Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NHẮC CHUYỆN KẺ SĨ

 

CAO MỴ NHÂN

Vào đầu thập niên 90 thế kỷ trước, tôi được người phụ trách phong trào thể dục ngoài trời ở Sân Tao Đàn (Vườn Ông Thượng cũ) mời đến Câu Lạc Bộ Lao Động TP.HCM để ngâm thơ Dưỡng Sinh cho các cụ, các ông, các bà cũ (trước 1975), mới (sau 1975) đang theo tập 48 động tác thể dục ngoài trời nghe, nhân dịp lễ bế giảng một khóa tập, vì bấy giờ tôi đang làm Huấn Luyện Viên ở Câu Lạc Bộ Dưỡng Sinh thuộc Viện Y Dược Học Dân Tộc.
Tới nơi, tôi mới biết là các thành viên và học viên của câu lạc bộ thể dục ngoài trời nhân dịp đó, họ mừng thọ tập thể ba vị quan khách tiếng tăm nhất về các môn thể dục tự phòng bệnh và trị bệnh, là các ông bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, và luật sư Trần Hữu Nghiệp, đều thuộc đội ngũ trí thức thiên tả từ các đầu thập niên 40 xa xưa. Cả ba ông đều xuất thân từ đại học bên Pháp, nay tôn thờ vị Tổ Đông Y là Hải Thượng Lãn Ông, cũng dịp nầy, ban tổ chức có phần tưởng niệm vị danh y quá cố đúng 200 năm.
Ngoại trừ bác sĩ Nguyễn Khắc Viện nói tiếng Bắc, hai vị sau đều là người ... Nam Bộ kháng chiến, nghĩa là các ông đã từng mở phòng mạch ở đường Bùi Viện, văn phòng luật sư ở Sài Gòn thời tiền chiến (?) song cả hai đã đóng của cơ sở hành nghề, vô bưng ngay những đợt tiên phong chống Pháp.
Trước mặt tôi cả ba ông ngồi nơi bàn chủ tọa, trên bàn có giỏ hoa to như chiếc nón lật ngửa, kết toàn bông cúc vạn thọ vàng chóe và thược dược đỏ thắm, song ba ông già lại ăn mặc đơn giản, quần tây cũ, áo sơ mi ngắn tay bỏ ngoài "thùng", đi dép, riêng bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng lúc nào cũng mặc bộ đồ cũ quần tây nâu, áo kaki vàng, bác sĩ Hưởng già hơn hai vị kia cả chục tuổi, nên ngồi giữa.
Điều khiển chương trình là một cựu giáo viên trường Thăng Long Hà Nội, một trường có không ít cán bộ Cộng Sản đã theo học hay làm việc ở đó, như ông đồ Vũ Đình Liên, và bạn đồng song của ông đồ là "đại tướng mặt trắng Võ Nguyên Giáp" của Cộng Sản Việt Nam, lời một nữ ký giả Tây phương khi phỏng vấn ông ta, cựu giáo viên nêu trên cũng là người đưa 48 động tác thể dục ngoài trời từ Hà Nội vô Sài Gòn sau 1975, lại thường yểm trợ đoàn "Thái Cực Kiếm" của nữ luật sư Nguyễn Phước Đại. Bà luật sư cũng đã có tiếng tăm từ trước 1975 ở miền Nam.
Buổi đó, bà luật sư Nguyễn Phước Đại đã ôm một bó bông lớn không kém giỏ hoa đặt trên bàn chủ tọa, bà Đại trao hoa tặng ông luật sư CSVN Trần Hữu Nghiệp, và được ông luật sư này đại diện ba ông chủ tọa đoàn cám ơn: "Tấm lòng của người trí thức miền Nam, bà Nguyễn Phước Đại, luôn hướng về... cách mạng"
Luật sư Trần Hữu Nghiệp tiết lộ rằng: ngôi biệt thự của ông bà luật sư Nguyễn Phước Đại là một "địa chỉ đỏ" đã từng che giấu các cán bộ nằm vùng, hay tạt qua công tác trước 1975. Tuy nhiên, chẳng ai cần kiểm nghiệm điều đó, vì địa chỉ đỏ, hay địa chỉ vàng, cũng chỉ là cách nói sau khi mọi việc đã xong rồi, cho bất cứ ai ở thời buổi nào mà người ta cần nói, để đề cao ai đó, có công với chế độ đương thời chẳng hạn.
