Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

BỐN MÙA QUA THI CA ÂU MỸ

 

LINH THẢO

 

Thiên nhiên là bạn của con người và là nguồn cảm hứng của thi nhân, nhất là những chuyển động của đất trời, qua thời tiết bốn mùa. Họ đã vẽ những bức tranh tạo vật tuyệt tác qua các mùa xuân, hạ, thu, đông, bằng thi ca.

Mùa xuân có những hình ảnh biểu tượng nhất về sức sống, tính năng động của muôn loài, từ động vật đến tĩnh vật, như Wadsworth Longfellow (nhà thơ Mỹ - thế kỷ 19) đã mô tả:


Xuân thắm xuân nồng muôn phương xuân đẹp

Trời phương nam xuân cảm ý người thơ

Chim bắt đầu lên giọng nắn cung tơ

Vài âm điệu thiết tha buông trầm bổng

Rồi chờ mong ngàn sâu lên tiếng vọng

Ễnh ương đồng đoàn nhạc sĩ áo xanh

Thoáng tin vui cũng mở hội ngày lành

Cùng vũ trụ hòa chung phường hợp tấu

Cả hí trường bao la thôi khép dấu

Với băng che sương phủ tuyết giăng màn

Phút khởi đầu nghe dạo khúc ca hoan

Chồi đâm mạnh cỏ xanh nền đất bạch

Cả sức sống chan hòa trong các mạch

Nhựa trong cây nước trong đất máu trong người

Ôi niềm vui sống động của mùa tười

Ôi kỳ thú những ngày xuân đến tiết

Trong vườn ai nghe tiếng người rộn việc

Và không gian thoang thoảng đất lên hương

(Bài này vốn được dịch từ lâu, nay chưa tìm được nguyên tác)

Longfellow cũng dẫn ta đến những con suối, nét đẹp uyển chuyển của thiên nhiên trong bốn mùa:

Và những con suối dõi xem

Tràn qua thung lũng êm đềm ngày xuân

Với cây xanh tiết hạ vàng

Với làn sương rắng mơ màng mùa thu

Với trời đông xám mịt mù

(And the pleasant water courses,

You could trace them through the valley,

By the rushing in the spring time,

By the alder in the summer,

By the white fog in the autumn,

By the black line in the winter...

Song of Hiawatha)

William Blake (nhà thơ Mỹ - thế kỷ 18-19) thấy xuân về với sương tan, với những cơn mưa đá:

Cửa bình minh mở khoá sương dày

Hướng mắt thần về đảo phía tây

Rộn ràng hòa âm những cơn mưa đá

Ôi xuân đã về đây!

(O thou with dewy locks, who lookest down

Thró the clear windows of the morning, turn

Thine angel eyes upon our western isle,

which in full choir hails thy approach, O Spring!

- O Spring -)

Các nhà thơ thường tả hoa và mùa xuân làm biểu hiện cho tình yêu, khi nở lúc tàn trong mùa luyến ái. Đó là hình tượng hoa linh lan trong thơ F. Lemarque, nhà thơ Pháp:

Nhìn nét cười em lại nở hoa

Giờ đây thắm đẹp hơn bao giờ

Linh lan một thuở phô hương sắc

Mãi mãi nào đâu tươi thắm hoa

(Et j'ai vu refleurir l'éclat de ton sourire

Aujourd'hui plus beau que jamais

Le temps du muguet ne durait jamais

Plus longtemps que le mois de mai)

Nhưng tình của họ không như loài hoa kia, vẫn lâu bền với mối tình đầu đầy kỷ niệm đẹp của tuổi đôi mươi, dù đã chia tay:

Rồi chẳng lâu bền quá tháng Năm

Khi hoa đến độ cũng phai tàn

Đôi ta chẳng đổi tình ca đẹp

Như buổi ban đầu trổi ái ân

(Quand tous ces bouquets déjà seront fanés

Pour nous deux rien n'aura changé

Aussi belle qúarant notre chanson d'amour

Chantera comme les premiers jours)

