Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

CHÂN DUNG

HOÀNG ANH TUẤN

 

HUY PHƯƠNG, Sep 01, 2006

 

“Yêu Em Hà Nội...”

Từ năm 1948 đên nay, Hoàng Anh Tuấn chưa một lần trở lại Hà Nội, ông chỉ muốn giữ một hình ảnh Hà Nội trong trí nhớ, như một kỷ niệm của mối tình đầu, đẹp đẽ và thanh khiết, không phải là Hà Nội bây giờ.


Cali Today News - Người ta biết tới Hoàng Anh Tuấn như một đạo diễn phim, nhà viết kịch hay là một ký giả hơn là một nhà thơ. Tuy vậy, chung cuộc, từ lúc mới lớn cho tới lúc cuối cuộc đời thơ vẫn là người tình gắn bó với cuộc đời và tâm hồn ông hơn hết. Với tuổi bảy mươi ba, Hoàng Anh Tuấn vừa cho ấn hành tập thơ thứ hai“Yêu Em, Hà Nội và Những Bài Thơ Khác”, tập thơ thứ nhất mang tên “Về Provens”được ra đời tại Paris (cùng lúc với Thơ Nguyên Sa) năm 1955, lúc tác giả mới hai mươi ba tuổi, một khoảng xa năm mươi năm tròn.


Hoàng Anh Tuấn sinh ngày 7 tháng 5 năm 1932 tại Phố Nhà Chung, Hà Nội trong một gia đình năm anh em mà ông là con trai cả và duy nhất. Khi mới bắt đầu tuổi tiểu học thì thân phụ ông, một dược sĩ phải đổi di làm việc tại Vinh, gởi ông lại nhà ông bác để di học. Ông theo học tại trường Dòng Puginier ở Hà Nội, một trường đạo nổi tiếng là kỷ luật và nghiêm khắc. Năm 1943, phi cơ Nhật bắt dầu dội bom Hà Nội, cũng là lúc ông thân sinh bỏ việc ở Vinh, về Hà Nội mang gia đình chạy loạn về Hưng Yên, một tỉnh lỵ êm đềm ở xa Hà Nội. Cho tới lúc này, Hoàng Anh Tuấn lên tới lớp ba mà chưa biết một chữ Việt nào nên được một ông thầy quốc ngữ, thầy giáo tu xuất tên Khắc kềm kẹp và dạy cả cách làm thơ cho Hoàng Anh Tuấn. Ông giáo này chính là Trung Tá Vũ Văn An sau này mà Hoàng Anh Tuấn gặp lại tại Cục Tâm Lý Chiến, lúc ông về làm cho tờ Nhật Báo Tiền Tuyến. Hoàng Anh Tuấn đỗ tiểu học năm 12 tuổi và theo học trường Đỗ Hữu Vị, nguyên là ngôi trường ở Hà Nội di tản về Hưng Yên. Sau một thời gian yên ổn, trường trung học nay lại chuyển về Hà Nội, đổi tên trường là Nguyễn Trãi, tọa lạc tại Chùa L! áng, ngoại ô Hà Nội. Gia đình của Hòang Anh Tuấn lúc ấy dọn về Phố Tây Tuyên Quang, tức là hàng Đẫy, Sinh Từ, sau đổi tên thành Cao Bá Quát.

Trong lúc phong trào kháng chiến chống Pháp lên cao, Hoàng Anh Tuấn tuy còn nhỏ cũng ra khu và học trường trung học Nguyễn Huệ, tại làng Sêu, thuộc Khu 3 gần Hà Nội và tham gia toán du kích Đống Đa. Mặt trận Việt Minh lúc bấy giờ đã ảnh hưởng Trung Quốc rất mạnh, bài bản chính trị đã mang rặt học thuyết Mao Trạch Đông, cậu thanh niên “tiểu tư sản” Hoàng Anh Tuấn lại hay cắc cớ thắc mắc về “đồng chí” Mao nên được các đảng ủy bắt đầu để ý và trù giập, khiến Hoàng Anh Tuấn phải bỏ mộng đi kháng chiến, trốn về Hà Nội. Vào trường Dũng Lạc, Hoàng Anh Tuấn gặp Duy Thanh (họa sĩ), có bạn bắt đầu làm thơ văn. Năm 14 tuổi, Hoàng Anh Tuấn hãnh diện có được một bài thơ lần đầu tiên đăng trên báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy của Nhà Xuất Bản Tân Dân, Hà Nội.

