Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

CẢM TÁC VỀ

TRẦM NGẢI THIẾT THA

 

VŨ KÝ

 

Tôi nghĩ rằng, phần nhiều người đọc thơ - nhất là những người phê bình thường nói hoặc rất ít hoặc rất nhiều về những tác phẩm mà họ đã thưởng lãm. Và suy tư của độc giả hay của nhà phê bình trước một công trình nghệ thuật bao giờ cũng là sự trình diễn ngã kiến về đối tượng sáng tác của tha nhân. Nói như thế để cảm nhận yếu tố gợi ý gợi tình của một thi văn phẩm là điều tiên quyết để thẩm định về một áng văn chương:

 

Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ

Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang

Khách vội vã bỗng thấy mình du thủ

Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

(Thích Tuệ Sỹ)

 

Tôi run lên mà ngâm đoạn thơ trên của Thiên sư vì ý thơ tuyệt vời, siêu việt quá, vượt sự sáng tạo của nhân thế, đi xa hơn nữa trong tâm thức của người đọc.

Rồi tôi cũng liên tưởng đến các vần thơ sau cũng cùng một âm điệu, cùng một siêu nhiên vĩnh hằng của nhà thơ Tùy Anh trong thi phẩm Trầm Ngải Thiết Tha:

...

Cảm ơn em triêu dương rực nắng

Trên quê hương sương giáng hạ tà huy

Nhắn nhủ nhau về mùa xuân quạnh vắng

Đôi hương trầm nghe khúc hát từ ly!

(Cảm Ơn Em, Mùa Xuân)

 

Đến đây trực giác của ta bỗng nhiên dâng lên cao vút, nhập vào rung cảm huyền diệu chân tình của nhà thơ, đi thẳng vào cõi hư vô nào đó mịt mờ để phải nấc lên lời đắng cay xúc động. Đúng vậy, sáng tạo ấy của Tùy Anh người ta ít được thấy trong bất cứ nhà thơ Việt nào. Cái cảm hứng của thi nhân từ giữa lòng thiên nhiên vạn vật trổi dậy thấm nhập vào trái tim bi lụy của nhân thế.

Bài “Chút thân danh cũng mù mịt hình hài” cũng là một tượng trưng hoàn chỉnh nhất do biểu ý nói trên đúng như nguyên lý M. Heidegger về sáng tạo văn chương nghệ thuật: Cái hiện sinh thực tại chuyển theo dòng thời gian gây nên tâm thức vật thể biến động đặc sắc của con người (l'Être et le temps - M. Heidegger):

 

Tìm lại ta trong bụi hồng quá khứ

Chút thân danh cũng mù mịt hình hài

Thôi vinh hiển chả là vàng son cũ

Chẳng còn gì trong bào ảnh tương lai...

 

Cũng một tư tưởng ấy, Tùy Anh đã diễn xuất với một huệ chất nội ngoại đăng trình ít bao giờ thấy:

...

Trong rong ruổi theo mê mù vọng tưởng

Lòng nôn nao theo ước ngọc mơ ngà

Ta gặp lại tiền thân ta thuở trước

Vẫn miệt mài từng nỗi nhớ chia xa

 

Hoặc:

...

Không giã biệt vì đời còn tao ngộ

Giọt tiêu dao thánh thót khúc đàn xưa

Như ân phước trong mỗi lần gặp gỡ

Trái nhân tình nở muộn dưới hiên mưa

 

Em run rẩy giữa triêu dương rực cháy

Hạt vô sanh là bào ảnh cuối nguồn...

(Những Lời Thơ Tự Tại)

 

Gặp nhau là ân phước, là trái nhân tình, là biểu dương rực cháy, là hạt vô sanh, là bào ảnh... Thế cho nên, ta có thể nói “ngợi ý” và “thẩm thức” là hai đặc trưng tâm linh của nhà thơ Tùy Anh đang say nguồn cảm hứng với ngọt ngào vuốt ve hoài niệm, lai láng kỳ vọng bâng khuâng bằng nhiều hình tượng mỹ lệ làm dáng dễ thương của  riêng tài hoa thi sĩ:

...

