Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NGÀY GIỖ MẸ

XUÂN ĐỖ

 

 

Có tiếng của con chim nhỏ kêu chí chóe bên cây dogwood. Tôi ngạc nhiên nhìn ra, hai con chim cánh đen, lớn hơn chim sẻ một tí, đang bay vụt qua, vụt lại, đang đánh con mèo tam thể nhà láng giếng, đang trèo lên cây dogwood. Trên nhánh ba của cây dogwood hai con chim con, kêu chim chíp thật vô tư, bên chiếc tổ bé tí. Hai con chim con chỉ nhảy chập chững những bước ngắn, từ nhánh này qua khúc cây khác. Con mèo chỉ còn nửa thước nữa sẽ với tới hai con chim con kia. Hai con chim Mẹ và chim Cha, như hai chiếc máy bay phản lực, đánh xẹt qua, xẹt lại trên đầu con mèo. Nhất là con chim mái, chim Mẹ, liều lĩnh quá, đánh thật gần. Có những cú bay của nó sát ngay hai chân trước của con mèo đưa lên. Tôi thót tim, sợ con mèo vớ được con chim Mẹ. Hai con chim đánh dữ dội, con mèo bị những cú cắn, cú mổ vào mắt, vào đầu, kêu “meo, meo” và bắt đầu xuống thang, lui vài bước. Nhưng nó vẫn không chịu bỏ cuộc, vẫn nhìn đăm đăm vào hai con chim con, chiếc lưởi đỏ, liếm quanh trên mép. Con chim Mẹ vãn tấn công tiếp tục, không nghỉ ngơi, trong lúc con chim trống có vẻ thảnh thơi, đậu yên một chỗ, một lúc lâu. Quả nhiên, con mèo thình linh nhảy phóc lên, víu hai chân trước lên cành trên, đang đong đưa, lấy trớn. Con chim Mẹ tức tốc, đánh thật mạnh, thật sát, trúng ngay mặt con mèo. Con mèo lạng quạng muốn té, nhìn lên cành trên còn thèm thuồng, tức tối. Con chim Mẹ đánh bạo hơn, hai cánh như chạm vào cành lá, kêu lẹt rẹt, đánh một cú sinh tử vào mắt con mèo. Con mèo đành nhảy xuống đất, nhìn lên hậm hực... rồi cuối cùng đành bỏ đi qua bên kia đường.

Hai con chim con thoát nạn. Hai con chim Me, chim  Cha, vãn còn cảnh giác, đậu bên cành cây gần, nhìn chừng, kêu từng tiếng rời rạt.

Tôi nhìn gần ra cửa kính, thấy rõ hơn, con chim Mẹ xát xơ quá, có lẽ mấy hôm nay nó lo trận chiến, bảo vệ hai con thơ, không có một hột thóc, con trùng nào, cho con, cho nó. Lông cánh, lông mình xù xì, rách nát, tả tơi.

Ôi tình Mẹ Con thiêng liêng quá nơi con chim bé nhỏ kia. Tôi viết được một bài viết nhỏ cho tờ Bản Tin nhân mùa Báo Hiếu, vinh danh Tình Mẹ.

Việt Nam của chúng ta luôn luôn chìm ngập trong chiến tranh. Người đàn ông phải xông ra trận mạc,chấp nhận cái chết bất cứ lúc nào, để bảo vệ quê hương. Người đàn bà ở lại hậu phương gánh tất các công việc nặng nhọc trong cuộc sống, trong việc lo lắng gia đình, con cái, trong sự bao bọc, che chở con cái khi loạn lạc đến gần.

Có một lần tôi xem một bức hình đen trắng, trong một cuộc triển lãm tranh nghệ thuật,  không nhớ tác giả là ai, chụp cảnh một bà Mẹ đưa cánh tay gầy guộc, lên cản mủi súng của kẻ thù đang nhả đạn vào bà và đứa con bà đang bồng trên tay, bám cứng vào ngực Mẹ. Mủi súng đang phun khói, những viên đạn chắc đã bay vào thân thể bà, thân thể đứa con. Bức ảnh ám ảnh tôi tới tận ngày nay, không biết trong bao lâu rồi. Chỉ có Tình Mẹ mới quên sợ, quên cái chết, Mẹ đưa tay cản các viên đạn đang giết chết con của Mẹ. Còn mối tình nào trên đời này thiêng liêng hơn Tình Mẹ!

