Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

ÂN ĐỀN OÁN TRẢ

 

Tiểu luận VÕ DOÃN NHẪN

 

1- Thiết nghĩ người viết cần có một minh định danh từ bổn phận và trách nhiệm. Hình như có một ngộ nhận về bổn phận và về trách nhiệm. Theo công ý (sens commun), bổn phận và trách nhiệm đồng nghĩa. Trách nhiệm công dân. Trách nhiệm chu toàn nghĩa vụ quân dịch. Một người vô trách nhiệm. “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, Ở đây, trách nhiệm công dân là bổn phận của người dân, trách nhiệm chu toàn nghĩa vụ quân dịch là bổn phận của người dân, của một thanh niên phải chu toàn: bảo vệ giang sơn tổ quốc, giữ gìn bờ cõi. Một người vô trách nhiệm là một người không quan tâm, không biết mình có bổn phận phải hoàn thành. Nước nhà có hưng có phế, có thành có mất, kẻ thường dân dù có học dù vô học đều có bổn phận.

Một khi cá nhân có bổnphận phải hoàn thành, cá nhân ấy ắt có trách nhiệm đối với bổn phận ấy. Trách nhiệm (la responsabilité) là tính cách của một người phải trả lời về hành vi của mình, tức người ấy chính là tác giả của hành vi mình, và phải chịu hậu quả hành vi ấy. Tôi chịu trách nhiệm về việc lái xe vi phạm luật lệ giao thông, về việc lái xe gia tăng tốc độ, về việc đã gây nên tai nạn cho người đi đường vì lái xe ẩu. Theo quan điểm nhà Phật, mỗi chúng sinh một khi đã tạo "nghiệp", lẽ đương nhiên chúng sinh ấy phải trả “nghiệp”. Một khi trả hết nghiệp chồng chất từ muôn triệu kiếp, chúng sinh sẽ trả sạch "nghiệp." Nói theo chế tài, từ ngữ chuyên môn của sự thưởng phạt, hậu quả tất nhiên của việc vi phạm trong lúc lái xe hoặc đã vô tình hay cố ý gây ra tai nạn. Quan niệm người Hy Lạp cổ cho rằng sự thưởng phạt có tính cách hình thức, quít làm cam phải chịu, mắt đổi mắt (oail pour oail), răng đổi răng (dent pour dent). Luật pháp sẽ đưa tội nhân móc một mắt, sẽ bẻ một cái răng nếu tội nhân mắc tội tương đương. AS you sow, you will reap. Anh đã gieo nhân thì anh sẽ gặt quả. Luật pháp ngày xưa sẽ bị kết tội tru di tam tộc nếu tội nhân bị kết án phạm tội thí quân, tức giết vua. Con cừu non bị con chó sói kết án vì cừu non "làm đục giòng suối sói đang uống nước, vì anh em hoặc bà con của cừu." Ấn Độ giáo tin rằng con người sẽ rửa sạch tội một khi con người đã tắm rửa sông Hằng (Nếu quả vậy thì những con cá sấu ăn vô số thịt người cũng được rửa sạch tội lỗi nếu chúng tiếp tục bơi lội trên sông Hằng!). Một tội nhân bị kết án tử hình vắng mặt vào thời cổ Hi Lạp, một bức hình hay một pho tượng của tội nhân ấy bị quăng xuống sông như thể đao phủ thủ thi hành bản án tử hình đã được thực hiện. Một người hình nộm bị đem bêu diếu trên xe hoặc trên một đám đông đã bị kết án theo kiểu tượng trưng. Thần tượng bấy nay được suy tôn trọng vọng tôn thờ đã bị sụp đổ. Mồ mả lăng tẩm các vì vua chúa trong triều đại trước bị khai quật, được đưa vô ngục thất để các tù nhân dễ bề tiểu tiện ỉa đái. Dự Nhượng vào thời Chiến Quốc, xin kẻ thù không đội trời chung là Triệu Tương Tử cho mượn chiếc long bào để gọi là báo thù cho Trí Bá, vốn cũng là kẻ thù không đội trời chung của Triệu Tương Tử. Khi long bào được Triệu Tương Tử ném cho, Dự Nhượng múa gươm đâm nát long bào, Dự Nhượng reo to hả dạ: "Ta đã báo thù được Trí Bá" (Dự Nhượng đả long bào).

2.- Quãng đời Thúy Kiều là một chuỗi đoạn trường tiếp nối dài dài, từ việc báo hiếu bán mình chuộc cha đến cơ duyên được Giác Duyên cứu sống trên sông Tiền Đường trả hết nghiệp, khoảng cách không gian thăm thẳm ngàn trùng, khoảng cách thời gian mười lăm năm lưu lạc một cuốn phim được quay nhanh chỉ trong khoảnh khắc. Việc nhớ ân oán giang hồ nhiều không kể xiết, chỉ nêu họ tên một vài nhân vật điển hình, đó là Thúc Kỳ Tâm tức Thúc Sinh và sư Giác Duyên. Tiếp theo là Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà, Bạc Bà, Ba Hạnh, Ưng Khuyển, sau cùng là "con quan Lại Bộ tên là Hoạn Thư. " Sau đây là một đoạn thơ của Nguyễn Du kể lại và đền đáp ân tình ân nghĩa của Thúc Kỳ Tâm và của

Giác Duyên:

 

Cho gươm mời đến Thúc lang,

Mặt như chàm đổ, mình dường giẻ run.

