Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

MÙA TƯỞNG NIỆM

 

CAO MỴ NHÂN

Đã khá lâu, tôi không được tin tức của cụ Vì Dân. Có lẽ sau cái chết lần thứ hai của ông Uno, tức Tông Tông tôi, cụ đã nhuốm bệnh trầm cảm, và thực sự chán nản thế thái nhân tình cả ở Hoa Kỳ lẫn Việt Nam xa xôi, nên muốn tuyệt tích giang hồ chăng?
Mấy năm nay ở hải ngoại, những nhân vật tiếng tăm một thời, rồi tiếng tăm đương thời nữa, đã lần lượt ra đi. Việc ra đi không đột ngột vì tuổi tác và thời gian tại thế đã quá đủ cho một đời người dư thừa như quý vị ấy. Nhưng phải nói là đột ngột thật vì với nhân dân trăm họ còn luôn ấm ức, chưa được giải tỏa mối ưu tư trầm kha hơn ba chục năm nay tưởng cũng nên than tiếc quí vị ấy chưa thổ lộ can tràng cho bá tánh hiểu được tại sao, vì sao, bởi vì lý do gì quí vị ấy đã bỏ rơi quê hương, để đến nỗi mỗi ngày sau này quê hương đắm chìm trong đau khổ, buồn bã và tuyệt vọng.
Quí vị ấy, những người tiếng tăm một thời và đương thời đã chết, đang chết như tôi nêu trên, sẽ làm được gì, mà tôi lại bâng khuâng muốn họ được sống thêm ít nhất mười năm nữa, có là bao đối với trời đất miên viễn kia hãy cho mỗi người đều khắp trong thiên hạ (mà có cả cái tôi đáng ghét này) sống dai thêm mười tuổi để mà... làm việc cho đời hết thắc mắc!
Thí dụ luật sư, lý thuyết gia Phạm Nam Sách khi mãn phần mới có 69 tuổi (tức là chưa 70, chưa cổ lai hi gì cả, cộng thêm 10 năm mới có 79, bằng ông chúa đỏ Hồ Chí Minh trả nợ giang hồ vào tuổi 79. Cố luật sư Phạm Nam Sách nếu chưa giã từ đồng chí, đồng tâm Đảng Quốc Dân, có phải nhân dân ta và nhân dân thế giới được chiêm ngưỡng cái mô hình dân chủ, tự do tiến bộ như thế nào không?
Hôm nay, nhân tiết thanh minh, tôi vẫn luôn luôn nhớ đoạn thơ tả về tiết trời tươi mát, trong lành của đại thi hào Nguyễn Du, chị em cô Kiều trẩy hội Đạp Thanh, tức du xuân trên những vạt cỏ non bên Tàu, tôi chẳng biết Tông Tông tôi dang ngọa ở miệt nào bên cái xứ cờ hoa này, nhưng tôi biết "may ra" phu nhân Tông Tông và gia đình "có thể" đi tảo mộ Mr. Uno, khiến tôi lại muốn mời ông ghé qua mục CHỐN BỤI HỒNG này.
Tại sao Mr. Uno khi thực sự xuôi tay trước vạn việc ở trên đời mà cho là ông chết lần thứ hai? Vậy lần chết thứ nhất của Mr. Uno hay Tông Tông tôi như thế nào?
Trong dĩ vãng, ông đã có lần làm Tư lệnh Sư Đoàn, khi đó mới cấp Đại tá thôi, chưa từng bị thất thủ để phải chết theo thành. Hay là Mr. Uno bị tai nạn, bị bệnh, hoặc bị thích khách nhòm ngó? Không - chính là lần Tông Tông... tôi giơ tay vĩnh biệt Sài-gòn, để lên đường bôn tẩu trước ngày 30-4-1975 cả tuần lễ.
Mỗi lần viết tới câu Tông Tông... tôi rời bỏ tổ quốc ra đi nước ngoài, tôi cứ xấu hổ đến có thể đào lỗ chôn mình, nếu như tôi là ông, số 1 của đất nước, nhân dân trăm họ nhìn vào, mà lại chạy trước, thì mắc cỡ quá đi chứ. Do đó tôi gọi đó là lần chết giả của ông, Tông Tông...tôi, chết giả hay giả chết e vẫn còn nhân cách hơn - Đây phải nói là thân bại danh liệt, hay tệ hơn thế nữa, tôi cứ cho là chết rồi, chết như những người chết thực sự, vì vậy được kể là chết lần thứ nhất, rồi gần 30 năm sau ông mới chết lần thứ hai và chấm dứt mọi chuyện.
Thế là nỗi mong chờ của mọi người còn chút nào ưu tư về miền Nam sập tiệm, hy vọng Tông Tông... tôi thốt ra, đã không còn cơ hội nữa. Đó là Mr. Uno, vị chóp bu, đại "top" của VIỆT NAM CỘNG HÒA, còn quí vị thuộc cấp thấp hơn thì cũng tùy... phong cách sống của quý vị ấy thôi.
Người này cảm thấy bất nhẫn mỗi lần nghĩ lại chuyện xưa, người kia lại cảm thấy bực bội như bị tên hèn mạt nào đó đấm vào mặt. Có người thì buồn đến sót sa, thảm sầu ghê lắm. Trái lại có người nghe lòng nhẹ lâng lâng, làm như trong cuộc sống cũ không được như ý thoải mái, nên biện pháp đổi đời, là một cứu cánh, đã khiến đương sự mát lòng hả dạ.
