Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

BÙI BẢO TRÚC

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM

RÌ RÀO SÓNG VỖ

CỦA HUY TRÂM

 

Kính thưa quí vị

Kính thưa anh Huy Trâm

Trước hết chúng tôi xin cám ơn anh Huy Trâm đã cho tôi dịp lên đây để nói về cuốn sách mới nhất của anh, tập truyện ngắn Rì Rào Sóng Vỗ.

Chúng tôi không dám dài dòng e làm mất thì giờ của quí vị. Hơn nữa, Huy Trâm là một người quá gần gũi với các sinh hoạt văn học từ nhiều năm nay. Cái khó của chúng tôi là nói về một người đã quá nhiều người biết, biết qua tác phẩm của anh. một nhà văn chỉ cần có như thế.

Là một nhà văn, Huy Trâm có một số lượng sáng tác đáng kể.

Trang 144 của cuốn Rì Rào Sóng Vỗ ghi khoảng 20 tác phẩm đã xuất bản của Huy Trâm, với cuốn đầu tiên in năm 1963, và cuốn mới nhất là cuốn quí vị đang cầm trong tay hay sắp cầm trong tay lát nữa đây khi ra về sau khi trả 15 đồng ở bàn cuối phòng sinh hoạt.

Huy Trâm viết phê bình văn học, nhận định về âm nhạc, cùng với ít nhất là 10 tập thơ, hai tác phẩm biên khảo, mấy tập truyện ngắn và truyện dài.

Huy Trâm viết từ rất sớm, từ năm 1954  khi ông mới 17 tuổi ông từng được giải thưởng văn chương toàn quốc năm 1969.

Ông là người sáng lập và cũng là nhạc trưởng của chương trình nhạc chủ đề, tiền thân của những dẫn nhập đẩy đưa vào những ca khúc trước khi có những MC nở rộ như ngày nay.

Ông học tập cải tạo 7 năm, bị giam tiếp gần 3 năm vì lý do chính trị .

Trong trang 144 ghi lại những cuốn sách ông đã xuất bản, người ta thấy có một khoảng cách giữa năm 1974, năm ông cho in tập thơ Sầu Cỏ Úa ở Sài Gòn, và năm 1992 , là năm ông xuất bản tập thơ Dòng Lệ Thơ Ngây ở Orange County, California.

Khoảng cách giữa năm 1974 và 1992 là 18 năm. Đó là thời gian ông đi tù rồi bị quản thúc ở Việt Nam.  Trong 1 8 năm ấy, sinh hoạt văn học Việt Nam vắng những tác phẩm của Huy Trâm.

Cho đến khi ông trở lại với bàn viết, từ năm 1992 đến nay, năm 2008, trong 15 năm, ông ra mắt người đọc 11 tác phẩm .

Thử hỏi nếu ông không bị tù đầy, thì trong 18 năm vừa đi tù, vừa khốn khổ vì cái chế độ ấy, ông còn có thể viết được bao nhiêu tác phẩm khác ? Con số những tác phẩm ông viết trong 15 năm qua cho thấy một câu trả lời khá rõ. Có thể là 13 hay 14 cuốn đã không được viết ra trong thời gian 18 năm khốn khổ đó.

Huy Trâm là thi sĩ thì ông in thơ. Viết văn thì ông in truyện ngắn truyện dài. Là nhạc sĩ thì ông dậy dương cầm, làm nhạc trưởng.

Ông làm gì cũng hay cả.

Đến như làm thẩm phán công tố thì ông cũng bỏ tù được nhiều người.

Trong bài nói chuyện ngắn về cuốn sách mới của Huy Trâm hôm nay, chúng tôi xin đọc hầu quí vị mấy câu chữ Hán của một nhà nho, một nhà khoa bảng viết tại thư viện Hồ Gươm đầu thu năm Canh Dần tức là năm 1950 . Mấy câu ấy như sau:

Thế gian cực nhàn, thích sự, giai tu mịch bạn, tầm đối. Duy độc thư chỉ tu nhất nhân, khả dĩ cánh nhật, khả dĩ cùng niên hoàn đổ chi trung nhi lãm tứ hải, thiên tải chi hạ nhi địch cổ nhân . Thiên hạ chi cầu vô

quá ư thử.

Độc vị kiến thư như đắc lương hữu, kiến dĩ độc thư như phùng cố nhân.

Đoạn văn trên được bà Nguyễn thị Bội Cẩn, ái nữ của vị túc nho này dịch sang quốc ngữ như sau :

Ở đời những lúc quá nhàn rỗi thường cần kiếm bạn, tìm người trò chuyện. Riêng việc đọc sách chỉ cần có một người. Có thể trọn ngày, có thể suốt năm ở giữa bốn bức tường mã thưởng lãm được khắp bốn bể, trải ngàn năm mà gặp chẳng được người xưa. Điều mong cầu của người đời cũng không hơn như thế.