Giã biệt còn lưu dấu cố nhân

Chút gì của bạn thắm mùa xuân

Tuổi hai mươi chút gì của bạn

Để lứa đôi còn mãi ái ân

(Mùa Hoa Linh Lan)

(En partant il nous a laissé

Un peu de son printemps

Un peu de ses vingt ans

Pour s'aimer, pour s'aimer longtemps)

(Letemps Du Muguet)

Hình như mùa hè ít hiện diện trong thơ đông, tây, có lẽ mùa này có thời tiết oi bức, gay gắt, làm mất vẻ nên thơ khiến con người thiếu gần gũi với thiên nhiên, ngoại trừ đón chờ những cơn gió đến, như thi sĩ William Cullen Bryant (thế kỷ 18-19):

Một ngày oi bức mặt trời chếch choáng say

Sương ngả mình trên cỏ sớm mai

Nào nghe tiếng cây du xào xạc

Che khuất nhà và tỏa bóng im mát

Mọi vật lặng im dịu bớt oi nồng

Và ngắt tiếng thì thầm của ong

Đậu trên những hoa tàn...

Mùa hạ đến

Lay rụng hoa từ những khóm cây

Đưa hương ngát và mang đến vang đầy

tiếng chim ca và nhành non xào xạc

và thanh âm cành lá đong đưa và giọng thác

từ xa. Cỏ xanh thở phào

bên đường bên bờ suối

vui gật đầu chào nhau

Lá cây nhấp nháy trong nắng lộng

như trên mình sương đọng

và dòng suối bạc vỡ sóng lăn tăn

lấp lánh lúc hè về

<Gió Hè>

(It is a sultry day, the sun has drunk

The dew that lay upon the morning grass;

There is no rustling in the lofty elm

That canopies my dwelling, and its shade

Scarce cools me. All is silent, save the faint

And interupted murmur of the bee

Settling on the sick flower...

He is come,

Shaking a shower of blossoms from the shrubs,

And bearing on their fragance; and he brings

Music of birds, and rustling of young boughs,

And sound of swaying branches, and the voice

Of distant water falls. All the green herbs

Are stirring in his breath; a thousand flower,

By the road-side and the borders of the brook,

Nod gayly to each other; glossy leaves

Are twinkling in the sun, as if the dew

Were on them yet, and silver water break

Into small waves and sparkle as he comes)

<Summer Wind>

Hay là đồng lúa chín, hoặc các thú vui của tuổi trẻ khi hè về, trong thơ của George Peele (Mỹ - thế kỷ 16):

Khi lúa cao lút người

Và anh đào chín muồi

Trên kem dâu tây lội

Học trò trong nước đùa chơi

<Hạ Ca>

(When as the rye reach to the chin,

And chopcherry, chopcherry ripe within,

Strawberries swimming in the cream,

And shool-boys playing in the stream.

A Summer Song)

Đẹp và nên thơ nhất trong năm hẳn là mùa thu. Cho nên thi nhân có lắm cảm xúc diễn đạt trong thơ. Thi nhân Á đông thường mô tả mùa thu với sương mờ, lá rụng, trời nước trong xanh, mây trắng bàng bạc... Một cách khác, nhà thơ Mỹ John Keats thấy thu là mùa của trái cây chín mọng, của hoa nở muộn, hoặc John Clare (Mỹ - thế kỷ 18-19) thích lên đồi nhìn suối nước nóng đổ xuống ghềnh đá:

Mùa sương mù và trái cây chín mọng

cùng nắng hồng

làm trĩu táo trên cây bên lều

trái nho quanh mái rạ

và làm trái chín muồi tận lõi

làm căng bầu bí, làm rơi vỏ phỉ

với nhân ngọt ngào, làm đâm chồi nẩy lộc

và còn trổ hoa muộn cho ong

đến lúc chúng nghĩ những ngày ấm nồng không dứt

<Ngỏ Cùng Thu>

(Season of mists and mellow fruitfulness,

Close bosom-friend of the maturing sun;

... With fruit the vines that round the thatch-eaves run;

To bend with apples the moss'd cottage trees,

And fill all fruit with ripeness to the core;

To smell the gourd, and plump the hazel shells

With a sweet kernel; to set budding more,

And still more, later flowers for the bees,

Untill they think warm days never cease...)

