Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

ÂM VANG

MỘT HỒI CHUÔNG

 

tùy bút PHAN LẠC TIẾP

 

 

Tôi vừa đi thăm một vài nơi tại Trung Hoa về. Tuy không được đi nhiều như mong ước, nhưng tôi nghĩ đó cũng là những nơi tiêu biểu cho nước Trung Hoa: Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu và Tô Châu. Viết về những nơi này sau các chuyến đi, đã có một vài người viết rồi. Do đó, tôi chỉ muốn ghi lại một vài cảm xúc trước một vài nơi mà tôi đã đến.

 

HÀN SAN

 

Trung Hoa, là mối lưu tâm truyền kiếp của chúng ta trước sự xâm lăng kinh khiếp từ phương Bắc. Dọc theo chiều dài của lịch sử mấy ngàn năm, hầu như lúc nào mối lo lớn nhất của ông cha chúng ta là sự xâm lăng của người Tàu. Cho đến cả bây giờ, suốt thời gian chiến tranh vừa qua, từ 1946 đến 1975, sự hiện diện của người Tàu với chúng ta cũng rất nặng nề. Hiện nay, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, là nỗi đau nhức của bất cứ ai còn có chút đoái hoài đến đất nước. Mối sợ hãi và quan tâm này, khi có dịp, tôi sẽ nói sau.

Nhưng bên cạnh mối lo truyền đời ấy, hầu như ông cha chúng ta, những người đọc sách, và ngay cả chúng ta lúc này, vẫn tiêm nhiễm trong lòng một mối quan hoài không nhỏ với nền học thuật của Trung Hoa. Tiền nhân chúng ta cũng thờ Khổng Tư như một vị Vạn Thế Sư Biểu; vẫn hằng tìm đến với thiên nhiên, cây cỏ, gió mây như ngàn năm cũ Lão Tử đã đi tìm. Và ngay cả chùa chiền, kinh điển, từ gần hai ngàn năm trước, chúng ta cũng được hấp thụ từ Trung Hoa đến rất thâm sâu. Một cách cụ thể trên mặt văn chương và hội họa, điển hình như bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế, mà hầu như đa số người đọc sách đều biết và cho là tuyệt tác. Tôi tuy không phải là người đọc sách chuyên cần, cũng rất thích bài thơ này. Phong Kiều Dạ Bạc đã in sâu trong lòng tôi như một bức tranh thuỷ mạc.

Bài thơ ấy như thế này:

 

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự

Dạ báo chung thanh đáo khách thuyền

 

Bài thơ này đã được nhiều người dịch ra tiếng Việt, mà bài sau đây, dịch giả là ai, tôi không nhớ chắc lắm, có lẽ là cụ Tản Đà, như sau:

 

Trăng tàn tiếng quạ kêu sương

Lửa chài cây bến sầu vương giác hồ

Thuyền ai đậu bến Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

 

Chỉ có bốn câu thơ thôi, tả một cảnh sông nước mịt mùng, giữa một đêm trăng đã lặn.

Trên một chiếc thuyền câu nhỏ bé, có một người thao thức, nhìn leo lét một ánh đèn câu trên sông, thỉnh thoảng có tiếng quạ kêu ảo não tan trong màn sương mênh mông. Nằm mãi vẫn không ngủ được, bỗng nửa đêm có tiếng chuông từ chùa Hàn San vọng lại.

Tiếng chuông vang vọng mơ hồ, giữa đêm thâu. Sao lại thế. Chuông thu không vào lúc đầu hôm. Chuông nào lại nổi lúc giữa đêm bao giờ. Có một câu chuyện liên hệ đến tiếng chuông bất thường này, như sau:

Theo Cao Tăng Truyện, thời nhà Đường (790 TL), tại ngôi chùa ở Phong Kiều, huyện Ngô, tỉnh Giang Tô, hai vị sư tu, một tên là Hàn Sơn, một tên là Thập Đắc, nổi tiếng là rất hiền. Do đó, nhân dịp sư Phong Can ở chùa Quốc Thanh đi vãn du, vừa gặp lúc ngài Lư Khâu Dẫn đến tại Đại Sơn. Lư Khâu Dẫn hỏi sư rằng:

“Ở đây có hiền không?” Sư trả lời: “Có Hàn San Văn Thù và Thập Đắc Phổ Hiền, hình dạng như người nghèo, lại như người cuồng”.