Thế rồi, từng đợt lại từng đợt ra đi tìm tự do, Rồi từng đợt, lại từng đợt đáo nhập nước Mỹ để làm lại cuộc đời mà đã có lúc họ tưởng như người ta, trên danh nghĩa tỵ nạn, đã dày vò, kèn cựa nhau đến ngạt thở.
Tuy nhiên, bản tính người Việt Nam vốn đôn hậu, ôn hòa, người ở hiền sẽ gặp lành, còn ở ác tất gặp ác thôi. Hãy tin vào cái lý luận bình dân này, để có được niềm tin và nhất là để tìm ra lẽ sống. Vì thế cổ nhân ta có câu: "bạc là dân, bất nhân là lính" nhưng cái bạc hay cái bất nhân, bất nghĩa đó, vẫn được giới hạn ở mức độ nào đó.
Còn những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, ít ai phản phúc đến nỗi không ngó mặt nhau, kể cả những nhân vật mà thủa sinh thời ganh ghét, thù hằn nhau đi nữa, lúc kẻ mất, người còn, vẫn luôn luôn nhớ câu: "nghĩa tử là nghĩa tận", nhìn lại mặt người mình không ưa lần chót, cũng là một cách xử thế quảng đại, chí khí.
Huống chi, tất cả còn đang nhan nhản trên mặt đất này, một ngày dù trời đẹp hay không, bỗng tình cờ gặp nhau nơi một thành phố lạ, xa xôi, thuộc cấp nhận ra thượng cấp mình muốn cùng:
"Chia nhau cái nhục tan hàng
Gặp nơi xứ lạ, bẽ bàng làm sao
Đàn em kính cẩn quen chào
Đàn anh thẹn mặt, lẻn vào đám đông."
(Từ Đó - Thơ Ngô Đình Chương)
Không nhận biết mình, thì đâu vội kính cẩn chào, và đâu vội xấu hổ đã không làm tròn vai trò thượng cấp chỉ huy, khiến cứ bị ám ảnh mãi, để bất chợt lại lẻn vào đám đông mỗi lần gặp lính cũ.
Nhưng thôi Lịch Sử đã sang trang, khúc rẽ cứ mỗi lúc mỗi xa thêm, đã hơn 30 năm qua, thời gian đủ cho một thế hệ từ cái mốc 30-4-1975, trở thành một lớp người mà rất khó... hòa hợp!
Các thanh niên nam nữ ở quê hương Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu, được sinh ra vào thời điểm này, hay các thanh niên nam nữ Việt Nam được sinh ra ở quê người, tỵ nạn, lưu vong, tha hương v.v... như những nguyên liệu vật chất tạo ra thành phẩm, thí dụ chất liệu thủy tinh làm ra những đồ dùng thủy tinh, chất liệu nhựa làm nên những đồ dùng bằng nhựa, dù cùng được gọi là những cái chén, cái đĩa, cái ly v.v... nhưng khác nhau về chất lượng khó lòng hòa hợp được.
Trở lại vấn đề cụ Vì Dân tuyệt tích bấy lâu nay, tôi cứ băn khoăn về sức khỏe của cụ. Chẳng biết cụ có còn phương trượng như thuở cách đây 9 năm khi cụ làm một vòng quanh thế giới từ tây sang đông, phản đối việc Mỹ bang giao với Cộng Sản Việt Nam, không thành, cụ trở lại Hoa Kỳ, nhập thất ẩn am, tịch mịch viện San Bernardino, khóa chặt cửa Thiền, cụ nằm vật ra khóc tả tơi mỗi chiều khi mặt trời rớt xuống khe núi. Mỗi chiều như thế, cụ lại phone cho một đàn em, lính xưa của cụ, rồi đám đàn em tránh gặp cụ, thay vì cụ "thẹn mặt, lẻn vào đám đông" bởi cụ cũng là một trong số quí vị thượng cấp rời quê hương ra đi từ thời điểm 30-4-1975, nên cũng có ít nhiều mặc cảm "trốn chạy" bỏ nhà, bỏ nước.
Vì vậy cái việc:
"Đàn em kính cẩn quen chào
Đàn anh thẹn mặt lẻn vào đám đông"
không xẩy ra với cụ Vì Dân và lính của cụ mà cụ còn xốc nách họ đứng lên để nhẩy vào đám đông, biểu tình chống cộng triệt để đấy thi sĩ Ngô Đình Chương ạ.
Có thể nào cụ Vì Dân đã khuất mặt rồi chăng? Chưa và không thể đâu, cụ vẫn đang âm thầm văn ôn võ luyện để chuẩn bị lên đường đấu tranh quyết liệt, giành cho được thắng lợi cuối cùng vào mùa này năm tới, nhất định phải thành công, vì lớp lớp cờ vàng ba sọc đỏ đang tung bay khắp các tiểu bang nước Mỹ vì khí thế quang phục quê hương đang rộn rã từ quốc nội ra hải ngoại.
Thế là tôi an tâm về cụ, còn cái chuyện Tông Tông... tôi ra đi đột ngột cùng quí vị tên tuổi tiếng tăm, thì thật đáng tiếc vì cũng cần quí vị ấy nhất là Tông Tông... tôi tức Mr. Uno, rất nên có mặt ở giai đoạn thắng lợi đã về ta ngõ hầu chứng dẫn thuyết minh cho danh ngôn của ổng:
"Đừng nghe những gì Cộng Sản nói,
Mà hãy nhìn những gì Cộng Sản làm."
(Tổng Thống Đệ Nhị Cộng Hòa)
Hawthorne 11-4-2011
CAO MỴ NHÂN