<To Autumn>

Lá cúc bay

Dù cơn gió lặng

Trên cỏ xanh yên

Lên đồi

Suối từ nguồn đổ

Đun sôi

Qua ghềnh đá

Nóng bong bóng đỏ

<Mùa Thu>

(The thistledown's flying

Though the winds are all still,

On the green grass now lying,

Now mounting the hill,

The spring from the fountain

Now boils like a pot,

Through stones past the counting,

It bubbles red hot...

<Autumn>

Thu của các nhà thơ Pháp là mùa của yêu đương thắm thiết, những người tình say nắng thu nồng:

Tha thiết mong em nhớ lại ngày

Đôi ta là bạn sướng vui thay

Suốt thời gian ấy đời tươi đẹp

Và nắng say nồng hơn buổi nay

(Oh, je voudrais tant que tu te souviennes

Des jours heureux où nous étions amis,

En ce temps-là la vie était plus belle

Et le soleil plus br#lant qu'aujourd'hui...)

Và họ có đầy kỷ niệm chất chồng trong lòng như lá thu khô. Với những kỷ niệm ấy, người tình kia vẫn giữ niềm chung thủy:

Lá úa rơi đầy lá úa rơi

Lòng anh, em hỡi, nhớ khôn nguôi...

Chất chồng lá úa khô, nào khác

Những tiếc thương hoài niệm một thời...

Lá úa vàng rơi lá chất chồng

Như tiếc thương, kỷ niệm trong lòng

Nhưng cười vui mãi, ơn đời tạ,

Lặng lẽ tình anh vẫn thủy chung.

<Lá Khô>

(Les feuilles mortes se ramassent à la pelle

Tu vois, je n'ai pas oublié...

Les feuilles mortes se ramasient à la pelle

Les souvenirs et les regrets aussi

Les feuilles mortes se ramassent à la pelle

Les souvenirs et les regrets aussi

Mais mon amour silencieux et fidèle

Sourit toujours et remercie la vie...

<Le Feuilles Mortes - Jacques Prévert>

Tiếng thu là điệu đàn thổn thức của một mối tình buồn trong thơ Paul Verlaine (Pháp - thế kỷ 19):

Đàn thu thổn thức ngân dài

Điệu buồn rung động hồn tôi nhịp sầu

Bao niềm nghẹn uất thương đau

Tháng năm vàng võ một màu tái tê

Chuông kia đã điểm xuân thì

Thời xưa chạnh tưởng não nề lụy sa

Giang hồ lại bước chân ra

Gió đưa chẳng biết đâu là đến đâu

Ngày đêm sương gió dãi dầu

Lênh đênh một chiếc thân hầu lá khô

<Thu Ca>

(Les sanglots longs

Des violons

De l'automne

Blessent mon coeur

D'une languer

Monotone.

Tout suffocant

Et blême, quand

Sonne l'heure,

Je me souviens

Des jours anciens

Et je pleure.

Et je m'en vais

Au vent mauvais

Qui m'enporte

Deca, delà

Pareil à la

Feuille morte.

- Chanson D'automne -)

Hơn nữa, với nhà thơ Guillanme Apollinaire (Pháp - thế kỷ 19-20), thu là mùa của chết chóc vĩnh biệt:

Ta bứt đây thạch thảo một nhành con

Em nhớ chăng mùa thu kia đã chết

Chúng ta sẽ trên cõi đời vĩnh biệt

Hương thời gian mùi thạch thảo còn nguyên

Và đừng quên ta vẫn đợi chờ em.

(Vĩnh Biệt)

(J'ai cueilli ce brin de bruyère

L'automne est morte souviens-t'en

Nous ne nous verrons plus sur la terre

Odeur du temps brin de bruyère

Et souviens-toi que je t'attends.