Trên phiêu lãng, trên nương chiều bỏ ngõ

Em ngọt ngào, tình cũng đỡ mòn hao!

 

Anh phân nhánh yêu đương thành đoản khúc

Hát thành lời trên từng lúc viễn du

Rồi ước vọng trong vòng tay hạnh phúc

Dỗ giấc mềm, ôi giấc ngủ ngàn thu?

(Nhớ Về Em, Ôi Em Ở Phương Nào?)

 

Hoặc:

...

Rồi độc lập, rồi hòa bình thống nhất

Kẻ đi tù, người làm kiếp thuyền nhân

Con của mẹ bây giờ thành phiêu bạt

Lấy quê người đẻ làm chốn dung thân

(Lời Mẹ Ru Nghe Tha Thiết Muôn Đời)

 

để có

...

Một mai đất nước thanh bình

Con về uống bát chè xanh ngọt ngào

Tháng ngày bên mẹ tiêu dao

Mẹ ơi! Con vẫn ngày nào trẻ thơ!

(Bát Nước Chè Xanh)

 

Trong nền văn học quốc tế, tưởng không có nghệ sĩ nào khóc thương thắm thiết cho cuộc sống lưu vong – đúng hơn lưu đày - vô định của mình bằng các nhà thơ văn ly hương việt nam hiện tại. Hiện tượng này đã trở thành một căn bệnh tâm thần nghệ thuật thường xuyên dai dẳng. Thúy Kiều, chỉ mới 15 năm lưu lạc mà đã thở than:

 

Long lanh đáy nước, in trời Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng

 

Còn chúng ta, đã một phần tư thế kỷ phiêu bạt từ Âu sang Á, từ Úc sang Mỹ, đã có muôn vàn đáy nước, muôn vàn trời cao, nhưng đó không phải là đáy nước trời cao của quê hương mình. Thành không những chỉ xây khói biếc mà còn dựng lên vạn lý sầu chất ngất tiếp mây. Non không phơi bóng vàng mà phủ máu đào của triệu triệu sinh linh trong cuộc đổi đời đen tối của Tổ Quốc. Từ đó cảm xúc hồn nhiên của Tùy Anh đọng lại giữa mối sầu bi huyết, giữa nền tình cảm day dứt nỗi buồn dệt nên thi phẩm Trầm Ngải Thiết Tha với những bó hoa tim là:

 

- Về mẹ, người mẹ của muôn trùng xứ Huế nghìn xưa:

 

Mẹ mắc võng từ thượng nguồn Bẵng Lãng

Đến ngọn triều cuối cửa bể Thuận An

Lưng mang nặng nhịp Trường Tiền, Bạch Hổ

Mẹ gánh gồng thêm núi Ngự, Hương Giang

 

Sông mang nước, ngọt lời ru của mẹ

Vỗ về con như điệp khúc dặn dò

Con khôn lớn giữa an bình trần thế

Từng tuổi đời là từng tuổi mẹ lo

(Lời Mẹ Ru Nghe Tha Thiết Muôn Đời)

 

- Về quê mình thương tiếc qua vọng ảnh quê người trước mặt:

 

Đi giữa phố đông người

Có rộn rã tiếng cười

Nhưng không ai buồn nói:

- Mùa xuân đã đến rồi!

(Xuân Giữa Trời Chờ Mong)

 

- Rồi về quê mình đích thực nhưng chỉ là khắc khoải mịt mù:

 

Ở trong tôi là quê hương dặm ngàn xa ngái

Là núi sông trùng điệp lòng chợt bồi hồi

Là quê mẹ nghèo nàn, mùi đất nồng ải

Vẫn ngọt ngào trong nỗi nhớ khôn nguôi!

