Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

CHE MƯA CHO TƯỢNG PHẬT

 

CAO MỴ NHÂN

Trong văn chương cũng như ngoài cuộc sống, chẳng bao giờ tôi thích đọc hoặc viết những điều gì có tính cách nửa chừng, khi ma ma, lúc Phật Phật, làm như là phải khó hiểu, mơ hồ, mới có nhiều đối tượng say đắm, si mê, để được... ngưỡng mộ chẳng hạn.
Vi thế, tôi không dám thân quen quý vị khởi đi từ những bước văn khoa, thong dong trên hành lang triết lý, mà sở học thì chao ôi, biết nơi nào để gọi là bờ bến.
Mỗi lần quý vị ấy đàm thoại với bất cứ ai, đều đọc hàng loạt tên tuổi của hàng loạt triết gia gốc Đức, Ấn Độ, Trung Hoa... rồi gật gù phê phán, cho rằng những vĩ nhân Thế giới triết ấy, chưa đáng làm thầy mình, hay chỉ đáng làm học trò của quý vị, mà quý vị đâu thèm nhận... đệ tử vậy.
Để bắt kịp tư tưởng bác học cao siêu, một thợ thơ bậc Top, đã say ngây ngất chữ nghĩa, biểu diễn tài thơ bất hủ của ông ta, nơi cái xã hội có nhiều đỉnh cao nhọn hoắt, chọc thủng đươc hàng loạt trí tuệ, rằng:
Ta ngồi trên mặt trời
Đưa tay ra, tát vào mặt trăng...
Mới nghe tới đó, tôi sợ trận mưa cuồng, bão loạn, sấm sét kinh hoàng, làm nổ tung trái đất vốn lâu nay phải quay chung quanh mặt trời để nhận ánh sáng từ cầu lửa vĩ đại tuyệt đối này, ngoài ra, trái đất thân yêu của... tôi, còn phải tự xoay quanh chính cái lõi của nó mà tôi xin tạm thần phục cái lõi của trái đất, kêu lõi trái đất là cái sống lưng chung của các phần đất đai sông núi, biển khơi, trên những phần đất đó có loài người phức tạp, được Tạo Hóa nhào nặn ra, mà cứ muốn trổ tài khôn lanh, phủ nhận công trình đấng tạo hóa một cách hỗn hào ngu xuẩn như 2 câu họ gọi là Thơ nêu trên.
Mặc dầu tôi rất kính phục quý vị bác học ngôn ngữ, thông kim, quán cổ, nhưng chớ có ỷ vào một chút khả năng hơn người, hoặc khác người có nghĩa là không bình thường, khinh chê thiên hạ dốt nát, còn mình thì kiệt xuất, tài ba.
Vì thế, đôi khi tôi phải tìm về một cửa tam quan, để nhìn vào trong chùa, rồi ngó ra ngoài lộ, nghe thử lòng mình bất ổn hay yên lành phần nào, nơi xã hội đầy rẫy những sự kiện nửa đời, nửa đạo... sát cánh bên nhau, như là thân thiết lắm, mà vẫn hại nhau.
Thủa còn gian nan trong các trại tù cải tạo, hẳn không ít quý vị tình cờ, cố ý hay mặc nhiên đọc một cuốn truyện mà tên sách đơn giản là Ruồi Trâu, nhân vật chính là một thanh niên trưởng thành trong hoàn cảnh vừa là nhà văn, vừa là nhà báo. Anh ta, nhà văn nhà báo đó nhắm vào một vị linh mục để đấu tranh cho lẽ phải- bởi lí do rất bình thường là anh nhà văn nhà báo được nêu, được biết vị linh mục chính là bố anh, nhưng bố anh không nhận anh.
Qua những trang sách Ruồi Trâu, độc giả được đọc 2 tác giả, một cứ ca tụng vị linh mục, một đả phá nhà tu kịch liệt, ai cũng nghĩ là 2 người viết, nhưng chỉ linh mục biết rất rõ, cả hai tác giả đều vẫn là anh nhà văn, nhà báo, con trai ông.
Do đó, thực hư, chân giả của bất cứ nhân vật nào trên đời, thì chính nhân vật đó biết, và phải biết, có điều không ai dám tự nhận một sự thật, đã vậy còn đẩy nhau và đẩy chính mình vào cõi mơ hồ, bí hiểm- Hay trong con người ta, lúc nào cũng có lẽ thiện, ác xung đột.
Có một vị tu học... uyên bác đã thốt:
- Ngay giữa lúc lâm chung, Ma Phật vẫn giành nhau cái xác, mà chẳng bên nào quyết định được, chỉ chính cái xác đó, để phần tất thắng cho ai, thành cái xác và thân nhân đọc Kinh, niệm Phật liên tục là vậy.
