Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

Giấc Hương Quan

* CAO TIÊU

 

 

Nửa đêm thức giấc, gió ngoài vi vu. Miên man nỗi nước tình nhà, ngổn ngang trăm mối. Mấy lần dỗ giấc mà giấc không trở lại. Bèn ngồi dậy, vén rèm nhìn ra: Sao lu trăng tà; mây trời lãng đãng. Lại càng giục sầu cố xứ.Trở vào án sách. Vặn tỏ ngọn đèn. Muốn đề thêm một khúc tư hương, những nỗi căm hờn lại bừng bừng cơn lửa. Bút giấy đã sẵn mà vần điệu chưa buông. Troài tay lấy rượu, cạn hết một chung. Hơi men thấm ngà, gục đầu xuống án lúc nào không rõ...

Ta thả cương cho tuấn mã đưa đường. Gươm, hồ, yên ngựa – đủng đỉnh phiếm du; muốn đi đâu cũng mặc.

Trời ngày nay đêm? – không nắng, không trăng, mờ mờ nhân ảnh! Vó ngựa ruổi rong qua biển qua non, qua khe qua suối, và qua biết bao nhiêu rừng bãi sông hồ; thật là thiên sơn vạn thủy.

Này sóng Thái Bình cuồn cuộn dưới chân, nọ triều Nam Hải nhấp nhô theo vó. Lại nghe róc rách suối reo, lại thấy sương vương chân núi. Nhìn như xanh um cổ thụ, nhìn như thăm thẳm lũng sâu. Một mình ruổi vó, ngàn dặm đường mây, thật là kỳ thú. Cảnh sắc mới thoáng qua thì lạ, mà nhìn lại hóa từng quen! Chợt thấy hình như mình đã đến cố hương rồi!

Chỗ này trông giống đèo Hải Vân, Đại Lãnh mà không phải; có lẽ là núi Ba Vì, Yên Thế đây chăng? Nơi kia trông giống Cẩm Phả, Hòn Gay; nhưng nhìn lại, thì hóa ra Hà Tiên, Phú Quốc. Thế rồi qua làng qua thôn; lúa chín vàng hoe, gió lào xào ruộng. Đầu cành chim hót, gió lào xào ruộng. Đầu cành chim hót, hương cau thoảng mùi. Khói vươn mái lá, vịt gà cấm quác đầy sân. Đồng ruộng rì rào. Có tiếng người vui cười làm lụng; nghe quen tai như giọng người châu thổ sông Hồng.

Qua chợ cầu, có tiếng ồn ào buôn bán, tấp nập kẻ lại người qua. Áo đổi vai Đồng-lầm, thắt lưng màu hoa lý, yếm thắm quần đen, những cô thôn nữ khăn vuông mỏ quạ dập dìu. Đúng là hình ảnh Nội Duệ, Cầu Lim – con gái miền Kinh Bắc quê ta!

Rồi lại nghe lộp cộp vó ngựa gõ sàn, nhìn xuống thì thấy nước xuôi lờ lững. Đám lục bình hoa tím chầm chậm trôi lượn quanh chân cầu. Có tiếng chèo khua mặt nước, giọng hát ầu ơ theo gió ngang sông. À, thì ra đây là bến Ninh Kiều thuộc thủ phủ Cần Thơ! Vườn mận nhà ai, chùm trái chín chĩu cành xanh? Mùi sầu riêng thoang thoảng.

