Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

TÌNH MẸ TRONG THI CA

NGUYỄN QUÝ ĐẠI

 

 

(Kính dâng một bông hồng tưởng nhớ Mẹ)

 Mẹ mang nặng đẻ đau, rồi lo cho con từ bé đến ngày lớn khôn. Chúa Kitô, Phật Thích Ca... là những người con tâm linh của Thượng Đế cũng chào đời trong vòng tay của Mẹ và nghe lời ru ạ ời ngọt ngào bên chiếc nôi nhỏ bé. Tình mẹ là biểu tượng thiêng liêng cao đẹp nhất, truyền thống thờ mẹ kính cha đã in sâu vào tâm hồn của người dân Việt và văn hóa dân tộc Việt Nam.

Ca dao so sánh công cha cao như núi, để thể hiện sự tôn kính Cha là cột trụ trong gia đình, nghĩa Mẹ như nước trong nguồn bất tận. Nước âm thầm chảy qua bao nhiêu ghềnh thác rồi trôi về biển cả, sánh nghĩa Mẹ với nước trong nguồn phù hợp với sự tận tụy dưỡng nuôi, yêu thương con không bờ bến... Người Tây phương thường gọi Vaterland / Fatherland để chỉ quê cha, người Việt Nam mình gọi quê Cha, đất Tổ, và quê Mẹ, đất Mẹ, tiếng Mẹ đẻ. Để tôn vinh công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ca dao có câu :

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Tình yêu của cha cũng bao la, tha thiết lo lắng cho con nên người, nhưng sâu kín trong lòng, không như mẹ bộc lộ tình cảm bằng những cử chỉ vuốt ve, âu yếm, nên các con thường gần gũi mẹ hơn cha. Những vui buồn trong đời sống các con thường thì thầm bày tỏ với mẹ. Lỡ như mẹ không đồng ý thì mẹ cũng không la rầy hay phê phán nghiêm khắc như cha. Nhìn bên ngoài tình cha có vẻ khô cằn, thiếu mềm mại; không thể sánh với tình mẹ ôn nhu, dịu dàng tha thiết như trong nhạc phẩm Lòng Mẹ của Y Vân:

 

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào

Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào

Lời mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào

Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng mẹ yêu.

Lòng mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu

Tình mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ

Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ

Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ

Thương con thao thức bao đêm trường

Con đà yên giấc mẹ hiền vui sướng biết bao

Thương con khuya sớm bao tháng ngày.

Lặn lội gieo neo nuôi con tới ngày lớn khôn

Dù cho mưa gió không quản thân gầy mẹ hiền.

Một sương hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền

Ngày đêm sớm tối vui cùng con nhỏ một niềm

Tiếng ru êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên....

 Những ai may mắn còn mẹ, được cài lên áo hoa hồng đỏ để thấy đời mình còn diễm phúc vui tươi. Đã mất mẹ không bao giờ tìm lại được tình yêu bao la, tha thiết ấy. Nếu ta đứng hàng giờ trước ngôi mộ đá rêu phong, đặt những đóa hoa tươi, đốt nén nhang thơm chỉ là phần hình thức, lễ nghi... Kỷ niệm những ngày dài hạnh phúc tuổi thơ mình đã sống trong mái ấm gia đình với tình yêu thương của cha mẹ đã đi vào thế giới xa xôi...

 

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh chày thức đủ năm canh

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Miệng nhai cơm bún, lưỡi lừa cá xương.

(Ca dao)

 

Cuộc đổi đời 30.4.1975 không ai ngờ những gì đã xảy ra? Nhiều người đã không làm tròn bổn phận phụng dưỡng mẹ già, ngược lại mẹ phải tảo tần nuôi con, nuôi cháu, thăm con trong trại cải tạo trên núi rừng, qua những đường dài hoang vắng, hiểm nguy. Tuổi già ngày tháng sức khỏe hao mòn, lúc ốm đau cho đến lúc ra đi vĩnh viễn về bên kia thế giới, không gặp các con trai của mẹ!! Tình yêu của mẹ như những vì sao trên trời không đếm được trong muôn ngàn thiên thể mênh mông. Thiếu tình mẹ như bầu trời thiếu ánh sao đêm!! Trịnh Công Sơn nhắc đến gia tài của Mẹ Việt Nam, một người Mẹ Việt Nam lầm lũi, mất mát sau chiến tranh, nhưng đó cũng là hình ảnh thảm thương, đau khổ của cả một dân tộc sau cơn binh đao, khói lửa... Con người Việt Nam đã kiệt quệ, xác xơ sau mỗi lần chinh chiến.

