Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

BÙI GIÁNG VIẾT VỀ

THI SĨ ĐINH HÙNG

 

Con người nguyên thủy, ta không rõ  tâm tình họ như thế nào. Đứng  trước những quyền lực thiên nhiên, những bão giông sấm chớp,  nhìn lại phận thân mình, họ khủng  khiếp kinh hoàng, hay là hồn nhiên chấp  nhận? Nhìn xác đồng loại bị rắn  độc cắn, hoặc bị cọp beo vồ nát,  họ rú lên những âm thanh hãi hùng  như thế nào, ta không hình dung nổi. Những  đêm đông mưa bão rét buốc, ẩn  thân trong những hang đá lạnh lẽo,  họ suy gẫm những gì về kiếp sống  phù du của mình? Họ không được  che chở trước trời đất. Đời  sống vật chất cũng như tinh thần, đều  hoàn toàn phó thác cho hiểm họa diêu  mang. Không một đức lý, triết lý  nhân sinh vũ trụ nào che chở linh hồn  họ. Không mộtthánh hiền nào thiết  lập một Hình Nhi Hạ để cho chui vào  nằm yên ổn giữa cương thường.

Ngày nay, con người có được nhiều  chốn “nương tựa”. Rượu đế,  la de, cà phê, khiêu vũ, ci-nê... Nếu  những thứ đó không còn chi cám  dỗ nữa, thì con người chạy đi  đào sâu những hang hố siêu hình,  tồn thể, hết đào hang xuống tận  ruột rà trái đất, lại đào hang  lên khắp cõi thanh thiên. Hoặc chạy  ra đại hải đuổi theo cá vô hình  của trùng khơi. Hoặc chạy vào sa mạc,  đuổi theo con chim vô dạng của hư vô.  Rồi vẽ vời bao nhiêu luyến tiếc,  chờ mong, hoài vọng, thiên hình vạn  trạng để che lấp khoảng trống vắng  dị thường của phù sinh huu huyễn.  Rốt cuộc vẫn đối diện với cái  khối lù lù bất khả tư nghị do Tử  Thần dựng lên ở giữa đường.  Cái khối dị dạng nọ quả thật gây  cấn khôn hàn. Xua đuổi nó không  được. Trừ khử nó không  tan. Thôi đành ôm chầm lấy nó ve  vuốt mà bảo rằng: - Tử Thần ôi!  Em chính là Lẽ Sống của ta. Ta sống bao  nhiêu tuế nguyệt lao đao lận đận,  là chỉ cốt để thành tựu đời  mình trong cái Chết Thơ Ngây Man mác.  Ta ôm lấy em và cảm thấy ấm cúng  vô song. _ Tử Thần ạ, lại gần đây  đối mặt! Trao bàn tay cho ta nắm bên  miền...

Đó là một lối tự dối mình  vậy. Tô son phết phấn vào khuôn mặt  Tử Thần, kể cũng là điều thiểu  não lòng người bấy nay. Mà kể  ra, suốt bình sinh, con người ta đeo bám  vào những thứ gọi là văn minh,  tiến bộ, gây dựng nên những  thứ gọi là công nghiệp lưu tồn,  chẳng qua cũng là một cách tự dối  mình đấy thôi.

Đonh Hùng Mê Hồn Ca muốn nhảy vọt  một trận, trút bỏ hết mọi thứ  “quà” của văn minh gạt gẫm, đi giữa  thế kỷ hai mươi, ông muốn sống lại  tâm tình ngưop72i nguyên thủy. Ông muốn  mang linh hồn nguyên thủy về đối diện  với xã hội văn minh. Ông muốn từ  khước hết mọi thứ xây dựng  êm ấm của xã hội văn minh, muốn  trơn trụi gào kêu giữa lạnh lùng  vạn vật.

 

Chúng ta khóc như một bầy thú dữ

Lòng dã man nghe trái đất tan tành

 

Trái đất chưa tan tành, nhưng liên  miên như đang tan tành, vì kể từ  nguyên thủy, linh hồn con người và  thể xác con người đã nối đuôi  nhau tan tành giữa vạn vật. Và mọi  cuộc xây dựng chân chính nào của  con người, rốt cuộc vẫn như oái  oăm góp phần thêm vào mọi thứ  tàn phá ở mọi bình diện.

Người thi sĩ thâm cảm sự tình  éo le đó trong tuổi xuân xanh, và nỗi  phẩn nộ không sao dập tắt được.  Không còn tìm đâu ra con đường “phục  vụ”. Mọi cố gắng giữa nhân gian,  dường nhgư phó thác hết cho diêu  mang hỗn độn “giữa chợ đời  vất vưởng bóng sầu nhân... “ Thì  văn minh, thì đức lý, thì thì thì?  Phân biệt thị phi, hư thực thế nào?  - “Phù dung bên phù thế, cõi nào thực,  cõi nào tiêu tao? Hồng phấn lẫn hồng  trần, đâu đã vì đâu ô trọc?”

