Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

ÂM HƯỞNG MÙA XUÂN GIỚI TUYẾN

 

CAO MỴ NHÂN

Một buổi sáng mùa Xuân năm 1972, Đại tá tham mưu trưởng Bộ Tư Lệnh QĐI/QK1 viết chỉ thị Phòng Xã Hội chúng tôi phải có mặt ở tiền phương để ủy lạo mấy gia đình tử sĩ đang đợi ở bãi đáp trực thăng, chờ nhận diện thân nhân tử trận, sẽ được di tản về.
Thời gian đó đang mở đầu cho trận chiến bốc lửa vài tháng sau, gọi là mùa hè đỏ lửa mà không quân nhân nào phục vụ ở lãnh thổ Quân Khu 1 không biết.
Lại không biết từ nguồn tin nào đã thông báo cho mấy gia đình tử sĩ trên, tới đợi gần sân trực thăng thay vì phải đến khu nhà vĩnh biệt ở quân y viện Nguyễn Phi Phương Huế.
Tôi nói với Hồng Nguyệt, cô trung sĩ duy nhất còn độc thân thời gian đó, mặc dầu các cô nhân viên khác, tuy vẫn trẻ trung, tích cực nhưng đều đã lập gia đình, con nhỏ và chồng cũng đi tác chiến.
- Liên lạc với đại úy Kim, trưởng toán bay trực thăng của trung tướng Tư lệnh, để xin phương tiện ra Huế gấp.
Bấy giờ chúng tôi đang ở Đà Nẵng.
Đại úy Kim trả lời phải đi ngay, vì khoảng 15 phút nữa, ông sẽ chở 2 sĩ quan Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu đi thị sát mặt trận Quảng Trị, thế là Hồng Nguyệt và tôi chạy xe thẳng ra sân bay H, ở cửa doanh trại QĐI/QK1.
Thường Đại úy Kim hay bay một mình khi chở trung tướng Ngô Quang Trưởng tới các tiền đồn trước vùng Ngô Tư Lệnh, và cứ hằng ngày như thế, vị tướng gốc Dù này rất hiếm khi ở hậu cứ, ngoại trừ ông phải tiếp đón phái đoàn trung ương, hay họp hành quân v.v...
Hôm đó, đứng bên cạnh đại úy Kim, có một thiếu tá không quân, mặc đồ bay mầu xám, khăn quàng mầu tím hoa cà nhạt - miệng cứ tum tỉm cười nhè nhẹ.
Đại úy Kim, thân hình cao to, lúc nào cũng lầm lỳ, nhưng hễ nói, thì oang oang như lệnh vỡ, ông hất hàm hỏi tôi:
- Ai cho lệnh ra tiền phương, không có sự vụ lệnh, ai dám chở các cô đi, lỡ rớt máy bay thì sao?
Tôi nghiêm mặt:
- Đại tá tham mưu trưởng chỉ thị ra Huế giúp gia đình tử sĩ, nhận xác chồng, anh em gì đó. Đại úy không cho lên máy bay, thì chúng tôi về, tất nhiên xe jeep không thể bay trên 100 cây số mau được.
Đại úy Kim lúc lắc cái đầu, còn hát chơi một câu bỡn cợt:
"Anh nằm xuống, sau một lần vào viễn du" rồi quay sang vị thiếu tá không quân bận đồ bay màu xám:
- Tôi chỉ là đại úy thôi, ông này thiếu tá, quyền hạn hơn tôi, các cô năn nỉ ông ta.
Miệng nói mà chân Đại úy Kim đã nhẩy phóc lên ghế lái, thiếu tá X đưa tay mời chúng tôi lên trực thăng, ông lên sau cùng, ngồi cạnh ghế đại úy Kim.
Đại úy Kim nói to:
- Thấy chưa, co-pilot của tôi hôm nay là thiếu tá, chứ không phải thằng Y. thiếu úy đâu nhé - Nào thì bay.
Dọc đường bay, mặc dầu công vụ mọi người đang sắp phải thi hành, nhưng bên lề cuộc chiến, vui được lúc nào thì cứ vui - quý ông phi công cứ việc lả lướt trên đường đèo, trên biển khơi, quanh núi đồi, cây lá xanh tươi dưới đất.
Thoát chốc, chúng tôi đã đến địa điểm công tác, mấy phụ nữ, thiếu nữ, rồi trẻ em, và có cả một cụ già, mặt mũi hốc hác, lo lắng, khóc lóc... khiến ai nhìn cũng phải mủi lòng, sót dạ... có tiếng một bà gào tò:
- Trời ơi là trời, mới ăn cơm ở nhà hôm qua tề. Tức là thân nhân của bà, mới hôm qua còn xum vầy ở nhà, nay đã xa người thiên cổ.
