Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

CÀNH ĐÀO, CÀNH MAI

 

NGUYỄN HÒA

 

"Mạc Vị Xuân Tàn Hoa Lạc Tận
Đình Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai"

 

 

Câu thơ sau cùng trong bài thơ của thiền sư Mãn Giác rất hay về cấu trúc nghĩa là hay về thi pháp. Nhưng nó cũng làm cho cả bài thơ hay thêm rất nhiều về thi tứ, thi vị, về thiền lý, thiền vị nữa.

Bây giờ đọc và suy nghĩ lại bài thơ tôi không nghĩ là sẽ phân tích được cái gì cho rõ ràng, vì khó làm lắm, vì chính người làm thơ trước khi hạ bút xuống họ đâu có phân tích, xếp đặt ý tưởng, hình tượng gì cho rõ ràng. Mọi thứ đến với nhà thơ như từ cõi vô ý thức, qua trực giác, nên khi đọc để thưởng thức thơ tôi cũng chỉ dùng trực giác thôi, vì " làm sao phân tích làn hương " cho được. Ta cảm nhận được cái hay tiềm ẩn trong một bài thơ hoặc không cảm nhận được gì hết, vậy thôi.

Chép lại nguyên bài thơ chỉ có 6 câu :


Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

Mãn Giác (1052-1095)

Bản dịch của Ngô Tất Tố :

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một cành mai


Bài thơ này nguyên có cái tựa là "Cáo Tật Thị Chúng", tôi hiểu có nghĩa "Nói là mình bệnh để dạy đệ tử". Về hình thức thì bốn câu thơ đầu rất thường được thấy ở những bài kệ mà các nhà sư đời Lý Trần hay dùng để thuyết giảng ngắn gọn một giáo lý về đạo Phật, hay về Thiền. Bài kệ như thế cũng thường có 4 câu , 5 chữ (có khi 6, 7 chữ) được viết bằng văn vần, với dụng ý có lẽ để cho người nghe dễ nhớ, dễ gìn giữ trong đầu mà nghiền ngẫm lúc thuận tiện một ý kinh thường rất sâu kín. Làm với mục đích như thế nên nhiều bài kệ có khi chưa phải thật sự là thơ.

Trước hết, chúng ta thấy bốn câu kệ đầu tiên tuy có mang hình tượng hay thấy trong thơ cổ, như "xuân, hoa lạc, hoa khai", nhưng vẫn chứa đựng rất rõ các tư tưởng của giáo lý nhà Phật: vấn đề sinh diệt, tính vô thường chi phối mọi hiện tượng. Hoa nở hay tàn nằm trong điều kiện gọi là duyên sinh, duyên hợp: xuân có đến thì hoa nở, xuân đi hoa lại tàn. Vì thế mà chuyện đời cứ luôn thay đổi, tương tục, đuổi bắt nhau theo dòng thời gian qua nhanh của mỗi kiếp người. Tóc nay đã bạc, thân nay đã già (bệnh) là minh chứng cho luật Vô Thường, là chứng cớ không có gì bền vững mãi, không có gì không bị hư mất đi. Nhưng rồi hai câu thơ cuối bỗng như là lời thơ rất quen thuộc đã gặp ở đâu đây, như là đến từ một tập thơ Đường:

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.


Có cái gì bất ngờ hiện ra ở đây về giọng thơ, về hình tượng, về ý tưởng. Hai câu thơ đột nhiên viết thành 7 chữ cho dài ra, cho nhịp thơ trở nên chậm lại, để làm cho ý thơ được nhận thức kỹ càng hơn. Lời thơ bỗng dưng thành trang trọng. Hình tượng thơ cũng thành rõ nét, không còn là những mùa xuân mơ hồ nào đó với chuyện hoa tàn hoa nở rất chung chung, mà bây giờ là một cái gì cụ thể, rất gần gũi, dễ nhận thấy: cành mai ở trước sân còn tươi thắm vì mới nở đêm qua. Một hiện tượng cá biệt được minh định, xảy ra ở một không gian, vào một thời gian nhất định: một cành mai, sân trước, đêm qua. Một ý tưởng mới mẻ đột nhiên được đưa lên như một phản đề. Vừa mới dựng câu chuyện đổi thay là tất yếu, là quy luật tự nhiên, thì bây giờ chợt có cái gì rất nghịch thường: mùa xuân đã đi qua rồi, mà vẫn có ở đây một cành mai mới nở. Cái nghịch thường này như là biểu hiện của một cái gì thường hằng, tồn tại trên những hoại diệt do tính vô thường gây ra. Từ một góc nhìn, cành mai nở trong đêm giữa lúc mùa xuân tàn tạ đã thể hiện cho niềm vui đến từ khổ đau, như hoa sen nở trên bùn. Đạo Phật được biết đến lúc ban đầu như đi từ những nhận thức về luật vô thường là nguyên nhân gây ra hư hoại và khổ đau. Nhưng tới Đại Thừa, bao gồm cả Thiền Tông của Mãn Giác, đã hình thành những tư tưởng về Thường, Lạc... đến từ vô thường, khổ đau.

