Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

ĐI TÌM QUỲ HOA BẢO ĐIỂN

 

CAO MỴ NHÂN

Câu chuyện 108 quân nhân các cấp chính quyền Việt Nam Cộng Hòa được mô tả là những anh hùng bạt mạng thuộc đại đội Báo Đen, Sư Đoàn 1 Bộ Binh, đã không cần ai thúc ai, cứ thay phiên nhau leo lên cột cờ Kỳ đài Huế, để giật rách lá cờ đỏ sao vàng treo gần một tháng trời ở cố đô, sau Tết Mậu Thân 1968, đã khiến đại đội trường và quân lính Báo Đen tức đến nổ đom đóm mắt giữa ban ngày.
Tất nhiên, với tinh thần chiến đấu gan dạ như thế, chiến thắng cuối cùng đã về ta, và tất nhiên số thương vong không ít, khi lá cờ vàng 3 sọc đỏ tung bay trước mắt dân chúng Huế, đại đội trưởng B.Đ khóc như chưa có trận mưa lũ nào tràn ngập bằng nước mắt của ông.
Đại đội trưởng Báo Đen khóc cho số phận của huynh đệ hi sinh, khóc cho thân phận những người lính cảm tử, và khóc cho đất nước, quê hương, tổ quốc Việt Nam - ông đưa tay lên xé áo, áo ông đạn xé bao lần, trải qua bao nhiêu mặt trận, nhưng lần tự tay xé áo này không bởi đạn thù, mà bởi nỗi căm go, nghiệt ngã cay đắng.
Tất nhiên ông và đại đội được tôn phong, vinh thăng bởi chiến công hiển hách, sinh tử mới đạt được là rất đáng với tiêu chuẩn tác chiến.
Khi đã lên một cấp, là nhiệm vụ cũng thay đổi, thì đại úy lên thiếu tá, ông cầm tiểu đoàn, chỉ là bình thường, hợp lý thôi - huống hồ tiểu đoàn tác chiến, việc đền nợ nước rất dễ xảy ra.
Song càng cao danh vọng, càng dày gian nan, việc một tiểu đoàn ra đi đánh giặc, chẳng lẽ thụ động, phòng thủ thôi sao, ông phải mang quân đi kích chúng địch, hay nói thẳng ra là Việt Cộng, do đó càng say men chiến đấu càng thắng lợi vẻ vang.
Mấy năm sau, ông đã lên trung tá, và tất nhiên, không chạy hàng ngang về các đơn vị hậu cứ, kiểu trưởng phòng 3, trung tâm trưởng trung tâm hành quân, tham mưu trưởng tiểu khu, thuộc Quân Đoàn/ vùng chiến thuật thì ông lại lãnh nhận nghề cũ riêng tay, tức là ông đảm nhiệm chức vụ Trung Đoàn Trưởng.
Thưa đó, Quân Lực VNCH muốn tăng thêm quân số, để đáp ứng nhu cầu hành quân vùng địa đầu giới tuyến, sư đoàn 3 Bộ Binh đã được giới chức thẩm quyền ở Tổng Tham Mưu, tất nhiên Tông Tông... tôi vốn gốc nhà binh, đã chấp thuận, tức khắc, Sư Đoàn 3 Bộ Binh đóng tại Ái Tử, Quảng Trị, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 đó đồn trú tại miền mà Hoa Kỳ gọi là vòng đai bảo vệ thế giới tự do, giới chức thẩm quyền quân sự đã tức khắc điều động những sĩ quan cao cấp tinh nhuệ trận mạc, ra trấn thủ tuyến lửa này, trong đó có ông, người dẫn đầu đại đội cảm tử xưa, nhưng ông đã là vị Trung Tá ưu tú, ông trở thành Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn X.
Từ đây, tôi xin phép quý vị thuộc QĐI/QK1 của ... tôi, sẽ chỉ đề cập tới ông qua danh xưng trung đoàn X.