Bà luật sư Nguyễn Phước Đại với vóc dáng tròn như quả trứng ngỗng, nụ cười thật tươi, kèm những lời phúc đáp cũng chẳng cần mang ý nghĩa gì quan trọng cho cuộc... cách mạng vĩ đại (!) của "nhân dân ta", vì bà Đại dù sao cũng là một người trí thức, không ồn ào như bà luật sư "vua biểu tình" trước 1975 ở Sài Gòn, nên bà chỉ phát biểu trong vòng thân tình cố hữu, ấy là kêu luật sư Trần Hữu Nghiệp CSVN là "anh Hai", và chúc thọ anh Hai trong nghề luật của bà thôi.
Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng thì lúc nào cũng cười bình dị như cuộc đời "nói với giáo mang ngang vai" của những người Nam Bộ kháng chiến chống Pháp. Ông lấy làm thú vị trước cái tập thể Thanh Niên Tiền Phong bạn ông ngày xa xưa, gồm các ông Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiếng, Đặng Ngọc Tốt (bác sĩ), sau này làm thơ, lấy bút hiệu "Hải Thượng", đặc biệt lớp này có người đến ngày "cách mạng thành công", được nhà nước và đảng cho hồi hưu với căn nhà tồi tàn ở cuối một hẻm nhỏ lầy lội nhất đường Phan Xích Long, Phú Nhuận.
Thật là... phi lý, khi bỏ hết nhà cao, cửa rộng ở Sài Gòn, đi theo tiếng gọi "lên đàng", kết cục ông này ngồi ôm một chân sưng to như chiếc cột nhà, để mặc bà già vợ hầu hạ, ông nằm mơ thấy "Bác Hồ" nơi cuối một đường trăng lạnh lẽo, võ vàng, đưa tay vẫy gọi ông như thủa ông rời đồng bằng sông Cửu Long, đi tập kết, đến thượng nguồn sông Đà vào mùa Đông 1954 ấy.
Bác sĩ Hưởng nhìn bà luật sư Nguyễn Phước Đại, gốc Nam Bộ, gật đầu đánh giá nhanh chóng với tư duy lúc nào cũng trẻ mãi không già, phương châm của khoa dưỡng sinh mà vị bác sĩ này đã nghiên cứu, nói một cách quyết đoán:
- Phải có người nhận xét, những người trí thức phải là những hạt nhân cho xã hội XHCN.
Chỉ có một người ngồi giữa đám đông mà lúc nào cũng lặng lẽ, ông có nụ cười ở thể tĩnh như tranh vẽ, không nhếch môi, cũng chẳng phải là khinh thị, đó là bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, người mà báo chí hải ngoại mới loan tin "Nhà trí thức ly khai mới qua đời tại Hà Nội lúc 2 giờ 45 sáng 10-5-1997, thọ 84 tuổi". Năm đó 1991, ông 78 tuổi, nhân dáng nhẹ nhàng, nhưng vận dụng nội công thì vũ bão, ông đã tự cứu để giữ sự sinh tồn trong nhiều năm trời, bởi vì ông chỉ còn một lá phổi, cùng là phổi thứ hai thì đã bị cắt mất hai phần ba từ lâu lắm rồi.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện rất ít nói, không tại ông chỉ còn hơn một lá phổi, nên không có hơi đâu. Thực ra, có người nói cả hai lá phổi của bác sĩ Viện đều bị cắt xén quá nửa, nhưng vì tôi không thích cường điệu, nên ít nhất, phải nghĩ là ông vẫn còn một lá phổi nguyên chứ.
