Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

GIỚI THIỆU CÕI THƠ

DUY LAM

BÙI BÍCH HÀ

 

 

 

Chẳng biết do sự tình cờ ngẫu nhiên lúc ban đầu thế nào mà nhà văn Duy Lam Nguyễn Kim Tuấn (hồi đó ông còn có một biệt hiệu thư sinh nữa là Tăm Giếng), trở thành ông cậu văn nghệ của đám học trò con gái ba lớp Đệ Tứ trường Đồng Khánh những năm giữa thập niên 50.

Lịch sử câu chuyện ông cậu văn nghệ này bắt đầu từ Cô Tháng Giêng với đôi mắt thuở ấy như hai vì sao đêm, giọng nói liến thoáng như chim hót, lây lan qua Diệu Hương khép nép, thầm lặng, thẳng tới đám lau nhau ai sao mình vậy Diệu Uyển, Diên Minh, Bích Hà, Ấn, Vĩnh, Hồng Tuyến, Túy Hồng..v..vv..

Cũng giống như hầu hết con gái Huế ngày đó bị quản chế do tập quán khắt khe của cái thành phố nhỏ nơi họ sinh trưởng, đám học trò Đồng Khánh này tuy ngày ngày thì thầm chuyện vãn nhiều giai thoại về ông cậu văn nghệ nhưng trong thực tế, chúng chẳng có mấy dịp được nhìn tận mắt ông.

Ngày nay, ký ức mờ nhạt của tôi về Duy Lam là một đôi mắt mầu xám rất lạ, một khuôn mặt xương, lúc nào cũng sẵn nụ cười, một dáng người cao gầy khi bước đi như cuống quýt ôm giữ cái gì đó trong tay.

Vài năm tuổi thơ ngắn ngủi trôi qua, bầy học trò con gái như đàn chim vỡ tổ. Chúng tôi rời hiên trường là thất lạc nhau, cũng không biết ông cậu văn nghệ bỏ Huế khi nào. Sau này qua báo chí, thấy ông giữ chức vụ cao trong quân đội ở quân khu một, trải hai đời Tư Lệnh vùng.

Một kỷ niệm nữa về ông là một buổi chiều đám học trò con gái tan trường qua Đập Đá, đang lúc tíu tít trò chuyện thì thấy ông dừng xe Jeep ngoài cổng một ngôi nhà cổ kính vườn cây xanh um. Ông xuống xe cười hỏi một cách giản dị "Các cô có vào chơi không?" Những đôi mắt tò mò láu lỉnh nhìn nhau, những cái miệng toét ra cười, những cái khuỷu tay thúc đẩy. Cả đám líu rít đi, con ngõ lào rào tiếng guốc reo khẽ trên thảm lá khô. Bây giờ trong trí nhớ tôi, quang cảnh bữa viếng thăm tình cờ nơi ông ở, chỉ còn lại một khoảng nền xi măng, trống trơn, ông đứng một bên, đám con gái đứng một bên, ở giữa là một đống bản thảo của ông dồn thành một cái gò cao, gồm nhiều trang viết tay tự dạng nhỏ li ti, ngoằn ngoèo, đứt đoạn.

Sau này, được đọc các tác phẩm của ông, chúng tôi vẫn mường tượng hình ảnh ông đứng bên cái gò bản thảo cao nghệu choáng chật cái khoảng nền xi măng ấy. Không có sự liên tưởng nào giúp hình dung ra ông đeo lon, đội mũ, giữ một chức vụ cao cấp trong quân đội như thực tế ông đã là. Thực tế ông không chỉ là người thừa kế di sản văn hóa Tự Lực Văn Đoàn, ông còn kế tục sự nghiệp chính trị của giòng họ Nguyễn Tường.

Trong những ngày tháng 3-75 rối loạn và kinh hoàng ở Đà Nẵng, theo lời thuật lại của một vài giới chức Hải Quân làm chủ những phương tiện di tản ngày ấy, Duy Lam đã chọn lựa ở lại Việt Nam, vì trách nhiệm đối với các chiến hữu VNQDĐ của ông (mà ông biết chắc rằng thời giờ cấp bách không còn kịp cho bất cứ một kế hoạch nào khả dĩ đem được toàn bộ đảng viên VNQDĐ ra đi an toàn).