Khi Lư Khâu Dẫn tới thăm chùa, gặp hai vị sư, bèn cung kính vái chào. Hai vị sư nói:

"Phong can nhiễu sự” đoạn hai vị sư dắt tay nhau bỏ chùa đi mất. Di vật của hai nhà sư chỉ là những bài kệ, Phong Can thu thập lại thành hai tập Phong Can Thập ĐắcHàn San Thi Tập. Theo tương truyền, Hàn Sơn và Thập Đắc về tu ở Phong Kiều, huyện Ngô, tỉnh Giang Tô, nên người ta gọi chùa này là chùa Hàn Sơn. Đó là tên chùa, do vị sư trụ trì, chứ không phải có ngôi chùa nào xây trên núi eả.

Vẫn theo truyền thuyết, thì tại chùa Hàn Sơn (hay Hàn San) sau này, có một sư cụ rất yêu thơ. Một đêm giữa cảnh trời đất mông mênh sương pha bát ngát, trăng đã lặn.

Trước cảnh trì mơ hồ ấy, sư cụ đã ngẫu cảnh mà làm hai câu thơ như sau:

 

Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung

Bán tự ngân câu, bán tự cung

 

quanh quẩn với hai câu thơ này mãi, sư cụ không làm tiếp được thêm câu nào nữa.

Trong lúc ấy chú sa di theo hầu sư cụ, ra sau chùa đi tiểu. Bóng trong bãi nước lênh láng dưới chân, mảnh trăng từ trên không hiện xuống long lanh, như một bình ngọc vỡ làm hai, nửa treo lưng trời, nửa chìm đáy nước. Chú tiểu chợt nảy ra trong đầu hai câu thơ để tả hình ảnh này:

 

Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn

Bán trầm thủy để bán phù không

 

Chú tiểu bèn chạy vào trình lên sư cụ hai câu thơ trên của sư cụ, thành một bài tứ tuyệt thật tròn, thật đẹp, như sau:

 

Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung

Bán tự ngân câu, bán tự cung

Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn

Bán trầm thủy để bán phù không

 

(nhà giáo Trần Trọng San của chúng ta đã dịch là:

Mồng ba, mồng bốn trăng mờ

Nửa dường móc bạc, nửa như cung trời

Một bình ngọc trắng chia hai

Nửa chìm đáy nước, nửa cài từng không)

 

Sư cụ vui lòng quá, hai thầy trò cung kính vào chánh điện thỉnh một hồi chuông và cúi đầu đãnh lễ để đa tạ chư Phật. Lúc ấy đêm đã khuya, không gian tĩnh mịch, sương trắng mênh mang. Tiếng chuông ấy từ chùa Hàn San vang ra, lan tới con thuyền mà Trương Kế đang tư lự thao thức, tìm tứ để mong hoàn tất bài thơ tứ tuyệt của mình bỗng như chợt tỉnh, ghi lại cảnh thao thức của mình giữa đêm khi nghe tiếng chuông từ chùa Hàn San vọng lại:

 

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

 

Như thế bài Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế đã nhờ tiếng chuông từ Hàn San Tự mà thành. Tiếng chuông ấy thể hiện lòng thành kính của hai thầy trò vị sư tại chùa Hàn San. Và xa hơn một chút là hành động tình cờ của chú tiểu nhìn thấy hai mảnh trăng, một ở trên không, một ở trong bãi nước lênh láng dưới chân. Vẻ thanh khiết mênh mang của bài thơ lại phát xuất từ một việc rất bình thường thế tục của con người từ chú sa di. Ôi một cái vòng luân hồi, một chuỗi nhân duyên trùng điệp đã tạo nên bài thơ ấy. Bài thơ ấy đã lưu truyền từ bao năm qua, người Trung Quốc yêu thích đã đành. Những kẻ như tôi, và bao nhiêu người nữa, dù biết rất ít về thi ca Trung Hoa, cũng bị huyền hoặc về bài thơ này. Bài thơ đã nhập tâm, đã khiến tôi liên tưởng đến một cảnh trời nước mênh mang giữa một đêm trăng huyền hoặc, có tiếng quạ kêu não nề, có tiếng chuông từ nơi nào vọng lại.

 

Thời son trẻ bị cuốn hút trong chiến tranh, có những đêm trên con tàu nhỏ buông thả trên giòng Cửu Long Giang, với những bất trắc, hiểm nguy, nhưng với cảnh sông nước mịt mù, tôi đã nhớ đến bài thơ của Trương Kế và thấy thèm một lúc nào đó “khi mùa hết chiến chinh” được đến thăm khúc sông mờ mịt khói sóng kia, thăm ngôi chùa cổ kính ấy. Mơ mộng thế thôi. Cuộc chiến mỗi lúc mỗi thêm tàn khốc. Kẻ cầm súng nhắm về mình liên kết chặt chẽ với Trung Hoa. Cái đất nước thù nghịch truyền đời xa tít ấy làm sao mà tới.