Trong hai cuộc chiến tranh vừa qua ở Việt Nam, 1945  1954 và 1960  1975, trong gia đình tôi, Mẹ tôi là người hứng chịu mọi khổ ải, lo buồn nhất. Năm 1951, Cậu tôi được thả ra từ nhà tù Tiên Hội, trên miệt núi rừng Quảng Nam về nhà, đã phải bỏ nhà ra Quận Đại Lộc trốn tránh, rồi xuống Hội An ở, để tránh Cộng Sản bắt lai, bỏ tù hay giết hại. Mẹ tôi ở nhà một mình, đôi khi có chị lớn của tôi và hai đứa cháu ngoại, tạt qua thăm viếng. Những dịp lễ, Tết, tôi từ Hội An về thăm Mẹ, ở nhà với Mẹ năm, bảy hôm rồi lại đi học, bỏ Mẹ thui thủi một mình. Trong những dịp về thăm Mẹ hiếm hoi đó, tôi ngồi bên Mẹ, nghe Mẹ kể những nỗi đơn độc, nguy hiểm, suýt chết biết bao nhiêu lần trong các cuộc hành quân, đánh nhau của lính tráng hai bên, hoặc những trận thiên tai, bão lụt như cơn lụt dữ dội năm Thìn, 1962. Trong những cơn nguy nan đó, Mẹ tôi chỉ biết chạy chui vào nằm dưới gầm bàn thờ, trèo lên gát nhà, khấn vái Trời, Phật, Ông Bà phù hộ, trong nước mắt buồn khổ, quạnh hiu.

Có lẽ chỉ khoảng thời gian từ năm 54, đình chiến theo hiệp định Genève, chia đôi đất nước, đến khoảng năm 64, mười năm ngắn ngủi trong đời, Mẹ tôi có được những năm tháng đoàn tụ với con cái, cháu nội ngoại, về quây quần. Nhưng niềm vui của Mẹ trong khoảng thời gian này, cũng điểm một  đau buồn, đó là cái mất của Cậu tôi năm 1961, sau nhiều năm bạo bệnh, khi tôi đang học năm cuối bậc trung học tại Huế. Mẹ tôi lại rơi vào cô đơn, lẻ bóng.

Từ năm 1964 chiến cuộc Việt Nam bùng nổ dữ dội, tại những vùng thôn quê xa phố thị, nơi quê tôi, Mẹ tôi lại một mình thui thủi, cũng bên cạnh vài đứa cháu ngoại, con của chị tôi, còn ở gần. Những năm tháng này, chúng tôi đi học xa tận Sài Gòn. Lâu lâu có về thăm Mẹ, cũng ở tại Đà Nẵng, không dám về trong quê, đã mất an ninh. Mẹ tôi ra Đà Nẵng thăm chúng tôi trong ít lâu, có khi một vài tuần lễ, rồi trở về trong quê.

Hình ảnh Mẹ Việt Nam trong thời chiến, chẳng khác nào thân phận của đất nước Việt Nam, luôn luôn quằn quại trong đau khổ vì chết chóc, tàn phá. Mẹ Việt Nam đau lòng nhìn con cái cùng chủng tộc, tổ tiên, nay đứng trên hai chiến tuyến, dùng súng đạn ngoại bang bắn giết nhau tận tình. Mẹ Việt Nam chỉ biết ôm mặt khóc thương trong tuyệt vọng. Bà Mẹ Việt Nam miền Bắc, Cộng Sản, bà Mẹ Việt Nam miền Nam, Tự Do, chỉ có trái tim đầy tình thương, nhưng bất lực trong việc can gián con cái mình, cùng quốc gia dân tộc, ngừng tay chém giết nhau. Mẹ Việt Nam chỉ có quả tim thương yêu và nước mắt, nhưng trong chiến tranh quả tim thương yêu và nước mắt không phải là những vũ khí để giết người!

Sáng ngày 29 tháng tư năm 75, khi thành phố Vũng Tàu, nơi tôi làm việc trong sáu năm, bị pháo kích, tôi và vợ, ba con xuống ghe chạy ra khơi, dự trù chạy về Vùng Bốn, tìm nơi tỵ nạn. Chiếc ghe nhỏ bé của chúng tôi được cứu vớt trong chiến dịch Di Tản Người Tỵ Nạn Đông Dương của chính phủ Hoa Kỳ. Ngày ba mươi tháng tư khi Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay Cộng Sản, tàu ra hải phận quốc tế. Ngày Mồng Một tháng Năm, chúng tôi được đưa qua Phi Luật Tân và từ đó làm kẻ tha hương.

Người Việt tha hương, bung ra, đi về muôn phương trên thế giới, như một đàn cá, may mắn vọt ra khỏi mẻ lưới định mệnh vừa bủa xuống, mang theo trong tâm khảm rã rời, một quê hương tan nát, một ngày mai vô định, một bộ mặt vô hồn. Ngổn ngang trong mớ hành trang vội vã, hình ảnh Mẹ ẩn hiện, như một tiếng thì thầm bên tai, như một lời an ủi, khuyến khích, như một cử chỉ nhẹ nhàng, lau những giọt nước mắt cho con, nâng con đứng lên, dìu bước tới, làm lại cuộc đời cho mình, cho con cái, cho thế hệ mai sau.