Chọn lựa ở lại, có nghĩa là ông chấp nhận mọi thử thách, khó khăn, gian lao, nguy hiểm, thậm chí cả sự chết. Cho nên, hơn mười năm trong trại tập trung cải tạo của Cộng Sản Việt Nam, ông đã sống ung dung ngạo mạn, bất chấp mọi hình thái đầy ải cực kỳ dã man của kẻ thù, đã có lúc khiến ông thèm muốn được "sờ thấy hai đầu gối lạnh lẽo của tử thần":

Oh! Come in! My uninvited freinds!

Come in and sit next to me and your cold knees

would touch mine and bring me the long awaiting contact

It's much better so than to suffer alone.

Sau cùng, ý chí, nghị lực, lòng kiên quyết muốn sống và chết cho xứng đáng làm người đã không để ông quị ngã trong lao tù Cộng Sản. Ông được thả ra dưới áp lực can thiệp của nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới, mạnh mẽ và liên tục là tiếng nói của tổ chức Ân Xá Quốc Tế.

Ở lại Sài Gòn ít lâu, ông đi Hòa Kỳ định cư trong chương trình HO để gặp lại thân mẫu và các em gái hiện ở Virginia. Có người kể với tôi rằng họ có dịp nói chuyện với Duy Lam khi ông mới về Nam Cali, đáp câu hỏi của người bạn này "Bây giờ anh dự định làm gì?", Duy Lam đã trả lời "Đi cứu đời thôi". Lời tường thuật vừa rồi khiến tôi ngờ ngợ vì nó mô tả một Duy Lam khác hẳn với Duy Lam mà tôi biết hơn ba mươi năm trước, giản dị, khiêm nhường, đi trong cuộc đời. Tuy vậy, đến lượt tôi nói chuyện với ông, trước sau ông chỉ nói về thơ, những bài thơ đa số ông đã viết trong tù ngục ở quê hương. Tôi muốn có lời giải đáp của chính ông về nỗi băn khoăn lớn trong lòng tôi "Thế còn vai trò chính trị của cậu thì sao?" Qua điện thoại giọng ông bình thản, trong sáng "Văn học sống lâu hơn chính trị. Con đường chính trị tôi vẫn phải cất bước vì nghĩa vụ, nhưng tôi chỉ còn đủ thời giờ viết cho xong vài cuốn sách: Gia Đình Tôi (Tập 2), Người Đàn Bà Trong Cơn Lốc, vài tập thơ..v..v..Như vậy, nghĩa là trải qua nhiều cách, thế dấn thân qua nhiều giai đoạn của đời ông, Duy Lam đã lựa chọn văn học như là một biểu lộ thân thế sau cùng.

Ông gửi cho tôi mấy bài thơ. Một bài nhan đề "Chiếc Kẹo Nhỏ Trong Bàn Tay Người Chết", với lời đề tặng "Nguyễn Khoa Dánh, người bạn chết tại trại Hà Nam Ninh năm 1981".

Lời đề tặng này gợi nhắc lại trong trí nhớ tôi hình ảnh người sĩ quan vui tính, khỏe mạnh, giọng nói tiếng cười rộn ràng trong một căn nhà đầy ắp sinh khí ở khu cư xá Lê Đại Hành đầu thập niên 70. Thầy Dánh là phu quân cô giáo Vạn Vật của tôi năm Đệ Lục trường Đồng Khánh. Dạo ở Saigon, tôi thường có dịp đến thăm cô giáo cũ nên biết thầy. Tôi chỉ không biết rằng sau khi miền Nam Việt Nam đổi chủ, người chiến sĩ hiên ngang, người chồng, người cha tràn đầy sinh lực trong ngôi nhà lúc nào cũng rộn rã tiếng cười đường Lê Đại Hành ấy lại qua đời với nỗi thèm khát khôn cùng một chút đường trong chiếc kẹo nhỏ.

Chỉ vừa đây trong tiếng rên hấp hối

Anh đã xin hãy tìm hộ cho anh

Một chiếc kẹo vì anh thèm chất ngọt

Nhiều tháng năm chỉ chờ đợi lúc này

Ý nguyện ấy anh chỉ còn dám nói

Khi thịt da cái lạnh đã ngập tràn...