Ở tuổi già, tôi cũng mon men đến với cửa Thiền, đọc tụng một vài phiến kinh, trong đó có bài Bát Nhã Tâm Kinh, những lời thật cô đọng. Tôi trầm ngâm nghĩ ngợi và bỗng thấy rằng “Bất tịnh, bất cấu. Bất tăng bất giảm” (Không nhơ cũng không sạch. Không thêm cũng không bớt). Mọi vật nương nhau mà có. Trong cái vòng luân hồi trùng trùng duyên khởi, cái nọ sinh ra cái kia. Cái sạch tinh khiết của một đóa sen do bùn nhơ mà mọc... Bài thơ của Trương Kế được hoàn tất, mang cái bát ngát mênh mang thoát tục, khiến người trong cảnh thấy hồn mình tan hoang vào thinh không, lạm phát xuất từ hành động "rất người đời" của chú sa di. Hiểu như thế, tôi càng thấy mấy câu thơ của Trương Kế không phải chỉ mang vẻ huyền hoặc của đất trời trong một đêm trăng tàn úa, như một bức tranh sơn thủy mạc, mà bài thơ còn ẩn chứa lời kinh mênh mông huyền diệu, thâm trầm của Đấng Như Lai. Có thể khi làm mấy câu thơ này, Trương Kế chẳng hề nghĩ đến sự tương quan trùng điệp huyền diệu kia đâu.

Nhưng trong sâu thẳm của tư duy, con người Đông Phương chúng ta đã tiêm nhiễm của sự vi diệu của Lão, của Thiền, của Phật. Chúng ta tự nhiên như thế. Vì thế tôi ao ước khi có dịp là phải đến thăm cảnh trí Hàn San Tự, cũng như để nhìn thấy khúc sông mà hàng bao năm trước Trương Kế đã thao thlức trong đêm trăng. Ao ước thế thôi. Trung Hoa với tôi vẫn là một vùng trời huyền bí trùng trùng xa cách.

Vậy mà tôi đã tới, đã thăm viếng Hàn San Tự, đã sờ vào mặt bia khắc bài thơ Trương Kế. Đã để lòng mình thật lắng, để thỉnh một hồi chuông. . .

 

SỰ THẬT THẾ NÀO

Bằng cả tấm lòng khao khát đầy mơ mộng ấy, tôi đã đến thăm chùa Hàn San. Xe đỗ ở sau chùa, bên này chiếc cầu bắc qua con lạch nhỏ. Bên kia cầu là những mái chùa thấp thoáng sau mấy hàng cây. Đây chăng, nơi mà Trương Kế đã “giang phong ngư hỏa đối sầu miên...” Đây chăng là giòng sông mênh mang sương phủ một trời. Tôi không biết chắc. Nhưng mái chùa kia là Hàn San Tự. Có những tiếng chuông xô bồ của thế nhân, của du khách rộn rã tỏa ra. Tôi chụp những tấm hình như một người con đi xa, về thăm lại ngôi từ đường, với cóp nhặt, cái gì chẳng quí, như một thừa tự từ bao đời còn lưu lại. Vào thăm chùa, chùa không lấy gì làm to lớn. Một ngọn tháp cao trên mái. Những đỉnh hương un khói. Người đi lễ tấp nập như ngày hội. Tôi hỏi và tìm đến nơi cái chuông huyền diệu xưa.

 

Trong dãy nhà ngang có thấy cái chuông có chữ Hàn San. Chuông để một dãy dài, do các thí chủ, những kẻ ngưỡng vọng thơ Trương Kế mà đúc chuông cúng chùa, lưu lại.

Tôi tới lầu chuông. Cả cái chuông được treo tại đây, hỏi ra, cũng chỉ là chuông được làm sau này. Còn cái chuông mà âm vang của nó lan tỏa trên gióng sông bát ngát năm xưa, hỏi ra thì không còn ai biết nữa. Hàng ngàn năm xa cách, với những cuộc binh đao. Nhất là cuộc biến động được gọi là Cách Mạng Văn Hóa thời Mao mới đây, đã lan đến nơi này. Hàn San Tự đã bị tàn phá. Giờ Mao đã chết, một thời biến động hãi hùng đã hết. Người Trung Hoa như vừa hồi tinh một cơn mê, đã bắt đầu làm lại, xây dựng lai... Đất cũ thì còn. Chắc chắn như thế.