Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

CÓ NHỮNG ĐIỀU LÀM CHO MÌNH NHỚ SUỐT ĐỜI

NGUYỄN BÍCH LIÊN

 

 

Thực sự có những điều làm mình nhớ và cũng làm mình nuối tiếc cả đời. Dù lâu lắm rồi kỷ niệm đã ngủ yên, nhưng một lần chợt nhớ, kỷ niệm lại quay quắt hiện về, để niềm ân hận làm đau nhói trong tim. Tôi vẫn tin vào định mệnh. Số phận đã có một quyền năng gần như tuyệt đối có thể quyết định và làm thay đổi mọi thứ. Hay đó là niềm tin, là một sự chấp nhận khi mà mình không thể nào lý giải.

VL chơi thân với anh trai tôi từ những năm đầu của bậc trung học nhưng tôi ít có dịp tiếp xúc với VL. Năm lớp 12 tại trường PTG, VL lại học chung lớp với tôi nhưng tôi không biết, vì niên học chỉ mới bắt đầu, và VL ngồi đâu đó ở dãy bàn sau cùng. Một lần trên đường đi học về, Trung và VL đi ngược chiều về phía tôi và chúng tôi gặp mặt nhau ngay trước Hội Quán Quân Đội trên đường Quang Trung. Trung học cùng lớp với tôi trong nhiều năm. Trung thường chơi thân với anh Trương Xuân. Anh Trương Xuân cũng học chung lớp với tôi nhưng anh lớn tuổi hơn, anh lại phụ trách hướng dẫn lớp tôi tập luyện môn thể dục ở trường, nên tôi thường gọi Trương Xuân bằng anh. Trung cũng thường theo anh Trương Xuân đến nhà tôi chơi những lúc các bạn lớp tôi tụ tập tại nhà tôi để làm báo.

Lúc gặp Trung và VL đi chung, tôi có chút ngạc nhiên nên đưa mắt nhìn và hỏi cả hai: "Đi đâu đây?" VL nhanh miệng trả lời: "Tới nhà Liên". Tôi hỏi ngay không cần suy nghĩ: "Tới nhà Liên làm chi?" Không ai trả lời nhưng cả hai quay lại và cùng đi với tôi về nhà tôi. Hỏi ra tôi mới biết là VL đang học chung lớp với tôi. Kể từ đó Trung và VL thường hay tới nhà tôi chơi vào những ngày cuối tuần. Chuyện tình của VL và tôi cũng bắt đầu từ những ngày tháng đó. Khi thân nhau rồi, VL mới thú thiệt là VL bắt đầu để ý đến tôi từ năm lớp 11, khi chúng tôi đi trại hè ở Huế. Lúc đó tôi mới nhớ lại, hèn chi năm đó VL học khác lớp tôi mà cứ chạy qua bên khu vực cắm trại của lớp tôi hỏi ngớ ngẩn nhiều thứ, và giúp tôi múc nước từ cái giếng nhỏ trong khu vực cắm trại khi tôi chuẩn bị nấu nướng đồ ăn, khiến tôi nghĩ thầm, sao tự nhiên VL lại tốt bụng với mình. Tình cảm đôi lúc khiến người ta trở nên từ bi hơn. Có lẽ "Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ…".

Lần đầu tiên và người đầu tiên trong gia đình VL mà tôi được anh giới thiệu là chị Lan. Tôi nhớ một buổi chiều, VL đến chơi rồi đưa tôi đến thăm chị. VL không cho tôi biết trước. Khi chúng tôi đến Ty Công Chánh nằm ở góc đường Gia Long, VL mới nói là tới gặp chị Lan. Lúc VL và tôi vừa bước lên những bậc tam cấp, thì chị Lan cũng vừa ở trong công ty bước ra đón VL và tôi. Có lẽ VL đã báo trước với chị. Chị cười thân thiện như đã quen biết với tôi, rồi dẫn chúng tôi vào trong phòng làm việc của chị ngồi chơi. Tôi trở thành quen biết với gia đình VL từ sau lần gặp chị. Ít lâu sau, VL đưa tôi đến ra mắt gia đình anh. Ba Mẹ VL rất điềm đạm và hiền lành trong cung cách của những người thuộc dòng họ Hoàng phái. Cho đến bây giờ tôi vẫn mường tượng trong đầu hình ảnh của Ba Mẹ VL. Người Dì của VL cũng rất thương qúi tôi. Mỗi lần VL đưa tôi về nhà chơi, Dì hay làm cơm chiên trứng rất ngon cho VL và tôi ăn. Tình yêu thuở học trò của VL và tôi thật nhiều hứa hẹn, và VL là người đã để lại trong tôi nỗi nhớ nhung mỗi khi nghĩ về kỷ niệm của mình. Một kỷ niệm thật đẹp như cuộc tình không trọn vẹn của VL và tôi.