Tới lượt bác sĩ Nguyễn Khắc Viện có vài lời, dù trong không khí kỷ niệm 200 năm ngày danh y Hải Thượng Lãn Ông mất, với ba nhân vật muốn chứng minh cho thuyết trường sinh, đại thọ bằng tự lực, tự cường là ba vị đương nêu: bác sĩ Hưởng 88 tuổi (nay ông đã 94 tuổi ở Sài Gòn, vẫn múa gậy như chong chóng), bác sĩ Viện 78 tuổi (mới nhất 84 tuổi) và luật sư Nghiệp, ngang lứa tuổi với bác sĩ Viện, ông chỉ tóm gọn những điều ông đã để tư duy làm việc hơi sớm, rằng thế nào là Kẻ Sĩ của... chế độ CSVN, thật là... hữu khuynh khi trở về đạo Nho, khiến luật sư Trần Hữu Nghiệp phải góp ý thêm: "Kẻ Sĩ trong XHCH là biết làm điều... phải, hợp với nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân", năm 91 ấy, miền Nam đã lác đác dư luận đa nguyên, đa đảng, đã có từng nhóm mang ý tưởng cải tiến, canh tân v.v.v... và đã bị chính quyền "tham vấn" khá nhiều, tân bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cũng bị nhắc đến nhiều hơn.
Là một trí thức yêu nước qua bộ Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện có mã hiệu CSVN từ 1963 khi chính quyền Pháp tống xuất về miền Bắc XHCN, nhưng trong suốt hai mươi năm, ông chỉ làm công tác văn học, phụ trách Nhà Xuất Bản Ngoại Văn (1963-1983), là vì CSVN không bao giờ đặt người mang tư tưởng yêu nước chung chung vào các chức vụ quan trọng về mặt chính trị. Với chế độ CS, yêu nước phải kèm theo yêu XHCN, để cùng bắt tay đưa đất nước tôi nghiệp của nhân dân trăm họ Việt Nam vô con đường toàn những chông gai và bảng cấm. Thế nên, nhà trí thức này, chỉ luôn hiện diện trong các lĩnh vực mà ông được mời làm cố vấn hay tham luận mà thôi.
Ông thường từ Hà Nội vào Nam nhiều lần sau 1975, có rất nhiều tổ chức khoa học kỹ thuật, hay thể dục thể thao mời ông đến diễn thuyết hoặc trình diễn các phương pháp thở nội công, bác sĩ Viện đã chứng tỏ cho mọi người thấy sự chịu đựng bền bỉ của một người bệnh hoạn, và đã vượt qua những khó khăn khi giáp mặt tử thần.
Là bác sĩ Y Khoa, nhưng người ta chỉ nhắc đến ông trong các công tác văn hóa xã hội, ông là một nhà trí thức thật, nhưng lại sống như một chiếc bóng bên cạnh chế độ, thoáng hiện, thoáng ẩn, khác hẳn với các ông bác sĩ (miền Nam) đã hiện diện ở chính trường trên địa vị Bộ Trưởng của chế độ Hà Nội sau 54 như bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Hưởng.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện ở Pháp ngót 30 năm, nhưng nhìn ông lúc nào cũng như chưa ra khỏi quê hương, y phục và ngôn ngữ rất đại chúng, những bài thuyết trình của ông viết đơn giản, không chêm ngoại ngữ, khác hẳn nhiều người đã xuất ngoại trở về, bất kỳ ở quốc gia nào, thường hay chêm đệm ngoại ngữ, nhất là Pháp văn, và nhất là ở tuổi cao niên như ông.
Hiện tượng bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đối với đồng bào miền Bắc sống dưới chế độ CS, chỉ là một nhân vật bình thường, có cuộc sống tật bệnh quá cam go, phải tự bảo vệ sức khỏe bằng một phương pháp nghèo nàn, "vô sản" nhất, là Thở, chỉ có vận dụng khí trời làm thuốc điều hòa kinh mạch, nuôi dượng lục phủ, ngũ tạng trong thân thể người ta. Ông cũng chẳng phải là Tố Hữu, để huyễn hoặc dân chúng bằng khả năng riêng của mình, vì bấy giờ và hiện nay đã có hàng chục phương pháp tự bảo vệ sức khỏe, điều hòa kinh mạch, đông dược, nhân điện, dưỡng sinh v.v.v...
Nhưng, những người áp dụng điều hành các phương pháp trên, đã tìm đến bác sĩ Viện, để xem tại sao ông bác sĩ mất hai phần ba lá phổi rồi mà còn sống được.
Thành ra, khó mà tìm thấy điều rõ ràng trong lý lịch chính trị của ông, nếu như ông hay vô Nam, chỉ vì Sài Gòn sau 1975 còn một chút gì từ thời Pháp xa xưa để lại, những con đường, công thự, hay ít nhất tâm hồn người miền Nam cởi mở, gần gũi với Tây phương, mà ông đã phải lưu xứ ở trời Tây, để rồi buộc phải cách biệt.