Phút lâm chung của người tù cải tạo xã hội chủ nghĩa không nên thơ như văn chương thường mô tả: nhớ lại mối tình đầu, vợ con, bạn hữu, những kỷ niệm đẹp thời tuổi trẻ. Trái lại, nó bộc lộ bản năng tầm thường nhất của con người, nó khiến cho kẻ ngoại cuộc giật mình kinh hãi, biết rằng cái chế độ vẫn tự nhận là khoan dung, nhân đạo ở Việt Nam hiện nay, chỉ làm cái công việc giản lược đời sống con người vào những biểu lộ bản năng thấp nhất. Không phải chỉ một mình người tù cải tạo chết ở trại Hà Nam Ninh trong thơ Duy Lam, còn nhiều người tù cải tạo khác đi vào cõi thiên thu với hình ảnh một miếng lạp xưởng khô hay vài xác tóp mỡ, trong thần thức kiệt quệ và cô đơn cùng cực lúc lìa đời. Nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng sự tàn bạo của chủ nghĩa xã hội đuổi theo nạn nhân của họ xuống lòng đất lạnh và họ tiếp tục kêu gào hòa bình và xây dựng niềm tin...Hãy hỏi những con người Cộng Sản Việt Nam chân chính nhất xem họ mong đợi gì, đạt đến mục đích nào qua những cái chết như thơ Duy Lam mô tả? Khi nó không phải là thực tế hiển nhiên trong chiến tranh, nó là tội ác.

Có lẽ, sẽ có người kêu gọi lãng quên, cố không muốn nhớ lại "bàn tay những ngón thâm đen có quắp chiếc kẹo nhỏ trên buồng ngực im lìm" của người tù trại Hà Nam Ninh, nhưng sao chúng ta không tính sổ cho minh bạch rồi hãy xí xóa, rồi hãy nói rằng chúng ta muốn tha thứ những món nợ oan cừu ấy?

Bài thơ Chân Mây của Duy Lam có những hình ảnh rất đẹp, rất lạ, tắm đầy cái ánh sáng tinh khiết, huyền hoặc của mặt trời sớm mai ẩn dưới tầng mây, cái ánh sáng lung linh êm dịu, tỏa ra trên đầu các tượng thánh trong mắt nhìn tập trung của một tín đồ, có lẽ cả cái ánh sáng chập chờn phân biệt cõi sống và cõi chết trong thần thức mê tỉnh của người sắp lìa đời.

Bài thơ này ông viết bằng Anh ngữ:

"Looking Longingly towards where the clouds end

There would be undoubt-ledly the wonder land

Where the clouds end hasn't touched the sky's end

The narrow slit seperating darkness and light"...

Từ chốn ngục tù tối tăm, chật chội, ẩm thấp, nhầy nhụa, lặn hụp nổi trôi dưới những cơn sóng dữ, thù hận của kẻ giam cầm ông, đôi chân lở loét thối tha vì cùm gông, tự mình lạ lẫm mình như một đồ vật phế thải không còn hình thù, Duy Lam vẫn gắng gượng vẫy cao đôi cánh tay còn tự do của ông để gửi lời chào đến vùng đất hứa mà ông ước ao được đến để chết một cái chết cho ra chết.

"The place I would not suffocate or thirst hunger and fright

Not as in here where the clouds hung overhead

Dark ruthless and coming down to press

In never ending waves of threat

Moulding me into strange formless dreg

Half burried dummy into the soggy slimy earth

With hands protuding out still waving towards

The place where I could never go to

Even with the sole wish to die!"...

Ở miền đất hứa nơi chân mây mở ra và đóng lại, ông sẽ được chết trong thiên nhiên tự do và hùng vĩ, nơi gió mát và ánh sáng sẽ tắm gội hình hài xương thịt ông, nơi thân thể ông không còn gông cùm trói buộc, nơi bàn tay ông và xương hàm ông không còn run rẩy thù hận, nơi mặt trời sẽ viết lên hàm răng đã khô lạnh của ông lời ngợi ca một nụ cười từ lâu vắng bóng:

"My skeleton would be clean and white

Exposed to all the breeze and lights

And my arms and legs stretched contentedly wide

And my jaws and hands finally unclenched

Rays of lights dancing on my teeth

Eulogy to a long forgotten smile."

Với Chân Mây của Duy Lam, phải chăng thời đại ngày nay của chúng ta sẽ không còn những cái sống, cái chết kêu gào máu xương và thù hận, kêu gào sự vinh danh một chủ nghĩa hay một ý thức hệ chính trị, mà chỉ còn sự sống và sự chết là minh chứng tuyệt đối của tự do và lòng nhân đạo mà thôi?