Và mặc dầu ông phục vụ dưới trướng chuẩn tướng Vũ Văn Giai, Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Bộ Binh, tôi vẫn chỉ nhắc tới danh xưng trung đoàn X. Vì sau này trung đoàn trưởng trung đoàn X, đã tự đào cho mình một cái hố sâu thăm thẳm ông nhảy xuống đó để tự chôn giày sô, nón sắt, quần áo VNCH, ông biến thành một nhân vật lạ, như Đông Phương Bất Bại đi tìm một sắc hoa quỳ, của nhà văn vĩ đại Kim Dung.
Quả thực ông đã dẫn trung đoàn từ bên này sông, vượt qua sông, như một người mộng du giữa ban ngày, khiến Sư Đoàn 3 Bộ Binh của ... chúng tôi phải ngậm đắng nuốt cay vì trận chiến đó, chuẩn tướng Vũ Văn Giai phải đáp máy bay đặc biệt về Tổng Tham Mưu thuật lại cuộc chiến trên bản đồ cho Tông Tông... tôi và đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng suy ngẫm tình hình chiến sự, cùng nỗi ngán ngao về một trường hợp biến thái của trung đoàn trưởng X. đó là ông, người chiến binh. Phu nhân chuẩn tướng Vũ Văn Giai là bậc nữ lưu khả ái, bà là hiền tỷ của các vũ sư Lưu Bình, Lưu Hồng ở Chợ Lớn. Tuy biết đức lang quân là một vị tướng, bà chuẩn tướng Vũ vẫn vui vẻ, tươi cười với chúng tôi ở cư xá Trưng Nữ Vương, Đà Nẵng, hằng ngày mọi người tạm cư nơi cư xá vẫn chào hỏi nhau.
Tôi chỉ là một trưởng phòng phục vụ tại Bộ Tư Lệnh QĐI/QK1 nên được bộ chỉ huy 1 tiếp vận cấp cho ngôi nhà mặt tiền, lọt vào giữa 2... tư dinh, nếu đứng từ cửa cư xá, ngoài đường Trưng Nữ Vương nhìn vào thì tư dinh chuẩn tướng Vũ Văn Giai tọa lạc bên tay mặt, tư dinh Đại Tá  chỉ huy trưởng - Lực Lượng Đặc biệt V1 CT chinh ngụ bên tay trái.
Nhị vị phu nhân ở hai bên tả hữu ngôi nhà tôi ở, thường không trò chuyện với nhau. Mỗi phu nhân giữ một vị thế riêng. Phần tôi vừa là phụ nữ, vừa mang cấp bậc nhỏ nên được quý bà chiếu cố mỗi lần có việc chi cần thăm hỏi.
Buổi tối phu nhân chuẩn tướng Vũ Văn Giai kêu tôi lại gần rồi hỏi nhỏ:
- Cô có hay ra Sư Đoàn 3 công tác không?
- Dạ có chứ!
- Cô có biết ông trung tá trung đoàn trưởng, trung đoàn X.
- Dạ biết
- Ông nghĩ thế nào mà dẫn cả trung đoàn sang... họ thế? Ông nhà tôi đã phải về Sàigon phúc trình, và gia đình tôi cũng sẽ về Saigon nay mai.
- Thưa, mấy lúc sau này, trung tá trung đoàn trưởng TR.Đ.X ấy có vẻ như bị tẩu hỏa nhập ma vậy.
- Cầm quân là phải quên thân mình, chỉ nghĩ tới anh em binh lính thôi, và còn là nhiệm vụ của cấp chỉ huy.
- Dạ vâng, có lẽ chuẩn tướng cũng không ngờ có sự việc đó.
Rồi thì thời gian sau, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 BB di chuyển vào Hòa Cầm, tướng Nguyễn Duy Hinh được bổ nhiệm làm Tư Lệnh.
Tháng giêng năm 1973, hòa hội Balê đã chấm dứt, với giải phấp tuyến lửa địa đầu lui sâu vào phía bên kia sông Thạch Hãn Quảng Trị.
Khối Chiến Tranh Chính Trị Bộ Tư Lệnh QĐI/QK1 đã thành lập nhiều phái đoàn tới bờ bên này sông Thạch Hãn để tiếp nhận các chiến hữu VNCH từ các trại tù trên đất địch trở về.