Chưa học xong bậc trung học, năm 16 tuổi, sợ tới tuổi lính Hoàng Anh Tuấn đã được gia đình “đẩy” qua Tây, gởi nhờ một ông bạn của bố là ông Tham Giăng (Jean), “một ông Tây lai biết chơi tổ tôm”, ở tại thành phố Nice trông coi. Hoàng Anh Tuấn học lại lớp “secondaire” ở một trường dòng tư thục, nhưng mới một năm, ông tình cờ gặp Nguyên Sa Trần Bích Lan từ Paris về nghỉ hè ở Nice và rủ rê Hoàng Anh Tuấn bỏ nhà đi Paris bụi đời. Hoàng Anh Tuấn thích quá, bỏ Nice, về tới Paris mới báo cho ông già Giăng hay. Sau đó Hoàng Anh Tuấn theo học tiếp tại Povens, một tỉnh cách “thủ đô ánh sáng” khoảng 100km, nửa chừng lại bỏ vào IDHEC, một trường điện ảnh khá nổi tiếng ở Paris, nơi mà Lê Mộng Hoàng, Lê Hoàng Hoa đã theo học, về sau trở thành những đạo diễn khá nổi tiếng ở miền Nam.

Năm 1954, Hoàng Anh Tuấn kết hôn với cô Ngô Thị Liên, một sinh viên Dược Khoa tại Paris và hai người# sinh hạ được một gái một trai, gái có tên là Hoàng Hôn Thắm, trai là Hoàng Ánh Thép, những cái tên rất lạ chưa từng ai dùng.

Năm 1958, Hoàng Anh Tuấn về Saigon, hy vọng theo nghề điện ảnh, ông làm đạo diễn cho hãng phim Alpha của Thái Thúc Nha. Nhưng chỉ ít lâu, nghề điện ảnh không đủ sinh sống, Hoàng Anh Tuấn lại xoay nghề đi làm báo cho các tờ Nhật bao Hiện Đại, Đồng Nai và Tiền Tuyến. Trong giai đoạn mới vào nghề, chính ký giả Huỳnh Thành Vị và Phi Vân đã truyền cho ông tay nghề để có thể lay out, làm tin hay viết các trang trong, để thành một tay làm báo “đa năng”. Nam 1965, tình hình chính trị tại miền Nam bắt đầu bất ổn, ông Vũ Đức Vinh (Huy Quang), Giám Đốc đài Phát Thanh Quốc Gia cần một người đảm trách việc điều hành đài Phát Thanh Đà Lạt, Hoàng Anh Tuấn lại nổi máu giang hồ, bỏ nghề báo đi theo tiếng gọi của ngành vô tuyến. Đây là thời gian ổn định nhất của Hoàng Anh Tuấn, khi ông làm đài phát thanh, vợ ông dạy tại trường Trung Học Yersin, gia đình ở Đà Lạt gần mười năm cho tới năm 1974, ông mới về lại Saigon.
Hoàng Anh Tuấn được coi như người nghệ sĩ “bá nghệ”, về kịch, ông là tác giả nhiều vở được trình diễn tại sân khấu miền Nam trong đó hai vở kịch nổi tiếng nhất của ông là “Hà Nội 48” và “Ly Nước Lọc”. Về điện ảnh, ông là đạo diễn của hai phim” Xa Lộ Không Đèn”và “Nghìn Năm Mây Bay”...

Hai tháng sau khi miền Nam mất, ông bị tập trung cải tạo trong “diện văn nghệ sĩ phản động” tại trại Phan Đăng Lưu, một lần với các nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh, Hoàng Hải Thủy...Hai năm sau, Hoàng Anh Tuấn ra tù và sống với thành Hồ hai năm nữa với tình trạng rất khó khăn, đen tối trong khi toàn miền Nam còn đi cải tạo chưa về nhưng may mắn sau đó, chính phủ nước này đã can thiệp cho ông cùng gia đình sang Pháp. Hoàng Anh Tuấn lại tái ngộ với Paris sau hai mươi năm xa cách. Tuy ông đã sinh sống ở Pháp trong một thời gian khá dài, nhưng sau đó ông lại chọn di cư sang Hoa Kỳ năm 1981 với sự bảo lãnh của Hoàng Hôn Thắm, con gái ông, đã rời việt Nam từ năm 1975.
Hoàng Anh Tuấn và gia đình thoạt đầu, về định cư tại tiểu bang Ohio, thời gian này còn ít người Việt và rất buồn tẻ. Hoàng Anh Tuấn kể “tếu”rằng khi học tiếng Anh vừa đủ vào tiệm mua thuốc lá, ông lên Greyhound giang hồ trực chỉ Washington DC vui chơi một mình. Nghe Quận Cam sinh hoạt báo chí Việt Nam rộn rịp, đồng hương đông vui , Hoàng Anh Tuấn lại lên xe bus về Westminster tham gia sinh hoạt báo chí tại đây và làm báo với Du Miên khoảng hai năm. Sau đó , để thay đổi không khí và thỏa mãn máu giang hồ, Hoàng Anh Tuấn lại về Washington DC đầu quân với Nguyễn Thanh Hoàng làm thư ký tòa soạn tờ Văn Nghệ Tiền Phong, nhưng ông chỉ dừng chân đúng một năm như lời giao hẹn.
Cuối cùng, từ gần mười năm nay, Hoàng Anh Tuấn “tự hưu trí” tại San Jose, tiếp tục làm thơ nhưng chừa rượu, bỏ thuốc lá vì bệnh tật cũng thường lui tới thăm viếng nhà thơ này. Hoàng Anh Tuấn có sáu con, hai trai, bốn gái hiện sinh sống tại Santa Ana, Washington DC, Dallas và Houston.