Nàng rằng: “Nghĩa trọng tình non,

Lâm Truy người cũ chàng còn nhớ không ?

Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,

Tại ai há dám phụ lòng cố nhân.

Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,

Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là.

Vợ chàng quỷ quái tinh ma,

Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

Kiến bò miệng chén chưa lâu,

Mưu sâu công trả nghĩa sâu cho vừa.

Thúc sinh trông mặt bấy giờ,

Mồ hôi chàng đã như mưa ướt dầm.

Lòng riêng mừng sợ khôn cầm,

Sợ thay mà lại mừng thầm cho ai.

Mụ già sư trưởng thứ hai,

Thoắt đưa đến trước vội mời lên trên.

Dắt tay mở mặt cho nhìn:

“Hoa nô kia với Trạc Tuyền cũng tôi.

Nhớ khi lỡ bước sẩy vời,

Non vàng chưa dễ đền bồi tấm thương.

Nghìn vàng chút gọi lễ thường,

Mà lòng Phiếu mẫu mấy vàng cho cân

Hai người trông mặt tần ngần,

Nửa phần khiếp sợ, nửa phần mừng vui.

Nàng rằng: Xin hãy rốn ngồi,

Xem cho rõ mặt biết tôi báo thù.

 

Từ trước, Thúc Kỳ Tâm vốn là một thương gia, cuộc sống thong thả có phần phóng khoáng tiền bạc rộng rãi tài chính dễ dàng, bỏ tiền ra chuộc gái lầu xanh về nhà tiếp tục cuộc sống lửa hương những vụng trộm, Kiều nhận biết điều ấy và tỏ ra biết ơn chuộc mạng thoát khỏi cảnh cá chậu chim lồng buôn người bán thịt. "Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân, tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là."Sư Giác Duyên cũng là một ân nhân quý hóa của Kiều ra tay cứu vớt khách má hồng trong hoàn cảnh rất mực ngặt nghèo nguy khốn tại Chiêu Ẩn Am, những sức người tu hành là "sư chị" tức Giác Duyên có hạn vội vội vàng vàng đem ký gửi một nhà người quen không ngờ lại sa vào một tổ chức vẫn quen buôn thịt bán người. Nhưng dù thế nào mặc lòng, từ tâm sư Giác Duyên là người đáng được Kiều mang ơn xứng được đền đáp: "Nghìn vàng chút gọi lễ thường, mà lòng Phiếu mẫu mấy vàng cho cân." "Dĩ đức báo đức," lấy ân nghĩa đền đáp lại công đức, đó là quan niệm của triết gia hình nhi thượng học Lão Đam vậy.

Cổ học Tinh hoa kể lại rằng có một nhà nông cùng mấy người con sinh sống bằng nghề trồng dưa. Một nhà nông khác cũng sinh nhai bằng nghề trồng dưa. Đám ruộng trồng dưa của nhà nông thứ nhất xem ra có vẻ tươi tốt hơn đám ruộng dưa của nhà nông thứ hai khiến nhà nông thứ hai cùng mấy người con đem lòng ghen ghét ganh tị. Thấy đám ruộng dưa của người nông dân thứ nhất ngày nào cũng dược tưới cây chăm sóc cẩn thận trong lúc đám ruộng dưa của người nông dân thứ hai không được chăm bón, đất khô cằn không người tưới nước, bầy con lựa lúc ban đêm tối trời rủ nhau ra ruộng dưa lẻn nhổ tung lên những bụi dưa ngổn ngang trên đất. Sáng hôm sau, gia đình nhà nông nhìn thấy cảnh tàn phá ngổn ngang trên ruộng dưa, giận lắm, biết ngay đám con nông dân thứ hai là thủ phạm, rắp tâm trả thù, nhưng người cha không cho phép. Đêm đến, người nông dân sai các con ra ruộng dưa của người nông dân thứ hai quét dọn làm cỏ sạch sẽ, đoạn sai các con xách thùng cạnh bờ giếng đổ đầy nước ra ruộng tưới dưa, đêm nào cũng thế. Ban đầu, gia đình nông dân thứ hai lấy làm ngạc nhiên không hiểu duyên cớ làm sao, về sau mới vỡ lẽ: thay vì ăn miếng trả miếng phá hoại ruộng dưa, gia đình nông dân thứ nhất đã đáp lễ bằng cách tưới dưa cho người.

Cảm thấy xấu hổ, tự thẹn với lương tâm, người nông dân thứ hai quyết định phục hồi thành quả ruộng dưa bằng cách làm cỏ và tưới ruộng dưa gọi là chuộc tội mối xích mích oán thù dạo nọ, dĩ đức báo đức.