Những buổi đó, tôi không hề thấy và nghe có tên vị quan năm trung đoàn trưởng TR.Đ.X
Hai năm sau, cuộc đổi đời xẩy ra, sau 30-4-1975, quân cán chính của miền Nam lần lượt bị tập trung cải tạo. Tại trại cải tạo toàn phái nữ chúng tôi gồm trên 100 sĩ quan nữ quân nhân, và gần 200 nữ cảnh sát ở HT7590HT_T20, tôi bắt gặp một cuốn sách mỏng, dày khoảng 100 trang, bìa trước vẽ một bến sông, có cây đa già rủ bóng, 3 chữ tên tác giả đập vào mắt tôi: tên của trung tá trung đoàn trưởng trung đoàn X.
Tôi mở quyển sách có tên Bến Đò Cây Đa, toàn bộ bìa vẽ và chữ mầu xanh lá cây, trên nên trắng - Tôi đọc một mạch mắt không nhìn lầm một dấu phẩy, trung tá X và ngoại trưởng VNCH Vũ Văn Mẫu, theo sách viết, vị ngoại trưởng này đã cạo tóc như các vị chư tăng, đồng thời cả 2 trung tá X và ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu trong truyện kể, đang dự bữa cơm hòa hợp ngày 29-1-1973 cùng với đám quân gọi là "anh em giải phóng" ở làng quê nào đó, vùng An Lỗ, nơi trung đoàn 3 thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh đã từng trú đóng.
À thì ra loài "Quỳ hoa bảo điển" mà trung tá X. đi tìm, chính là một dịp nào đó, ông hoang tưởng đã kiếm được ở bên kia sông Thạch Hàn - Một loài hoa lửa, như loại ngải độc mọc giữa tư duy người chiến binh đã từng bắn mũi tên vô núi rừng bát ngát ở Lâm Viên. Tại sao lại thế nhỉ? Nhà thơ trẻ Nguyễn Vô Cùng, gốc Quảng Trị nói:
- Em không hiểu nổi điều gì đã khiến ông ta, trung tá X. thay đổi cách nhìn đến 180 độ. Đã đành tâm tư tình cảm của giới trẻ thời đó, rất khó diễn đạt, không thích đi lính, nhưng cũng không thích Việt Cộng. Nơi sa trường, chỉ có ta và địch, dứt khoát không địch thì phải hoàn toàn ta. Tại sao có người không thích cầm súng, mà cứ chém giết hồn đau? Muốn như ý thì phải thể hiện ra điều cần làm, đằng này cứ chê bai mà chẳng hề đơn cử một giải pháp xây dựng. Chỉ có biết lính của em, cứ phân chia 4 cậu giữ an toàn cho một chiếc cầu. Các cậu ấy ăn cơm và ngủ ngay trên đầu cầu, cuối dốc, để chỉ lo làm sao không bị địch phá cầu, cho quân và dân nối liền mọi sinh hoạt xã hội trong lúc ông X. ấy, có cả một trung đoàn để bảo vệ đất đai, dân chúng yên ổn, thì lại huyễn hoặc, mơ hồ, khiến lầm lỡ chất chồng không sao giải thích được. Ông X. ở đâu rồi, có qua Hoa Kỳ không chị?
- Nghe nói ông X. ấy đã chết mấy năm nay. Có thể nào ông ấy qua Mỹ vì danh nghĩa HO không? Bởi lẽ dù ông ta có mang cả trung đoàn qua đất địch, ông ta vẫn phải đi tù, như nhiều trường hợp đã xẩy ra, thành khi rời trại tù, vẫn có giấy mãn hạn cải tạo, vẫn ra đi theo diện HO chứ.
Nhưng chuyện kể hôm nay không phải là bản lược kể hành trình binh nghiệp của trung tá X. mà chỉ là... giải bầy một suy nghĩ về một sự thủy chung. Chẳng lẽ lòng thủy chung với chính lý tưởng đôi khi cũng có thể thay đổi sao?
Hawthorne 4-5-2011
CAO MỴ NHÂN.