Sư cô Thích nữ Trí Hải tức dịch giả Tôn Nữ Phùng Khánh và em cô, Tôn Nữ Phùng Thăng, cũng là một sư cô, 2 vị đã dịch Câu Chuyện Dòng Sông của Herman Hesse, để diễn tả âm vang của dòng sông đã như nói lên tình tiết truyện đôi bạn đi tìm đạo.
Một vị đã quyết chọn đường tu, thì chỉ cần Khởi Thủy và Kết Thúc đi trên con đường đó.
Vị kia, vâng, chính là người đã đứng sát cửa Tam quan, song, cứ còn lẩn quất niềm suy nghĩ về một thế giới khác, ông ta không thể ở lại Chùa, khi còn tư tưởng hồ nghi. Lại cũng là một Ruồi Trâu, muốn thốc vạt cà sa, xem mặt trái của y trang phẩm phục này có trước, sau như một, nên tới cuối đời, vẫn chưa tìm ra chân lý.
Hôm đó, lâu rồi, tôi mang một món quà nhỏ của một bạn cùng quy y ở chùa nhỏ bên sông Bình Lợi, về SaiGon, để trao thầy Thích Đạt Đạo, trụ trì ngôi Chùa trên.
Chiếc xe Honda lách qua cả chục lối đi toàn cỏ tranh cao ngập đầu người, người lái xe bảo rằng, vì địa điểm này đang được giới thương mại thuộc chùa Đài Loan khai phá, nên ngôi chùa nhỏ mà tôi muốn tìm, có thể đã ở trong khuôn viên chùa Đài Loan rồi- Vừa nói thì mái tranh đã cũ nát của Chùa tôi tìm, đã hiện ra có bảng hiệu Chùa Pháp Hoa nền vàng, chữ đỏ.
Tôi mừng quá vì gặp lại vị thầy năm xưa, thủa đó ngài là Đại Đức, áo màu nâu phai cũ kỹ như mái chùa. Tôi hỏi Đai Đức là đã có Chùa Pháp Hoa ở đường rầy xe lửa, nơi thi sĩ Phạm Thiên Thư một thời ẩn tu, sao thầy đặt tên là Pháp Hoa cho chùa- Còn ngôi chùa to bự chảng của Đài Loan với quang cảnh và kiến trúc y như chùa Đài Loan ở Los Angeles thì xây bao giờ mà đã hoàn tất, trong lúc chùa của thầy từ buổi tôi chưa qua Hoa Kỳ tới bây giờ vẫn còn dang dở.
Đại Đức Thích Đạt Đạo nói rằng với công việc dựng Chùa thì xong hay chưa xong không phải là điều thôi thúc, có khi chỉ ở một mảnh đất trống, một túp lều..v.v..vẫn có sự hiện diện của Phật. Pháp danh tôi là Thích Đạt Đạo, thầy giới thiệu, nhưng vẫn có thể có một vị Thích Đạt Đạo khác, và vẫn có thể có một chùa Pháp Hoa khác- Đã đề cập tới chữ Chùa, thì tam bảo thể hiện cái chung, đã khẳng định cái chung- là không nhất thiết chùa phải mang tên gì, có điều để đê tử dễ tìm đến Chùa, thì Chùa phải có danh xưng, thầy phải có pháp danh..v.v..
Tôi ngó lên bàn thờ, duy nhất tượng Phật bằng đồng, cao độ 8 tấc, chuông mõ khiêm tốn, đèn hương, quả phẩm đơn sơ, trái bình bát bên sông và lọ hoa cúc vạn thọ được hái ở vườn trước sân chùa, đã được đặt trên bàn thờ.
Thầy tự pha mấy tách nước trà mời chúng tôi nhấp giọng, thưởng thức hương vị Chùa nghèo.
Rồi tất cả lại theo nhau lùi về xa, sông Bình Lợi, Chùa Pháp Hoa mái tranh, vách lồ ô, sân trồng hoa cúc vạn thọ- Phật và thầy đều hằng ngày nhìn ra sân... Những người đi, những người về, giữ nguyên một trạng thái tâm hồn trong cuộc sống, vì cuộc sống của những người đi, những người về đó, vẫn giữ nguyên trạng thái tâm hồn, nào có đổi thay gì rõ nét.
Chùa và thầy không chờ đợi đệ tử, Chùa ở Việt Nam không có trợ cấp, thầy ở Việt Nam không có tiền hưu, tiền già. Thầy và đệ tử xe nhang phơi đầy ngoài vườn sau. Vườn sau cũng có hoa cải mầu vàng, quả mồng tơi màu tím- Mưa trên sông ào ạt, mưa vào Chùa dột nát- Thầy và đệ tử vui vẻ gì mà cười hoan hỉ thế.
Thì ra, mưa ướt vai Phật, thầy trò đi chuyển tượng Phật, không, tượng Phật vẫn giữ nguyên vị trí, chỗ đứng của Phật- Không thể khi Ma, khi Phật như người được. Nên Đại Đức Thích Đạt Đạo đã phải dùng một tấm ni lông che mưa cho tượng Phật khỏi ướt.
Sau cơn mưa, thì ngài lau tượng Phật, mái chùa sẽ ráo nước, những lốm đốm nắng sẽ rọi qua lớp tranh, chiếu xuống Phật đài những vòng trong sáng rõ.
Hawthorne 11-4-2011
CAO MỴ NHÂN