Hơn nữa, cành mai được nhận thấy là vẫn còn có mặt lúc tàn xuân, không lệ thuộc vào sự thay đổi của thời tiết, sự biến dịch của thiên nhiên, nên cũng có thể hiểu đó như là Phật Tính, là bản thể không hư hoại, thường tịnh, nói theo ngôn ngữ Phật Giáo. Hình ảnh hoa mai nở nằm cuối bài thơ, nếu lại nhìn ở góc cạnh khác xa hơn, có thể thấy như sự bừng sáng đột ngột của tâm thức mà Thiền Tông chủ trương, từ cái được gọi là đốn ngộ. Phải chăng đó là những điều mà thiền sư Mãn Giác muốn các đệ tử ông suy ngẫm khi tìm hiểu về ý nghĩa, mục đích của thiền?
Có một kỹ thuật sắp xếp chữ nghĩa xảo diệu nhằm tạo ra một hình ảnh sắc xảo, một ấn tượng khó quên sau khi đọc bài thơ: Một Cành Mai.


Đình tiền (gợi ý gần đây)/ tạc dạ (gợi ý mới nở)/ nhất chi mai


Một cành mai khi đặt nằm vào chỗ chấm dứt bài thơ đã choáng hết tâm trí người đọc, làm cho mọi suy tư, cảm nghĩ dừng đứng lại, hay ngưng đọng lại trên một hình tượng đẹp đẽ, thanh khiết. Đó cũng là một mục đích của thiền. Thật khó biết được thiền sư Mãn Giác đã có dụng ý làm vậy hay không? Nhưng với người đọc bài thơ này thì cũng không cần biết gì về các thuyết lý của bốn câu (kệ) mở đầu. Cũng không cần nhớ đến bất cứ ý nghĩa gì về thiền, về kinh Phật. Vì ba hình tượng "đình tiền/ tạc dạ/ nhất chi mai" đã liên kết tạo nên một ảnh tượng chung đầy chất thơ, một cảm xúc rất mạnh vượt khỏi ý nghĩa của chữ, của lời, để tạo nên một ý thơ tuyệt đẹp, có thể lấn át cả ý thiền.

Cho nên người ta thường biết đến 6 câu thơ đó chỉ như là một bài thơ hơn là một thiền thi. Và là một bài thơ được nhiều thế hệ đón nhận và cho là haỵ

Trong thơ cổ Trung Hoa cũng có những bài kết thúc với một hình tượng mạnh mẽ như vậỵ Như là bài "Đề tích sở kiến xứ " của Thôi Hộ. Bài thơ này có 4 câu thất ngôn, nhưng ba câu đầu rất (tầm ) thường:

Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ

(Năm ngoái ngày này tại cửa này
Mặt người và hoa đào cùng chiếu vào nhau mà hồng lên
Mặt người không biết bây giờ ở đâu)


Mấy câu đó thật khó nhận được là những câu thơ haỵ Nhưng câu thơ cuối cùng nhờ có một hình tượng mạnh, mang sức thu hút lớn do những nét đẹp đầy quyến rũ, làm cho bài thơ thành vượt trội, để đến nay vẫn còn nhiều người thích đọc :

Đào hoa y cựu tiếu đông phong
(Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông - Kiều)


Hoa đào phất phơ trước gió xuân là hình tượng đủ đẹp để nắm bắt mọi cái nhìn, chấm dứt những suy nghĩ vẩn vơ khác. Nhưng từ đó lại gợi dậy những xúc cảm về một khoảng trống vắng, về sự mất mát lớn, bên ngoài và trong lòng, về một hình ảnh (má hồng) khó quên của người con gái đẹp năm nào, và xúc cảm vừa nẩy sinh còn khả năng mở rộng hơn, đưa tình cảm đi xa thêm tới một cung trời hoài vọng. Bài thơ bỗng trở thành rất haỵ Nhưng ở đây, phải nhận thấy có chỗ không giống nhau giữa hai hình tượng mà mới nhìn như thể là có chỗ tương đồng (giữa mai và đào) trong hai bài thơ. Có chỗ không giống nhau vì hai mục đích thơ khác nhau, do thể loại khác nhau giữa thơ trữ tình và thơ thiền.

Hoa đào của Thôi Hộ đứng ở đầu câu kéo theo những hình ảnh khác (năm ngoái, gió xuân) gợi mở cho dòng xúc cảm rộng hơn, nhưng rồi cánh hoa đào bị mờ nhạt đi vì những hình ảnh tiếp theo sau nó, để chìm mất trong mối xúc cảm mênh mông, có tính chiếm đoạt tất cả.

Cành mai của nhà sư Mãn Giác là điểm chấm cuối cùng, mang ý nghĩa hội tụ, giữ chặt tâm ý dừng lại trên nó, không đi xa hơn, không đi cao hơn, chỉ có thể ở đây, bây giờ, dù có khả năng đi vào trong, lắng sâu.

Cũng không phải lạ khi bài thơ duy nhất của nhà sư Mãn Giác đời Lý được nhiều người coi là có được một ngôi bậc cao trong làng thơ thiền Việt Nam và Trung Hoa.