 

"Kíp truyền chư tướng hiến phù,

Lại đem các tích phạm tù hậu tra.

Dưới cờ gươm tuốt nắp ra,

Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư.

Thoắt trông nàng đã chào thưa:

“Tiểu thư cũng có bây giờ ở đây!

Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan?

Dễ dàng là thói hồng nhan,

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.

Hoạn Thư phách lạc hồn xiêu,

Khấu đầu dưới trướng dở điều kêu ca.

Rằng: tôi chút phận đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.

Nghĩ cho khi các viết kinh,

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo

Lòng riêng, riêng những kính yêu,

Chồng chung, ai dễ ai chiều cho ai.

Trót lòng gây việc chông gai,

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng?

Khen cho: “Thật đã nên rằng

Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời.

Tha thì cũng may đời,

Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.

Đã lòng tri quá thì nên,

Truyền quân lệnh xuống trướng liền tha ngay."

 

“Đã lòng tri quá thì nên." Tri quá thì nên, tri quá là ý thức đạo đức, tức biết ăn năn hối quá hối hận. Nếu đã biết hối hận ăn năn thì tốt, Kiều nên tha cho. Tha cứu được mạng sống đã là may rồi, nếu trả thù thì hóa ra là kẻ nhỏ nhen ti tiện, mang thù chuốc oán. Hoạn Thư đã tỏ ra là người sáng suốt khôn ngoan đa mưu túc trí, biết ngộ biến tòng quyền, biết nhận lỗi về phần mình và xin được tha cho khỏi chết.

Giờ đến lượt đến phiên tội đồ được phán xét phân xử buộc tội:

 

“Nàng rằng lồng lộng trời cao,

Hại nhân, nhân hại, sự nào tại ta.

Trước là Bạc Hạnh, Bạc Bà,

Bên là Ưng Khuyển, bên là Sở Khanh.

Tú Bà với Mã Giám Sinh,

Các tên tội ấy đáng tình còn sao!

Lệnh quân truyền xuống nội đao,

Thề sao thì lại cứ sao gia hình.

Máu rơi thịt nát tan tành,

Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời.

Cho hay muôn sự tại trời,

Phụ người chẳng bỏ khi người phụ ta.

Mấy người bạc ác tinh ma,

Mình làm mình chịu kêu mà ai thương!"

 

Ân nghĩa phân minh. Oan trái rạch ròi. Theo thông tục, có công thì thưởng, có tội thì trừng. Nói theo Lão Tử thì "dĩ đức báo đức", nói theo Không Tư thì "dĩ trực báo oán". Lão Tử nói về lòng bác ái, đức từ bi; Khổng Tử nói về lòng công minh chính trực. Khi đánh giá về thái độ tha chết cho Hoạn Thư, văn học "cách mạng" phê bình Thúy Kiều đã hành động bất thường, xem nhẹ giá trị đạo đức quần chúng dân gian. Kiều đã hành động bốc đồng, không phân biệt chính xác bạn thù. Phải biết căm thù giai cấp phong kiến tầng lớp thống trị bóc lột mà tiêu biểu điển hình là tầng lớp địa chủ trong phong trào Cải Cách Ruộng Đất từ năm 1952 đến năm 1954. Tha chết cho “ái nữ quan Lại Bộ”, Kiều đã bộc lộ gốc gác nhân cách tiểu tư sản nửa mùa lạc hậu lỗi thời.

Các nhà luân lý học tin rằng "nhân chi sơ, tính bản thiện," bản tính đầu tiên con người vốn lành. Bản tính tự nhiên của Kiều vốn yêu thích làm điều thiện. Ngay từ buổi Thanh Minh, buổi hội Đạp Thanh, Kiều đã biểu lộ một tình cảm xót thương cho số phận hẩm hiu của sổ Đoạn Trường là nàng ca kỷ Đạm Tiên. Chỉ nghe Vương Quan thuật lại đoạn đời ngắn ngủi mỏng manh là nàng ca kỹ, Kiều chưa chi đã “đầm đầm châu sa” rồi, đó có phải

là “nhân chi sơ tính bản thiện” của Mạnh Tử, hay là "nhân chi sơ tính bản ác " của Tăng Tử? Chỉ một đức báo hiếu, chịu hi sinh bán mình chuộc cha đủ là một gương sáng để đời sau ca ngợi.

Sau mười lăm năm lưu lạc rửa sạch sóng gió đoạn trường, những tưởng Kiều được tái hợp đoàn viên cùng người yêu cũ, Kiều đã thật sự mỏi mệt chán chường không thiết gì đến chuyện ái ân chăn gối. Nàng đã quyết định lấy tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ, duyên chồng vợ đổi ra tình bè bạn, câu chuyện kết thúc nhuốm vẻ buồn thương nhưng xét cho cùng cuộc tình vẫn đẹp. Không có một lựa chọn nào khác./.