Đối với tôi, VL thật là hiền lành. Anh có dáng dấp cao ráo và khá đẹp trai. VL rất thần tượng Christopher nên đôi khi anh hát những bài Christopher thường hát. VL rất thương và chìu chuộng tôi. Biết tôi thích nhạc nên VL đã nhuộm tím những tờ giấy bìa trắng bằng màu mực tím học trò, rồi nắn nót kẻ lên những dòng nhạc màu trắng những bài hát mà tôi ưa thích để tặng tôi. VL cũng hay giúp tôi vẽ những hình não bộ, và các tế bào não trong những bài học vạn vật năm lớp 12 của Thầy TXH. Những cuốn tập vở đó gia đình tôi vẫn còn cất giữ dùm tôi cho tới bây giờ.

Năm đó VL học chung với tôi được mấy tháng thì có lịnh tổng động viên. Lúc đó trường PTG cũng rất xôn xao về việc nầy vì có nhiều học sinh phải lên đường nhập ngũ. Trung Tâm Huấn Luyện Nhập Ngũ số I tại Đà Nẵng là nơi VL ghi danh đầu quân năm 1973. Sau khi nhập ngũ, tất cả tuyển mộ sinh được tập trung ở lại Trung Tâm Nhập Ngũ, và chờ đến ngày được đưa đi quân trường để tập huấn. Ba tôi lúc đó là một sĩ quan chỉ huy tại Trung Tâm nầy. Chị Lan có gặp tôi và nhờ tôi xin Ba tôi cho VL về nhà. Ba tôi đồng ý cho VL được tự do trong những ngày còn ở lại Đà Nẵng với lời dặn dò:

"Con bảo VL không được trốn vì Ba sẽ là người chịu trách nhiệm..."

Tất nhiên là Ba tôi đã hạch hỏi tôi về quan hệ giữa tôi và VL. Vài tháng sau thì VL phải trở lại Trung Tâm Tuyển Mộ Nhập Ngũ, rồi sau đó được đưa đi thụ huấn tại quân trường Đồng Đế ở Nha Trang.

Những ngày được tự do đó, cũng là khoảng thời gian hạnh phúc nhất với nhiều kỷ niệm êm đềm của VL và tôi. VL đã lui tới nhà tôi thường xuyên hơn. Có những ngày VL nôn nóng đứng chờ tôi đi học về ở đầu ngõ để tặng tôi bản nhạc mà VL vừa kẻ xong, hay chỉ để đưa tôi một đoạn đường nhỏ vào nhà. Me tôi coi VL như con trai của mình nên VL ngày càng thân thiết với gia đình tôi hơn. Tại thời điểm chiến sự thúc bách, nhà nhà đều phải treo cờ VNCH, cờ vàng ba sọc đỏ. Một lần đi học về, tôi nhìn thấy VL giữa trưa nắng đội chiếc nón lá của Me tôi, đích thân vẽ những lá cờ VNCH lên hai cột trụ của chiếc cổng nhà tôi. Tôi vừa thấy thương VL vừa mỉm cười trộm nghĩ, VL đang cố gắng để được làm con rể của Me tôi. Các em tôi cũng thương qúi VL, và đã nghĩ VL và tôi sẽ trở thành một đôi. Những hình ảnh kỷ niệm của VL là do gia đình tôi cất giữ từ sau ngày tôi có chồng. Ngay cả trong những ngày đất nước loạn ly, các em tôi cũng gói ghém kỷ niệm của tôi để mang theo cùng với mớ hành trang của gia đình.