Cuộc chiến nồi da xáo thịt chấm dứt. Bà Mẹ miền Bắc, vui mừng ôm các đứa con chiến thắng trở về. Nhưng đau lòng thay, bà Mẹ miền Nam sau khi ôm các đứa con buồn tủi, vừa cởi bỏ chiếc áo chiến trận, vỗ về an ủi con, những kẻ chiến bại, thì lại khóc than, lo sợ nhìn các đứa con xách khăn gói đi vào nhà tù, ở tận trong rừng sâu, núi thẳm, không một tin tức, không một hy vọng ngày trở về, để xây đắp lại quê hương bị tàn phá trong cuộc chiến tàn khốc vừa qua.

 Mẹ tôi có lẽ rơi vào tâm trạng quá lo sợ của một bà Mẹ Việt Nam, lo cho số phận của các đứa con, nên đã ngã bệnh và trong cơn mê tỉnh, Mẹ tôi luôn luôn muốn hỏi các anh chị tôi về số phận của các con bà. Anh lớn của tôi và hai người con rễ lớn tuổi, đã giải ngũ từ lâu trước ngày đất nước rơi vào tay Cộng Sản, khỏi phải đi tù, sống vất vưởng, đói khát với đàn con. Chỉ còn hai người con rễ khác, tôi và chú em út trong nhà, Mẹ tôi lo lắng nhất. Khi Mẹ tôi nghe tôi đã may mằn chạy thoát, Mẹ thở ra, bớt lo được một thằng. Giọt nước mắt lăn dài trên má nhăn nheo của Me, chắc Mẹ dành cho tôi, mừng cho thằng con, ít ra cũng còn một thằng thoát nạn.

Khi tôi đọc lá thư của anh tôi, báo tin Mẹ tôi mất, Tôi rơi vào tâm trạng “Tôi thấy tôi mất Mẹ, mất cả một bầu trời” như nhà thơ Thiền Sư Nhất Hạnh diễn đạt. Một bầu trời thương yêu sập đổ. Một quê hương bước vào một giai đoạn lịch sử nhiểu nhương, nghèo khổ, áp bức và mong ước ngày mai tình người được tôn trọng.

Tâm lý thông thường của con người, là khi còn Mẹ bên cạnh, một kỳ quan tuyệt diệu, một kho tàng quí hiếm... thì lại hững hờ, không tận hưởng Tình Mẹ, đến khi kỳ quan đó sụp đổ, kho tàng hiếm quí đó tan biến, thì lại tiếc ngơ, tiếc ngẩn, tự trách mình. Lúc đó cũng khá trể, nhưng Mẹ có bao giờ trách cứ con của Mẹ. Tình Mẹ thăng hoa lên cao nhất trong tâm thức con người.

Hằng năm tôi cúng giổ Mẹ, tưởng nhớ về Mẹ, chia xẻ với Me, đã chịu biết bao gian nan, buồn khổ một đời, cho đến khi chiến tranh chấm dứt, đứa con thương yêu của Mẹ, vì sự an toàn cho bản thân, cho vợ con, đã bỏ nước chạy về một nơi nào đó, tìm chút không khí tự do, làm lại cuộc đời từ con số không. Nhìn chiếc đèn cầy cháy lung linh, nhìn khói hương mờ tỏa, tôi cầu mong Mẹ siêu thoát vào Miền Không Hận Thù, Miền Cực Lạc. Xin Mẹ phò hộ cho con cháu Me can đảm đứng lên, tiếp tục bước đến trước mặt, tìm được nơi an bình, để từ đó tìm lại cố hương còn quằn quại trong khổ đau, trong bất công, trong kìm kẹp, thiếu thốn mọi bề, nhất là khát vọng một cuộc sống xứng đáng của một con người bình thường, có cơm ăn, áo mặc, trong tự do, dân chủ và đầy đủ quyền làm người lương thiện.

Làn khói hương bay tỏa lên trần nhà, nơi trước đây bị nứt, khi tôi nhận được tin Mẹ mất. Làn khói vầng quanh và quyện lại trần nhà, nay đã sửa chữa, tô quét lại phẳng phiu. Tôi tin rằng Mẹ đã siêu thoát, đã bước ra khỏi trần gian khổ ải, tìm được nơi An Bình. Tôi rót chén trà nóng cúng về Me, lạy mấy lạy cuối, rồi tắt nến, uống cạn chén trà vừa cúng Mẹ.

Vợ tôi và mấy đứa con chạy lại, đứng sau lưng tôi, bưng những món hoa quả vừa cúng, đem xuống bàn ăn, như thừa hưởng hương hoa Mẹ để lại cho con cháu. Một chút thừa hưởng từ Tình Thương Yêu vô bờ của Mẹ./.