(Ở Trong Tôi Là Quê Hương)

 

- Về ai của nhà thơ, hay nhà thơ của ai, mờ mờ nhân ảnh nhưng réo gọi từng hồi, tê

buốt con tim:

...

Cảm ơn em

Cuộc tình uyển mộng

Anh vươn lên với tháng rộng năm dài

Sương khói miệt mài hư không chao động

Nụ cười nào không bào ảnh liêu trai?

(Cảm Ơn Em, Mùa Xuân)

 

Tất cả siêu phàm tại thế ấy trong đáy mắt nhà thơ đều là hình tượng chìm giữa vòng hào quang sáng rỡ từ ái bao dung của Đức Thế Tôn, mà con người nhập điện siêu thoát trong phù du đi tìm được an nhiên tự tại giữa cuộc đời ô trược:

...

Tâm an trú giữa hồng trần nghiệt ngã

Mà hiển vinh là bào ảnh phù du

Nên ngôn hạnh trong như dòng bát nhã

Thấm vào đời nghe vời vợi hương nhu

(Những Vần Tự Tại)

 

Nhiều nhiều lắm, các ý tình độc đáo ấy bay bay chập chờn hay khắc sâu vạn nét trong thi phẩm, không là ngôn từ sáo ngữ thông lệ muôn đời mà tuyệt diệu, tha thiết vô cùng và mỹ lệ thấm nhuần đạo vị.

Có rất nhiều hạnh ngộ, vô thường, vô niệm, huệ dung, viên ý trong suối nguồn bát nhã chập chờn giữa vô vàn hiện sinh, thực tại thể lý biến thức theo thời gian, không gian vĩnh cửu:

...

Em không nói mà ngôn từ vô lượng

Không tư duy mà huệ ý viên dung

Anh tha thiết ru hồn vào tĩnh lặng

Lời thênh thang nhu thác lũ vô cùng

(Suối Nguồn Bát Nhã)

 

Ngoài ra, còn tìm thấy những giọt nước mắt kết thành dòng thơ thương nhớ viết cho anh hồn những người ngã ngựa như là những giọt máu vào rỉ xuống; mặc niệm lời tôn vinh chí thành gởi đến hương linh cao trọng của những người đã khuất. Lời thơ đẹp não nề nhưng bi lụy làm sao. Ai đọc đến mà không nhỏ lệ trong lòng, mà không lầm lẫn với những ngâm khúc của tiên nhân?

...

Người trầm xuống giữa hư không vắng lặng

Nghe hồn đau nhức nhối tiếng kinh cầu

Mẫu quá khứ trong hương chiều phiêu lãng

Nét uy linh còn gờn gợn niềm đau...

...

Em trầm mặc giữa thăng trầm thế sự

Lời ca buồn nỗi nhớ tuổi thơ anh

Nghe xa lạ tháng ngày dài vong lữ

Tình hoài hương sao mất mát cho đành!

...

Ai chia sẻ cho ai, lời thương nhớ

Lời trần tình khi khuất nẻo trầm yên!

(Tháng Tư Lời Nhớ Lời Thương)

Ấy đó, sáng tạo của Tùy Anh trong nguồn Bát Nhã Trầm Ngải Thiết Tha là một tự truyện viết thành thơ. Tự truyện về ta, về người, về “ai đó”, về đời, về đạo. Tất cả hoàn chỉnh trầm lặng, thiền trai mà sâu thẳm triết lý, chất ngất đạo vị, tím biếc hoài niệm, tràn đầy vũ trụ khắc khoải khôn nguôi của vòm trời ly hương nghệ sĩ, não nề với ngàn sao hoàng hôn mờ nhạt điểm chút ít cánh bướm e thẹn giữa bình minh đông phong lành lạnh...

 

VŨ KÝ,

Bruxelles, vào Xuân 2000

(Trích Tuyển Tập VỀ NGUỒN)