Có nhiều người vừa mới lớn lên được đi du học, thành danh ở Pháp nhiều chục năm, như bác sĩ Hà, Trưởng Ban Việt Kiều TP.HCM, có vợ là dược sĩ X., sau 1975, hăm hở về phục vụ quê hương. Bà dược sĩ X đã từng lội vô vườn thuốc Nam, hay v.v... khác, nhưng rút cuộc vẫn lâu lâu phải chạy qua Pháp một lần, chẳng phải để thăm ai cả, vì lúc du học là một "chắc" ra đi, nay đã bồng con bế cái trở về quê nhà, nhưng... vâng, họ không thể nào không nhớ cái quê hương thứ hai của họ.
Một lần dược sĩ X. kia, chơi ở Pháp thẳng một lèo đến mấy tháng, làm cho các phần hành liên hệ lo ngại bà ta bỏ luôn xứ sở, chỉ vì xứ sở lạc hậu, nghèo nàn, thiếu phương tiện v.v... kinh khủng, đã cuối thế kỷ 20 mà dân ta vẫn phải thắt lưng buộc bụng đến độ suy dinh dưỡng luôn.
Dược sĩ X. là con gái bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, bà đã ngậm ngùi một nỗi buồn... không tên, vì thân phụ bà mê CNXH, nên bà muốn về phục vụ tổ quốc Việt Nam, song le, những dự tưởng lại không phải là điều mơ mộng, ước mong lâu nay.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện có thể cũng vậy, ông cảm thấy "chả có gì tiến bộ hơn điều mơ tưởng một viễn cảnh tươi đẹp cho quê hương". Cũng bởi hai tiếng đó, ông đã bị ép buộc trở về, vả lại không lý do gì không về khi ông đấu tranh cho đất nước kiểu miền Bắc xưa xích hóa, nghĩa là chưa có chế độ Đảng trị, nói một cách khác là ông cũng như đa số lầm tưởng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc để có được độc lập, dân chủ.
Thế nên, người Đông phương có câu: "Đến chết mới biết được sự nghiệp có gì", thì, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đến chết cũng chỉ được ghi nhận là một dịch giả Truyện Kiều qua Pháp văn, và là người đề xướng thành lập cái trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em ở Hà Nội cuối thập niên 80, chỉ vì xã hội đã và đang tha hóa.
Những nhà "y tế" thích làm văn hóa xã hội, thì chỉ cố gắng được đến đó, nha bà bác sĩ Dương Quỳnh Hoa đi đến cuối đoạn "đường Kách Mệnh" vẫn chưa làm bộ trưởng y tế, dù đã bỏ cả phòng mạch sang trọng ở Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn, để vô bưng, mà kết cục chỉ làm được Giám Đốc Phân Viện Nhi Đồng, tức Bệnh Viện Nhi Đồng 2 (nhà thương Grall cũ). Nên nếu sự nghiệp được kể, tất nhiên đối với quần chúng thì, trước sau vẫn chỉ có một điều là bà dám tố giác với thế giới tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em Việt Nam hiện tại mà thôi.
Song như thế thiên hạ lại bảo: Người ta bất kỳ ở chế độ xã hội nào, đi tranh đấu là cho cái chung, chứ có phải cho cái riêng đâu, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện ở Hà Nội, hay bà bác sĩ Dương Quỳnh Hoa ở Sài Gòn, chỉ là những người thích một đường lối, nhưng không thể thực hiện được, vì chẳng thể đưa những bàn tay không ra che những vết thương cụ thể đó, kể cả ý nghĩa gần, lẫn tư tưởng xa, nếu thích hiều là một lời nói bóng gió.
Nhưng đất nước lại bị đẩy lùi bởi những độc tố của căn bệnh Cộng Sản trầm kha, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã chết khi chưa tìm thấy cái mô hình dân chủ Tây phương mà ông mơ ước, là chính quyền nằm trong tay những người biết thực thi dân chủ, bảo vệ dân quyền, đồng thời, phải thông thạo các sinh hoạt hành chánh, mới hòa bình, tiến bộ, và từ đó, nền độc lập mới thực sự bền được.