Bỗng lại thấy Sài Đô Hoa Lệ, Chợ Bến Thành tấp nập xôn xao. Nhà thờ Đức Bà hồi chuông gióng giả, già trẻ quần là áo lượt ra vào. Chùa Vĩnh Nghiêm đèn hoa rực rỡ, nam thanh nữ tú vui tươi. Bộ Tổng Tham Mưu là nơi mình phục vụ lâu năm, quân canh rõ ràng còn nghiêm mật; bóng cờ đang phất phới gió lên; nhưng ô hay, cảnh như thể ngỡ ngàng hờ hững! Cũng cứ giục ngựa rẽ vào. Qua cửa nhị quan, phía bên trái là khu Tham Mưu Tổng Hành Dinh cửa đóng im lìm, bên mặt là Câu Lạc Bộ Tam Quân, đèn hoa còn rực sáng mà không một bóng ra vào. Ngựa lại rẽ theo lối tả. Một dãy vạn xuân hồng, dọc theo bờ thành hoa nở đỏ ối một vùng, lá vẫn xanh tươi màu cũ. Tới Trường Tiếp Vận, hàng me bóng rủ, và đối diện là cố viên của ta! Môn tiền khóm trúc ngà đang la đà theo gió. Cành lá phất phơ vươn ngang khuôn sổ cao đình. Cánh rèm thưa nửa rủ, ánh sáng mờ mờ nơi thượng lầu hắt xuống, rọi bóng ta dừng ngựa trước thềm. Nét chữ: “Nguyệt quang chiếu ngã đình trúc” thật bay bướm của Trung Quốc nhân,, văn hữu Cao-nguyệt đề tặng năm nào, mực Tàu còn đen nhánh nguyên màu. Đúng là gác cũ của ta đây! Tính xuống ngựa bước vào thì lạ thay, tuấn mã không dừng! Ngoái lại thì thoắt một cái, cảnh cũ đã không thấy nữa.

Bèn giong cương đến chốn Gác Mây, ghé thăm Vũ Hoàng Chương thi hữu và Mộng Tuyết chủ nhân, thì Vườn Úc vẫn xanh, tiệc Quỳnh vừa mở. Thấy đủ mặt Thi đàn ngày nào: Mai Thạch, Trần Mộng Chu, Quỳ Hương, Uyển Hương, Hỷ Khương nữ sĩ, Đan Quế, Hương Khuê; lại có cả Minh Đức Hoài Trinh, Hoàng Hương Trang, mà lại nhất là lại thấy chính mình đang cao ngâm giữa tiệc! Rẽ cương quay ngựa đi mà tai còn nghe văng vẳng hai câu:

Ngựa HỒ vẫn luyến đường Quê cũ

Cánh ĐIỆP còn vương lối mộng xưa.

Lòng còn đang cảm khái, thì ngựa bỗng dồn nước kiệu, thoắt thấy hiện ra lăng miếu tôn nghiêm. Nội Thành ẩn hiện, Cửu Vị Thần Công vẫn còn tại vị. Ngang mặt phía xa nước vẫn xanh dòng, giọng Nam Bình của người ca nữ văng vẳng từ xa. Thì ra đây là Cố Đô Huế mà ta thường lui tới.

Ngựa vẫn phi như bay. Bên tai gió cuốn, mây trôi ào ào như bão. Thoắt đã thấy Hồ Gươm liễu rủ, bóng Tháp Rùa in đáy nước lung linh. Cầu Thê, Tháp Bút còn nguyên. Mới hay mình đã tới Thăng Long lúc nào mà không rõ. Chợt nhớ lại bài thất ngôn mà mình đã đối cảnh sinh tình khi mới hồi cư năm 1950:

Dạo Kiếm Hồ quanh khắp bốn bờ

Hồn theo cây cỏ, ý theo mơ

Khói hương đền Ngọc người say mộng

Trăng gió cầu Thê kẻ vịnh thơ

Nước động, đài doanh như muốn đổ

Văn tàn, nghiên bút vẫn còn trơ

Rùa vàng, gươm bạc chìm đâu nhỉ?

Lòng thấy đầy vơi, nhớ thẫn thờ.

Bỗng lại tưởng đến “Thần Tháp Rùa” của Vũ Khắc Khoan văn sĩ. Chợt thấy lờ mờ như có bóng Thần Tháp Rùa chờn vờn ở đằng trước dẫn đường.

Còn đang miên man suy nghĩ, bỗng ngựa tự quay đường, vó lại dồn nước kiệu. Lại qua rất nhiều rừng núi, sông hồ khác; đến một nơi thị trấn lạ lùng như chưa từng mục kích. Phố thị sầm uất mà thành quách phong quang. Kẻ qua người lại tấp nập rộn ràng. Cảnh xuân thật là diễm lệ. Định bụng dừng cương, kiếm một tửu điếm, lên lầu gọi rượu ngồi nhàn ẩm để ngắm cảnh đẹp của thành xuân này. Thì bỗng thấy một Hỏa Bài Quân không biết từ đâu chạy lại. Nón chóp, áo điều, lưng đèo đoản đao; níu cương mà giắt ngựa mình đi. Lại có một viên quan binh cầm thương cưỡi ngựa đi trước dẫn đường. Chẳng mấy chốc đã tới chân thành. Quân canh hạ cầu treo xuống. Mình cứ theo viên Quan binh đi thẳng vào trong. Qua một sân rộng, giữa sân có cây soái kỳ cao ngất. Lá cờ rất lớn, tua vàng, chính giữa có thêu chữ “Lý”, phần phật tung bay trước gió.

