hoa kiểng chung của đại chúng, và chỉ nở vào mỗi mùa xuân. Thế thì có ích gì đâu, bất quá chỉ đốn cả rừng cành đào đi bán cho người trưng bầy hoa Tết, số thu hoạch cũng chẳng là bao, nên thà trồng lồ ô, nứa, bương để lấy măng, hay dùng diện tích đất ươm nấm, mộc nhĩ, v.v.
Và thế là rừng hoa đào cánh kép vốn bạc ngàn kia, bởi mầu hoa đã gạt phăng đi lằn ranh biên giới, đã giúp cho dân buôn lậu từ Việt qua Tầu và ngược lại, chuyển hàng đi như hành quân bí mật, có gọn gàng lắm thì cũng như khách du lịch lãng đãng, phiêu bồng, không cần visa quá cảnh.
Tuy nhiên, đoàn quân buôn lậu này không phải dồn dập, cũng không phải thảnh có lúc, đôi khi, mà sự việc vẫn xẩy ra hằng ngày, bởi vì quá lâu rồi, nói tới Laokay là nói tới chuyện sang Tầu, còn bàn ngang Lai Châu, thì chỉ muốn qua Lào ngắn gọn. Nhưng, rừng thiêng nước độc, cho dẫu không bị kẹt vì thông hành hợp pháp, cũng chết vì hổ, rắn, vắt, muỗi, v.v. nên hành trình nguy nan.
Tôi chưa rời khỏi bờ sông cạn, dân bản thổ nói, hôm xưa mưa lũ làm vỡ nguồn, nước sông cuộn sóng tràn bờ, đổ tràn, làm cây lật, đá lở ngổn ngang, con sông này chỉ là vết tích thiên di của lũ chảy ồ ạt, vội vàng, tạo thành một lối đi quen mang sắc mầu hoang hóa.
Dân bản thổ nhặt một hòn đá, ném qua bờ bên kia, bầy chim núi ùa bay ra xa hơn chỗ đậu trước, kêu lên những tiếng buồn ai oán, u sầu.
Bấy giờ có lũ trẻ con đánh đu trên một đoạn cầu qua... biên giới, tôi nhắc khẽ:
-Cầu Mây.
Giọng trầm cảm của một khách du vốn là Hoa Kiều ở Chợ Lớn trước 1975, nay từ Hoa Kỳ về lại Việt Nam, tìm ngôi nhà ba tầng cửa sắt ở Quận 5, nay trở thành công ốc gì đó, âm vọng hắt hiu:
-Phù Kiều.
Tôi sáng mắt lên, đúng, trên con sông cạn này, có một chiếc cầu mây và chòng chành đến nỗi đã có người đặt tên cầu đó Phù Kiều, tức cầu nổi, dù không phải cầu phao thả trên sông.
Xế chiều, tôi đứng thẩn thơ trước cửa nhà ba tôi ngày xưa. Phải công nhận là căn nhà bền đến nỗi
trên nửa thế kỷ đạn bom biên giới mà không sập được, cách nhà không xa, là sở máy điện và sở máy nước, nơi làm việc của ba tôi từ thời Tây.
Con đường dốc trước mặt nhà, nối từ rừng hoa đào cánh kép xuống thành phố Chapa, mỗi mùa xuân, tôi được đứng trong nhà kia, nhìn qua cửa kính, xem đám rước Mèo. Họ múa may, quần áo, khăn đội đầu, thắt lưng,.. bằng vải thổ cẩm sặc sỡ. Tôi hỏi người dân bản thổ:
-Lâu nay có lễ hội, rước không?
-Lâu lắm mới có một lần.
-Thủa bé tôi ở đây, có bà đồ Mèo nhà sát rừng, phía chợ kia.
-Lâu quá rồi.
Quý vị sẽ ngạc nhiên, tại sao tôi cứ nhắc đến rừng Chapa với hoa đào cánh kép, và như vậy Chapa ở cạnh rừng, hay trong rừng nhỉ?
Tất nhiên địa danh tỉnh Laokay thì rộng lớn rồi, tôi chỉ diễn tả riêng địa phận Chapa của tôi thôi - Xin thưa, chính là làng nghỉ mát Chapa do người Pháp ở miền Bắc VN đã đặt, thậm chí còn nhờ thông ngôn dịch ra theo cái ý nghĩa của thành phố bé nhỏ đó thôi, là Xuân Viên, tức là Vườn Xuân vậy.
Song le, muốn đất đai là Vườn Xuân thì mầu sắc phải thế nào chứ, chính là cái mầu hoa đào cánh kép tươi mát và rực rỡ mỗi xuân về.
Ba mẹ tôi đã sinh chị em chúng tôi ở cao nguyên Chapa ấy, trong giấy khai sinh chúng tôi đều có những dòng chữ được đánh máy bằng tiếng Pháp, rồi lại chua thêm tiếng Việt ở dưới các dòng Pháp trên - nơi sinh: Xuân Viên - Chapa - Laokay.
Chữ và tên gọi là Chapa đã gắn liền cuộc đời tôi, vì từ phần đất xa xôi đó, tôi đã được sinh ra, lớn lên, rồi đi, nay có dịp trở về ngắm lại nơi sinh của mình, khung cảnh đẹp như một trời thơ đầy hoa mộng, tươi mát như mùa xuân bất tận, bởi sắc hoa đào miên viễn, mông lung...
Hawthorne, ngày 25 tháng 11 năm 2004
CAO MỴ NHÂN