Nói về lai lịch, bên nội Hoàng Anh Tuấn là người Hà Nội nhưng thân mẫu lại là giòng giõi hoàng tộc ở Huế. Ông ngoại của Hoàng Anh Tuấn nguyên là họ Chế, gốc Chiêm Thành, sau chiến tranh Chiêm Việt, vua nhà Nguyễn có bắt một số nghệ nhân Chiêm Thành đem về kinh đô. Ông họ Chế này học đỗ Tiến Sĩ, có tài viết chữ đẹp và rất được nhà Vua tin dùng. Ông “trả thù dân tộc” bằng cách kết hôn với một công chúa cháu của vua Thiệu Trị và sinh ra thân mẫu của nhà thơ Hoàng Anh Tuấn.

Cuộc đời của Hoàng Anh Tuấn đã trải qua những tháng năm ở những vùng đất đã mang ý thơ cho nhiều thi sĩ Việt Nam là Paris, Hà Nội và... Đà Lạt. Tuy vậy ta ít thấy nhà thơ này nói đến Đà Lạt hay Paris, nhưng Hà Nội, một nơi mà ông sống một thời gian rất ngắn, chỉ với mười sáu năm của thời thơ ấu, nhưng đã để lại nhiều ấn tượng nhất trong đời sống của ông.Với Nguyên Sa, tình yêu là Paris, với Hoàng Anh Tuấn tình yêu là Hà Nội, một Hà Nội xa xôi từ hơn nửa thế kỷ, Hà Nội mà chàng trai bỏ ra đi từ năm mười sáu tuổi, “mấy chục năm, xa đến mấy nghìn năm”. Từ ngày đó cho đến nay, Hoàng Anh Tuấn chưa một lần trở lại Hà Nội, nhìn Hà Nội bây giờ dù có đổi thay, nhưng vẫn tràn đầy kỷ niệm trên những con đường góc phố ngày xưa, như những người tình của Hà Nội khác..Nhưng không, Hoàng Anh Tuấn chỉ muốn giữ một hình ảnh Hà Nội trong trí nhớ, như một kỷ niệm của mối tình đầu, đẹp đẽ và thanh khiết, không phải là Hà Nội bây giờ:


“Hà Nội yêu, vẫn y nguyên tưởng nhớ

Nên nghìn năm vẫn ngỡ mới hôm qua.

Bóng hoàng lan, sân gạch mát sau nhà

Còn vương vấn trong những bài thơ cũ”


Tập thơ “Yêu Em, Hà Nội và Những Bài Thơ Khác” là công trình sưu tập “báo hiếu” của Thu Thuyền ở Dallas Texas, thứ nữ của Hoàng Anh Tuấn cho ông bố già.

Sưu tập là vì những bài thơ đăng báo của Hoàng Anh Tuấn đã thất lạc, phải nhờ bạn bè và tốn một thời gian để thu thập lại. Một giai thoại về thơ Hoàng Anh Tuấn là Thu Thuyền đã phải tìm tòi những “nàng thơ” mà ngày xưa HAT đã gởi thơ tặng để xin lại những bản sao hầu có thể hoàn thành tập thơ này. Hoàng Anh Tuấn vẫn mong rồi sẽ có tập thơ thứ ba hay thứ tư nữa nếu ông có khả năng sưu tập lại đủ. Một nguyện vọng khác của Hoàng Anh Tuấn là in một tập kịch Hoàng Anh Tuấn , hiện nằm rải rác trong các thư viện Hoa Kỳ qua những chồng báo Việt Nam cũ.

Đầu năm 2004, nhà thơ Hoàng Anh Tuấn đã giới thiệu tập thơ “Yêu Em, Hà Nội và Những Bài Thơ Khác” tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt, sau một thời gian phải vào ra bệnh viện. Buổi sinh hoạt giới thiệu tác phẩm này có đầy đủ sự hiện diện của vợ và các con của nhà thơ, cũng là dịp để Hoàng Anh Tuấn gặp lại những bạn cũ và những người yêu thơ của những thời xa xưa.

Sau thời gian này, nhà thơ Hoàng Anh Tuấn đã vào nằm hẳn trong bệnh viện cho tới ngày ông mất. Ngày 20 tháng 4 năm 2004, Phạm Hùng (bào đệ của ký giả Phạm Huấn) đã thu xếp tổ chức một buổi ra mắt tập thơ trên tại chỗ, ngay nơi Hoàng Anh Tuấn đang nằm dưỡng bệnh tại Nursing Home “Mission de la Casa” trên đường Alvin thuộc thành phố San José. Cũng tại địa điểm này, năm ngoái (2005) chúng ta đã mất Phạm Huấn. Bây giờ, vào ngày đầu tháng 9, Hoàng Anh Tuấn cũng đã bỏ chúng ta ra đi.

Tác giả “Em Yêu Hà Nội...” hưởng thọ 75 tuổi.