- L'Adieu - )

Mùa đông là mùa ảm đạm nhất trong năm, với sương lạnh, tuyết băng, ngày không dài, đêm buốt giá:

Mặt trời rút ngắn ngày tháng chạp

Buồn lên đồi xám

Và, với quầng đen, giữa trưa

Chiều ánh buồn hơn trăng tái xanh

<Ngày Đông>

(The sun that brief December day

Rose cheerless over hill of gray,

And, dark cirled, gave at noon

A sadder light than waning moon.

Winter Day - John Greenleaf Whittier)

Lúc đêm về từ đỉnh đồi cây phía tây

Mặt trời, kẻ du hành do tuyết thổi,

Chìm dưới bến sông sương phủ đầy...

Mặt trăng trên rừng đông

Sáng gương tròn, rặng đồi yên đứng

Biến dạng thành dòng lũ bạc

Cơn tuyết thổi lạnh lùng buốt rát

(Đêm Đông)

(As night drew on, and, from the crest

Of wooded knolls that ridged the west,

The sun, a snow-blown traveller, sank

From sight beneath the smothering bank...

The moon above the eastern wood

Shone at its full; the hill-range stood

Transfigure in the silver flood,

Its blown snows flashing cold and keen...

Winter Night - J. G. Whittier)

Từ khóm thạch thảo và các loài cây khác khô úa, đến cánh cò, cánh quạ vẩn vơ buồn:

Tôi yêu khóm thạch thảo khô úa

Lẫn lộn lá với kim tước, thạch nam

Khi con cò giã từ hồ vắng

Chậm rãi đập cánh buồn

Và con quạ lẻ bóng vẩn vơ nhún nhẩy

Trên cành cây trần bì cao vút

(Thạch Thảo Mùa Đông)

(I love to see the old heath's withered brake

Mingle its crimpled leaves with furge and ling,

While the old heron from the lonely lake

Starts slow and flaps his motion swing

On the half-rotten ash-tree's topmost twig

- Emmonsail's Heath in Winter - John Clare)

Dù vậy, đàn học sinh vẫn nhởn nhơ rong chơi trên tuyết, dưới ánh trời đông:

Đàn học sinh còn dạo bước ban mai

Đến trường làng lân cận với tốc độ rong chơi

Tha thẩn với buổi thư nhàn đến lúc run lạnh

Nhìn con ngỗng trời lượn cánh...

Cất bước dài trên làn tuyết sáng trong

Dưới ánh trời tái nhợt chói lói mùa đông

(Học Sinh Trong Mùa Đông)

(The schoolboys still their morning rambles take

To neighbouring village school with playing speed,

Loitering with pastime's leisure till they quake,

Oft looking up the wild-geese droves to heed...

... That stride huge giants o'er the shining snow

In the pale splenderour of the winter sun

- ShoolBoys in Winter - J. Clare)

Mùa đông ở phương tây, câ cối trụi lá trơ cành đã gây cảm xúc cho một em bé người Pháp, mới lên 8 tuổi, tên Minou Drouet, làm nên bài thơ nổi tiếng, mang nhiều tình cảm ối với cây, vốn là bạn của em:

Cây ơi

vọng buồn của gió

vang vui của chim

bị mùa đông bóc trần

cây ơi

lần đầu tôi ngắm bạn

(Cây, Bạn Tôi - Trích đoạn)

(Arbre

écho de la peine du vent

dela joie des oiseaux

arbre dévêtu par l'hiver

je te regarde pour la première fois

Arbre, Mon Ami - )

o0o

Các nhà thơ Âu Mỹ thường có cảm xúc về bốn mùa có tính chất thiên về thực tế lẫn mộng mơ và ít khi làm theo ước lệ (con forming) như thi nhân phương đông (mô tả "phong hoa tuyết nguyệt" chẳng hạn), nên người đọc thấy có nhiều ý tưởng mới lạ, độc đáo.

Linh Thảo