Thì tiếng gào thét của con người  nguyên thủy trở thành tuyệt đối  trắng trợn dã man cho vừa tầm diêu  mang của cõi đời hỗn độn:

 

Ta lảo đảo vùng đứng lên cười  ngất

Ghì chặt nàng cho chết giữa mê ly

Rồi dày xéo lên sông núi đô  kỳ

Bên thành quách ta ra tay tàn phá

Giữa hoang loạn của lâu đài đình  tạ

Ta thản n hiên đi trở lại núi rừng

Một mặt trời đẩm máu xuống sau  lưng

 

Nhưng chỉ có thể thét lời ấy  trong thơ, và thét một lần. Rồi ân  hận tới. Trong cơn đoạn trường,  vị “bạo chúa” kia đã nằm thiêm thiếp  khóc. Vì cuộc tàn phá kia, chẳng giải  tỏa được gì. - “Giết đi hồn  nguyệt hoa chiều chiều? Giết đi cả dáng  diễm kiều của xuân?” Tàn phá trong tưởng  tượng xong một trận, lại tha thiết  nguyện cầu cho nguôi lãng.

 

Đi vào mộng những Sơn Thần yên  ngủ

Em! kìa em! đừng gọi thức hư không

Hãy quỳ xuống đọc bài kinh ái mộ

Hồn ta đây thành tượng giữa  Vô Cùng

 

Toàn tập Mê Hồn Ca, vẳng lên một  tiếng thét và một lời than. Tiếng  thét của bạo động, của phản kháng,  và lời than của ân hận nguyện  cầu. Tiếng thét đạt tới chỗ  cuồng loạn thống thết nhất. Lời  than cũng thê thảm sâu xa nhất.

Tiếng thét và lời than trầm thống  của Đinh Hùng “Sầu trong tà dục, vui  ngoài thiện tâm” dội lên song song với  Hàn Mặc Tử, mở ra cuốn sổ đoạn  trường của con người thế kỷ  hai mươi, không còn nơi cư trú. Cuốn  sổ đoạn trường mở ra như thế  để làm gì? Không biết. Không biết.  Nhưng cuộc mở ra nào cũng đi tới  một trận khép lại.

Đinh Hùng trong Đường Vào Tình  Sử, vốn đã có một lối khép  lại của riêng ông saau cái trận Mê  Hồn Ca, một lối “dùng độc dược  thử lòng thế tục”. Chúng ta còn  có nhiều lối “tịch hạp” khác. Xin để  tùy mỗi người tìm lối riêng của  mình.

Ngôn ngữ thơ trong vài thế kỷ này  đã nẩy nở xum xuê, thiên h ình  vạn trạng. Hoặc ẩn mậtv thần bí,  hoặc đơn giản như một lời cao  dao, thi ca vẫn có sức đưa dẫn người  ta vào giữa huyền nhiệm của cuộc  sống. Cuộc sống vừa khủng khiếp,  vừa nên thơ, cuộc sống không thể  nào đem lý luận một cách máy móc.  Luận lý học đã gạt gẫm người  ta, người ta thi đua nhau tán dóc. Thằng  thi sĩ không thể nào nhảy vào vòng  luậ lý đú đởn để hơn  thua. Nó cảm thấy chán chường khi  phải cùng người luận lý bàn  luận thị phi. Th ahồ để cho bọn họ  mặc sức tán hưu tán vượn,  ngấm ngầm dùng mọi thủ đoạn để  sát hại thi ca và thằng thi sĩ.

Nhưng thằng thi sĩ có tội lỗi gì đâu.  Nó chỉ ghi lại một đường trăng  tê dại, vẻ lại một màu tuyết lạnh  ngắt, một chùm bông ở trên núi  chiêm bao đem về làm tặng vật cho con  người được rồ dại chịu  chơi giữa phù vân hoặc bụi hồng  lông lốc. Mở ra những cuộc tình  yêu rờn rợn vô thủy vô chung,  o bế những cơn mơ tuyệt vọng, thì  kể cũng hơn o bồng hôn h ít mãi những  con vợ già cục mịch cằn nhằn. Đêm  tân hôn chỉ có một lần, buổi ly  dị cũng chỉ ra tòa một bận, uống  rượu li bì cũng có lúc tỉnh ra,  chém giết nhau cũng mất công đào  huyệt... Chi bằng vớ lấy bài ca mê  hồn, thì lúc nào cũng có thể mở  trận đảo tứ điên tam, ngang tầm  với tứ khuynh ngũ phúc của cuộc  thế dâu biển ngục tù. Tuyệt vọng?  Thì thà rằng tuyệt vọng với những  Kỳ Nữ Chiêm Bao, những Nữ Chúa  Thái Cổ, những màu mắt nâu vô  ngần của Gái Hải Đảo sơ khai, cũng  hơn là tuyệt vọng vì những thiếu  phụ đẩy đà ngồi trước quầy  hàng đếm những đồng tiền dị  dạng... Một tay đếm tiền, một tay gãi  vào chùm lông nách... thì như vậy  còn chi là khói trầm bén giấc mơ  tiên? Còn chi là bâng khuâng trăng giải  qua miền quạnh hiu? Ôi ông Hồ Dzếnh!

 

Thơ về nắng sáng lừng bay

Gấp đi cánh phượng cho ngày rạng  ra

Cõi trần vắng tiếng Thiên Nga

Thơ không tuổi, ý không già: muôn  năm

Gối lên Bắc Đẩu ta nằm

Nghe rung chân lạ, thơ thần mười phương.

((Hoa Xuân Đất Việt)