 

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu

Một trăm năm đô hộ giặc Tây

20 mươi năm nội chiến từng ngày

Gia tài của mẹ, một rừng xương khô

Gia tài của mẹ, một núi đầy mồ

 

Vào ngày Rằm tháng bảy là lễ Vu Lan Bồn (Ullambana) theo kinh điển Tôn giả Mục Kiền Liên, lo cứu mẹ là bà Thanh Đề thoát khỏi cảnh khổ ở địa ngục. Và cầu nguyện cho chúng sinh được siêu thoát, khỏi vòng sinh tử luân hồi. Trong ngày lễ nầy người ta thường cài lên áo một đóa hoa hồng hay hoa cẩm chướng màu đỏ hay hoa màu trắng để tưởng nhớ đến Mẹ hiền. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương mẹ đã mất. Người được hoa hồng đỏ sẽ thấy sung sướng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, một ngày nào đó mẹ cũng phải ra đi theo luật tạo hóa “cát bụi trở về với cát bụi” khỏi hối hận lúc còn tại thế không làm tròn bổn phận và hiếu thảo. Thiền sư Thích Nhất Hạnh làm bài thơ bông hồng cài áo. Phạm Thế Mỹ phổ nhạc

 Một bông hồng cho em

Một bông hồng cho anh

Và một bông hồng cho những ai

Cho những ai đang còn mẹ

Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn

Rủi mai nầy mẹ hiền có mất đi

Như đoá hoa không mặt trời

Như trẻ thơ không nụ cười

Ngỡ đời mình không lớn khôn thêm

Như bầu trời thiếu ánh sao đêm

 

Mẹ, mẹ là dòng suối dịu hiền

Mẹ, mẹ là bài hát thần tiên

Là bóng mát trên cao

Là mắt sáng hơn sao

Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối

 

Mẹ, mẹ là lọn mía ngọt ngào

Mẹ, mẹ là nải chuối buồng cau

Là tiếng dế đêm thâu

Là nắng ấm nương dâu

Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời

 

Rồi một chiều nào đó anh về nhìn mẹ yêu, nhìn thật lâu

Rồi nói, nói với mẹ rằng “Mẹ ơi, Mẹ ơi, mẹ có biết hay không?”

“Biết gì?” “Biết là, biết là con thương mẹ không?”

 

Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh

Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em

Thì xin anh, thì xin em

Hãy cùng tôi vui sướng đi...

 Đời sống người Việt Nam khác với người Tây phương, ở Việt Nam cha mẹ con, cháu thường sống chung trong một đại gia đình, dù nghèo hay giàu gia đình lúc nào cũng sống bên nhau, nên không cần dành một ngày nào riêng cho Mẹ ? Mỗi năm vào lễ Vu Lan nhắc nhở các con nhớ ngày tình yêu cao cả của mẹ, nhà thơ Tùy Anh trong những ngày xa quê hương mang nỗi buồn mênh mông ngút ngàn thương nhớ:

 

Bài “Bông hồng cài áo”

Mỗi năm nghe một lần

Mỗi lần thêm nhức nhối

Như xé nát tim gan...

Tùy Anh (trong tập Trầm Ngải Thiết Tha)

 

Hình ảnh về Mẹ còn mãi trong lòng, nên thi nhân đã gởi tâm sự mình qua những vần thơ ngọt ngào, và chỉ biết nhắn gởi các em cắt dâng mẹ một cành hồng tươi hương sắc:

Hẳn em tôi còn nhớ

Cắt dâng mẹ cành hồng

Từ vườn hoa đầu ngõ

Vẫn ngọt ngào đơm bông

Hoa thay lòng tưởng nhớ

Của đứa con phiêu bồng

Hoa thay dòng lệ nhỏ

Thương nhớ mẹ vô cùng

(Tuỳ Anh trong tập Trầm ngải thiết tha)

 

Đời sống Tây phương cha mẹ dù tuổi già nắng xế nhưng vẫn sống riêng. Con cháu bận rộn công việc nhưng hằng năm đều có ngày tưởng nhớ ghi ơn mẹ. Sau lễ Phục Sinh 20 ngày tính từ Lễ Tro vào ngày thứ Tư tuần Thánh, có thánh lễ vinh danh Mẹ. Ở Đức thường tổ chức ngày lễ Mẹ vào Chúa nhật (Mothering Sunday) thứ 2 tháng 5, Âu Châu nhiều nước cũng tổ chức cùng thời gian trên.