Đọc Cuốn sách mới gặp lần đầu như được người bạn tốt thấy cuốn sách đã đọc qua như gặp lại cố nhân. Mấy câu trên là của cụ Phó Bảng Nông Sơn Nguyễn Can Mộng, nội tổ của nhà văn Huy Trâm.

Khi viết những dòng trên tại Kiếm Hồ chi thư viện, cụ Phó Bảng Nông Sơn không bao giờ nghĩ cậu bé 13 tuổi, cháu nội của cụ lại làm được đúng như hai câu cuối cụ viết.

Đọc cuốn sách mới gặp lần đầu như được người bạn tốt, thấy cuốn sách đã đọc qua như gặp lại cố nhân.

Những Hàng Châu Ngọc Trong Thi Ca hiện Đại in năm 1969, cuốn sách đem lại cho tác giả Huy Trâm Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc của Huy Trâm là người bạn cũ đã theo tôi hơn ba chục năm nay, cuốn sách mang theo từ khi rời Sài Gòn năm 1974. Và Cuốn Rì Rào Sóng Vỗ là người bạn mới vừa quen được hơn một tháng nay khi tác giả gửi cho và yêu cầu nói vài ba câu về cuốn sách .

Đúng hệt nhu cụ Phó Bảng đã viết.

Đọc cuốn truyện ngắn của Huy Trâm người ta sẽ không thấy những truyện ngắn ở sau thấp thoáng những luận, đề những băn khoăn, những vật vã khổ đau của Dương Nghiễm Mậu, những gửi gấm sâu kín như trong các sáng tác của Vũ Khắc Khoan .

Edgar Lawrence Doctorow, một nhà văn của văn học đương đại Mỹ cho rằng tất cả những gì một nhà văn viết xuống đều thấp thoáng tự sự của đời mình. Huy Trâm với 15 truyện ngắn trong tác phẩm mới nhất truyện nào cũng đụng rất nhẹ vào cuộc sống của ông, của chúng ta.

Huy Trâm không dẫn độc giả đi những nơi xa xôi khó đến. Ông dẫn người dọc qua những con đường ở ngay thành phố này, những tên đường, nhũng địa danh, ngôi chợ, bệnh viện, căn nhà trong một khu chúng cư, ở đó những chuyện ông kể cho chúng ta đã xẩy ra, đã diễn ra, đã có thật, đều đã rất quen. Ông viết về cuộc sống thật ấy, những cảnh đời, những nhân vật chúng ta hình như đã gặp đâu đó một vài lần. Ông cho những nhân vật của ông ưu tư, thắc mắc về những điều tầm thường, gần gũi với chúng ta, người đọc. Một gia đình HO, một người đàn ông già, góa vợ ở một mình, mấy đứa con đã lớn, những bữa ăn, mấy người bạn già, những quen biết cũ gặp lại ở một nơi lạ lẫm, những buổi chiều một mình, cảnh già cô đơn...

Người đọc thấy thấp thoáng của một cuốn tự sự.

Tất cả đều mang một chút ngậm ngùi nhẹ nhàng ở trong. Tập truyện của ông đọc đâu cũng thấy ông, thấy chúng ta ở trong, không ngôi thứ hai thì cũng ngôi thứ ba.

Ở một thời điểm khác, có thể Huy Trâm đã viết về tình yêu. Nhưng ở tuổi của ông, những chuyện tình như đã lùi lại ở một cột mốc nào đó của đời sống. Cũng có thể ông không cần đem tình ái vào những truyện ngắn ấy. Những truyện của ông vẫn là những ngoái nhìn lại những đoạn đời cũ ở Việt Nam mà ông bỏ lại. Nhưng ông để người đọc thấy rất ít cái thời còn mặc áo đen ở tòa án. Ông chỉ mơ hồ nhắc lại chi tiết ấy. Ông cũng không để lộ ra những bực bội, hận thù về những năm tốt đẹp nhất đời người của ông bị lấy đi ở những trại tù. Ông viết với lòng khoan dung và một thái độ từ tốn. Mười lăm truyện ngắn của Huy Trâm là những ghi lại đời sống chung quanh chúng ta. Mười năm, hai chục năm nữa, đọc lại những truyện ngắn này người ta sẽ thấy là bàn viết của Huy Trâm đã giữ lại được những cảnh sống mà lúc ấy không còn nữa.

Tập truyện đọc ở những nơi khác hơn là California sẽ là những nét vẽ khá trung thực đời sống mà chúng ta đang sống ngày hôm nay.

Rì Rào Sóng Vỗ là một tập truyện dễ đọc, không tình tiết éo le, khúc mắc, không đau đớn hiện sinh, không bí hiểm triết lý, không làm dáng văn chương.

Xin trân trọng giới thiệu với quí vị.

Xin cám ơn quí vị, cám ơn anh Huy Trâm. Chúc anh viết được nhiều thêm nữa.