Hồng Nguyệt với tôi không kịp cám ơn hay chào 2 ông pilot, đã phải chạy tới vỗ về an ủi gia đình quân nhân trong lúc tang tóc buồn thương đó.
Tất nhiên sau chộn rộn, phức tạp ban đầu, tới khi trực thăng từ mặt trận tải thương về rồi tất cả cùng lục tục đến quân y viện Nguyễn Tri Phương để tiến hành các sự việc tiếp theo giấy tờ, quàn xác, ma chay, và quan trọng nhất là dẫn người nhà tử sĩ đến đợn vị để nhận tiền tử tuất - chao ôi, chỉ có 12 tháng lương, nhưng vẫn phải lo đầy đủ cho họ.
Tất nhiên cũng không thể làm hết ngần ấy việc trong ngày, chúng tôi đã giao tiếp các sự việc liên hệ cho phòng xã hội Sư Đoàn 1 Bộ Binh vì thuộc địa phương kèm 11 chiến thuật để phải trở về Đà Nẵng thực thi công tác khác.
Lại phải xin phương tiện về. Tiếng a lô đầu giây bên kia:
- Ông Kim chở trung tướng đi thị sát mặt trận rồi, các cô theo máy bay thiếu tá X. mới sửa xong về lại Đà Nẵng, thiếu tá X. sắp chở hàng đấy, mau lên nhá.
Tất nhiên, phải đâm sấp, bổ ngửa mới ra được máy bay, khá đông người đứng vòng quanh thiếu tá X. thản nhiên:
- Các ông cho hàng lên đi, 2 cô có dám tháp tùng bao hàng này không?
Tất nhiên là phải gật đầu, vì đã hơn 5 giờ chiều, nắng chia đôi doanh trại, bên ánh vàng hấp hối, bên tối mờ buồn thiu.
Không thể lặng yên được, tôi hỏi thiếu tá X.
- Còn ai đi thêm nữa không?
Thiếu tá X. lại cười nhẹ:
- Tôi với thiếu tá T. ngồi lái, phía sau chỉ có hàng với 2 cô, và tay súng máy, nặng rồi, đi nhé.
Chẳng ai trả lời ai, cặp mắt Hồng Nguyệt và tôi tối mò, buồn chán, cuộc chiến là vậy, không muốn đi với... hàng, thì mai đón xe đò về, vô lý, lính mà lại đi xe đò, thân xác người trong poncho, anh em vẫn đùa nhau là hàng, thì có sao đâu, người "hàng" đó cũng có muốn chúng tôi phải cùng đi một chuyến với họ đâu, sao lại có tư tưởng nhẫn tâm vậy, biết vậy nhưng chẳng lẽ Hồng Nguyệt với tôi lại co chân lên ghế ngồi, vì sợ máy bay nghiêng ngả, hàm chạm vào chân mình.
Thiếu tá X. bùi ngùi:
- Ông ấy, bao poncho sẽ phù hộ cho các cô và chúng tôi, yên tâm, tôi cố bay thật êm đềm.
Thiếu tá không quân X. đó, đồ bay màu xám lợt, khăn quàng màu tím hoa cà, phơn phớt... Qua cầu Hai, Phước Tượng rồi Phú Gia, bắt đầu vòng núi, eo biển Hải Vân, người giữ súng máy nói lớn tiếng:
- Ông quay vòng thế nào, mà hàng ông rớt xuống biển là lỗ à nghe.
Cả thiếu tá X, và thiếu úy co-pilot đều cười phá, chỉ có 2 đứa tôi phụ nữ là... sợ quá, không sợ hàng rơi xuống biển mà sợ ông poncho bỗng ngồi dậy. Lại đành nhìn nhau nín thinh, Nam Mô A Di Đà, xin cho mau tới Đà Nẵng, đèo Hải Vân đã sậm tối, mờ sương.
Thật ra, không phải lần thứ 1, hay duy nhất với chúng tôi cùng đi với... tử sĩ như vậy. Trong quá trình công tác xã hội Quân Đội, chúng tôi thường có khi là bổn phận, có khi là tình cờ trên những chuyến bay, thế nên, chuyện gì rồi cũng bình thường, không đến nỗi sợ hãi như thuở chưa... đăng lính.
Giờ đây, trung tướng Ngô Quang Trưởng và Đại úy Kim pilot của ông đã mãn phần, thiếu tá X. không quân, cô trung sĩ Hồng Nguyệt chẳng biết đang ở phương trời nào, còn mình tôi với âm hưởng những chuyến đi đầy kỷ niệm của một thời... dĩ vãng đã qua - gần 40 năm - nơi vùng địa đầu giới tuyến VN.
Hawthorne 24-2-2011
CAO MỴ NHÂN