Theo lịch sử truyền thống ngày lễ của Mẹ ở Hoa Kỳ (theo cuốn American Book of Days) có trước thời gian nội chiến (Civil war) vào năm 1872 người đầu tiên đưa đề nghị ngày tưởng nhớ tình mẹ tại Boston Massachusetts là bà Julia Ward Howe đã vận động chọn ngày Chúa nhật thứ 2 tháng 5 và khởi đầu cài hoa cẩm chướng (Carnation, Nelke, Oeillet) để tưởng nhớ mẹ, hoa cẩm chướng biểu tượng cho người mẹ là loài hoa nở quanh năm, cánh hoa mỏng và thoảng hương thơm nhẹ.

Mãi cho đến năm 1907 bà Anna Jarvis (01.05.1864) ở Webster bắt đầu cổ động thêm cho ngày của mẹ ở Philadelphia, hai năm sau vào ngày 10.5.1908 sau khi mẹ của bà là Anna Reese Jarvis qua đời vào ngày 09.5.1907. Tại nhà thờ ở Grafton (West Virginia) và Philadelphia cử hành thánh lễ cho ngày vinh danh mẹ. Từ đó ngày của mẹ được lan rộng ra tại Hoa Kỳ và thế giới. Nhưng mãi đến năm 1910 ở tiểu bang West Virginia mới công nhận ngày dành để tưởng nhớ về mẹ, sau đó các tiểu bang Oklahoma, Wadhington, Alabama, Texas hưởng ứng. Mãi cho đến ngày 09.5.1914 Tổng thống thứ 28 Thomas Woodrow Wilson (1856-1924) ký quyết định chung thông qua Quốc Hội công báo ngày “ Mother' s Day” là ngày quốc lễ của Hoa Kỳ vào Chúa Nhật thứ 2 tháng 5.

Ở Việt Nam không có một ngày riêng cho cha mẹ, nhưng theo truyền thống lâu đời, hằng năm có ngày giỗ để kính nhớ người đã mất trong đó có ngày cho mẹ cho cha.

Riêng ở Pháp năm 1917 tại Paris tổ chức lễ Mẹ cho những gia đình đông con, nhưng lễ Mẹ chính thức công báo vào ngày 20.4.1926. Anh Quốc từ năm 1910 gọi là ngày Mother's Day / Mutter Tag, nhà thờ có Thánh lễ tạ ơn để tưởng nhớ và vinh danh Mẹ hiền vào Chúa Nhật IV mùa chay. Ở Á Căn Đình thì vào Chúa Nhật thứ 2 tháng 10.

 

Dâng mẹ đôi tim nhỏ

Dâng mẹ tình yêu lên ngôi

Dâng mẹ cuộc sống tương lai...

(Tình hồng dâng Mẹ của Văn Chi)

 

Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn

Bên đời gió tạt với mưa tuôn

Con đi góp lá nghìn phương lại

Đốt lửa cho đời tan khói sương

 

Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn-ngào

Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm-bao

Mẹ xa xôi quá làm sao với

Biết đến bao giờ trông thấy nhau

(Trần Trung Đạo)

Thời gian trôi qua không đợi chờ, đã 30 năm chúng ta xa xứ để rồi xót xa thân phận kiếp sống lưu vong. Những lúc nhớ về tình mẹ thật lớn lao. Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm thương yêu. Không có mẹ sẽ thiếu tất cả tình yêu trên cõi đời nầy:

 

Bàn tay chắt chiu vô vàn yêu thương

Mẹ như lá hoa thơm vườn nhân ái

Tình quê hương vương vấn bước chân phiêu bồng

Lắng sâu trong tiếng ru dịu êm

Lời buồn ru ca dao hôm nào vọng vang

Mẹ đắng cay trong thầm lặng đếm hư không

Niềm thương quê tê tái trái tim u hoài

Xót xa thương thân phận lưu vong

(Vương Ngọc Long)

 

Uớc mơ ngày về thăm mẹ đã vĩnh viễn không bao giờ đến, bởi vì trong ngày tưởng nhớ mẹ, thi sĩ Tùy Anh đã cài hoa màu trắng. Mẹ đã rời bỏ quê hương nhọc nhằn sau cuộc đổi đời, con cháu phân ly, nỗi buồn anh cũng là nỗi chung của chúng ta khi rời bỏ quê hương vương vấn tình mẹ:

 

Mẹ ơi con mẹ chưa về

Bao năm lưu lạc bên lề cuộc vui

Tiếng cười không giấu ngậm ngùi

Tiếng vui tắt nghẹn bên đời buồn tênh..