Chợt thấy hai tên mã phu ra đón lấy ngựa. Viên Quan binh xuống ngựa mời ta cùng bước lên bật đá. Qua ba mươi bậc đá xanh đại phiến, tiến vào một đại sảnh đường. Cửa đã mở sẵn, hai bên có quân túc vệ và các võ quan gươm giáo sáng lòe, dàn hàng nghiêm chỉnh. Viên Quan cứ tiến thẳng, dẫn ta vào tới giữa sảnh thì dừng. Bấy giờ mới ngước mắt nhìn lên bục cao thì thấy một vị Tướng quân oai phong lẫm liệt; bào tía, mũ vàng đang ngồi thanh gươm báu trên mặt. Phía sau lưng có một lá cờ lệnh nhỏ, trên cũng đề chữ “LÝ”.

Còn đang bở ngỡ thì vị Tướng quân đã tươi cười trỏ ghế mời ngồi. Định lên tiếng hỏi thì bỗng nhìn ra bức tường phía sau lưng vị Tướng quân, ngang tầm với lá cờ lệnh, một bức trướng màu vàng, trên thêu bài thơ, chữ đỏ, nét sắc như dao:

Nam quốc sơn hà, Nam Đế cư

Tiệt Nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Chỗ lạc khoản thấy đề:

“HI LIỆT mộng kiến Thần Nhân lưu tặng”.

Mới biết đây là chốn quân doanh của LÝ THƯỜNG KIỆT tướng quân, vị anh hùng đã bình Chiêm, phá Tống, cứu non sông thuở nào! Và bốn câu thơ trên là do Lý Tướng Quân mộng được Thần Nhân đọc tặng, đã làm phấn khởi lòng Quân, muôn dân tán trợ và quân giặc phải gờm, bèn đứng lên xưng họ tên, bái kiến và tỏ lòng ngưỡng mộ. Lý Tướng Quân lại khoát tay mời ngồi và nói: “đã biết, đã biết”. Trong bụng lấy làm mừng thầm; bèn đem những điều suy tư, thắc mắc về vận nước, lòng dân, về những điều tâm nguyện bấy lâu mình hằng ấp ủ mà thỉnh ý Lý Tướng Quân thì đều được trả lời cặn kẽ.

Ôi, được lời như cởi tấm lòng. Ta vội đứng lên giơ tay chào theo kiểu quân sự rồi giã từ. Lý Tướng Quân rời chỗ, đến cầm tay đưa tiễn.

Bỗng thấy tay mình lạnh ngắt như nắm phải đá! Giật mình thức tỉnh mới hay là một giấc chiêm bao. Trông ra ngoài, trăng xế lướt ngang song; ngạn đèn trên án vẫn còn leo lét, mà lời chuyện trò của HI LIỆT TIỀN BỐI như còn văng vẳng bên tai.

Nguồn cảm hứng bỗng dâng cao; vần điệu như sắp hàng tựa lính ra trận. Bèn cầm lấy bút đề luôn một khúc thơ rằng:

 

QUÊ HƯƠNG

 

Áo xưa giờ bạc

Nước cũ phương nao?

Gặp xuân đất khách

Mưa gieo nặng sầu.

 

Quê từ phong ba

Bạo Tần lửa dữ

Biển quỷ sông ma

Đã tràn lệ khổ.

 

Này tóc này da

Này dòng máu đỏ

Sông núi chẳng nhòa

Quê hương ta đó

 

Ta trả bằng ta

Ân tình ngày cũ

Ôi! Tóc sương pha

Nỗi niềm ly xứ.

 

Ta giữ trong ta

Cội thơm nguồn cũ

Thơ vẫn Thơ hoa

 

Lòng tươi nét chữ.

Ta đứng làm người

Quê hương mong đợi

Ta thét lên đòi

Trả ta sông núi.