Tùy Anh (trong thi tập Khúc Hát Tiêu Dao)

 

Không có tình yêu nào có thể sánh với tình mẹ, thi sĩ Trường Đinh ví tình yêu mẹ là những tháng ngày cần thiết của đời người, Mẹ là ánh sáng là giọt sương mai, là tiếng chim hót trên cành buổi sáng:

 

Mẹ là mùa xuân trên cánh chim bay

Mẹ là mùa đông tóc bạc như mây

Mẹ là mùa thu, niềm đau gió cát

Mẹ là mưa hạ, hạt nhòa đắng cay

Mẹ là trời xanh cho nắng vươn cao

Mẹ là biển đông sóng gọi xôn xao

Mẹ là bình nguyên tình yêu bát ngát

Mẹ là ngân hà, lòng mẹ bao la ...

(Trường Đinh)

 Tâm trạng của các thi nhân đều nhạy cảm, nhà thơ Vương Ngọc Long đã không giấu được ngậm ngùi, nỗi nhớ về mẹ thiết tha. Mẹ và quê hương là những kỳ quan tuyệt thế đã trở thành thiêng liêng, nhiệm mầu muôn thuở. Lúc con ốm đau sốt, khóc la thì mẹ đã chạy tới bên nôi ru con, hay bồng bế thâu đêm. Mẹ như một thiên thần dịu hiền:

 Con đau mẹ thức đủ năm canh

Vỗ nhẹ ru con giấc mộng lành

Dãi nắng dầm mưa công dưỡng dục

Banh da xẻ thịt nghĩa sinh thành

Con, thân măng dại, nương bờ dậu

Mẹ, bóng tre gầy, phủ mái xanh

Mẹ dắt con qua vườn Đạo Hạnh

Bông hoa Từ Mẫu nở muôn cành

Mẹ đem huyền thoại ru tình núi sông

Nước mắt mẹ có còn không?

Hay đà cạn mất trong lòng suối khô ?

Mẹ ân tình vẫn nguyên sơ

Bụi trầm luân chẳng hoen mờ vết son

Bình nhiên như cánh sen non

Thơm tâm từ lượng ngát hồn đại quang

(Vương Ngọc Long)

 

 Kho tàng thi ca bình dân, cũng như những nhạc phẩm thời đại. Ca tụng những lời như ngàn đời nhớ ơn mẹ, bởi vì mẹ đã cho các con hành trang lên đường, thành công với tràn đầy ước mong. Đối với cha mẹ, các con phải lấy chữ hiếu làm đầu, phụng dưỡng cha mẹ cho phải đạo làm người:

 Nuôi con khó nhọc đến giờ,

Trưởng thành, con phải biết thờ hai thân

 

 Con cháu hiếu thảo phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, để an ủi Người chỉ một phần nhỏ bé tình cảm, sự hy sinh của cha mẹ thật mênh mông vô tận:

 Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

Ơn cha, nghĩa mẹ nặng trìu

Ra công báo đáp, ít nhiều phận con

 Hay

 Mẹ cha là biển, là trời

Làm sao con dám cãi lời mẹ cha.

Thương mẹ, nhớ cha như kim châm vào dạ,

Nghĩ đến chừng nào, lụy hạ tuôn rơi

Một mai gặt lúa đem về,

Thờ cha, kính mẹ nhiều bề hiếu trung

Bao giờ cho cá hóa long

Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa

 

 Tình mẹ như hơi thở, sưởi ấm lòng các con trong những ngày xa quê hương. Trên bước chân phiêu giạt xứ người, thời gian âm thầm trôi qua những tháng ngày phiền muộn nhớ thương, tưởng nhớ về Mẹ, từ trái tim và nước mắt các con xin dâng lên Mẹ những lời cầu nguyện trân trọng nhất. Công cha nghĩa mẹ thật bao la tình sâu nghĩa nặng, các dân tộc trên thế giới dù khác nhau Tôn giáo, nhưng đều có ngày tôn vinh mẹ dưới nhiều hình thức khác nhau, để nhắc nhở đến công ơn sinh thành dưỡng dục.