Tình cảm của chúng tôi ngày càng thăng hoa qua những cánh thư gởi về từ quân trường. VL kể cho tôi nghe rất nhiều về những lần tập huấn ở quân trường, những lần rủ bạn bè lang thang trong những ngày nghỉ cuối tuần, những giờ ăn giờ ngủ, và những lúc nhớ đến tôi. Thư đầu tiên VL viết về cho tôi, anh đề cập đến một món quà đặc biệt sẽ dành gởi tặng tôi. Đó là tấm thẻ bài có khắc bốn chữ tên tôi dưới hàng chữ tên VL, số quân tôi không nhớ, và loại máu O. Tôi nâng niu kỷ niệm của cuộc tình tôi như một vật qúi. Tôi cũng hãnh diện khi vào lớp bạn bè luôn chọc ghẹo tôi. Mỗi lần như vậy làm tôi nhớ đến VL. Có lần bọn con trai ngồi bàn cuối xếp hình những chiếc máy bay giấy, rồi đề lên những vần thơ góp nhặt, "Anh đi rồi còn ai vuốt tóc... Lời tình thơm sách vở học trò... Anh đi rồi còn ai tình tự…Buổi tan trường ai đón ai đưa…" ngay trong giờ học phóng vèo vèo lên chỗ tôi ngồi ở bàn đầu. Hôm đó gặp giờ Thầy Văn, thấy vậy Thầy lượm lên một chiếc mở ra coi rồi lẩm nhẩm đọc. Thầy không nói gì, chỉ mỉm cười thông cảm rồi đặt chiếc máy bay giấy lên bàn. Trong cuốn lưu bút năm lớp 12, Thanh Nữ đã viết:

"Ta biết có người buồn, kệ hắn ta, bi chừ hắn ở Đồng Đế rồi mà..."

Hồng Châu thì viết:

"L bình phương ơi, ta nhớ hoài những lần gặp L bình phương đi chơi, bây giờ người Đồng Đế đáng nhớ hơn hỉ. 12 A2 chắc hơi lãng phai…"

Rồi một lần tôi giận VL chỉ vì VL không hiểu tôi. Một sự hiểu lầm nào đó trong lời thư VL viết cho tôi đã làm tôi tự ái. Kể từ đó, tôi nhận thư VL nhưng không viết thư trả lời. Dù vậy, VL vẫn gởi thư về đều đặn cho tôi với lời lẽ thương yêu. Tôi không quan tâm và cũng không muốn biết là VL thương tôi đến chừng nào. Thư VL gởi về tôi vẫn đọc, nhưng tôi vẫn hờn giận VL. Tuổi trẻ thường có quá nhiều tự ái và sốc nổi. Và số phận cũng đã quyết định và làm thay đổi cuộc đời tôi. Tôi trở thành người đàn bà có chồng khi VL trở về. Lần cuối cùng tôi gặp lại VL là vào năm 1974. Anh muốn dang đôi tay của một người lính trở về từ quân trường để che chở và bảo vệ tôi. Anh muốn đem tâm hồn cao thượng của một người lính để đón nhận nghiệt ngã của số phận tôi. Nhưng tôi từ chối để chấp nhận số phận mình. Tôi không muốn tạo nên một hoàn cảnh bẽ bàng và bất công đối với anh. VL buồn và tình nguyện gia nhập đơn vị tác chiến, mặc dù anh có thể xin ở lại hậu cứ. Chuẩn Úy VL, đại đội 246, KBC 4897, trực thuộc tiểu khu Quảng Trị, đã bị Việt Cộng bắt tại Thuận An ngày 25 tháng 03 năm 1975. Và không trở về nữa.Tôi không ngờ, quyết định một lần là vĩnh biệt. Điều nầy đã để lại rất lâu rồi trong tôi một vết đau.

Năm 1976, tôi về quê thăm ông bà Ngoại tôi ở Mỹ Chánh. Lúc đó ông Ngoại tôi cũng đã biết tin VL mất tích. Ông Ngoại tôi kể, hồi VL đóng quân ở Quảng Trị có ghé về thăm ông Ngoại tôi một lần. VL thân với các em tôi và vẫn đến thăm gia đình tôi dù tôi không có mặt ở nhà. Em tôi kể, VL lục tìm kỷ niệm của tôi trong những chồng sách vở mà tôi còn để lại ở nhà, hay một đôi lần ngồi một mình trên những bậc tam cấp trước nhà tôi, nơi mà ngày xưa VL và tôi thường ngồi…Vào khoảng năm 90- 91, tôi có ghé thăm gia đình VL. Chị Lan vui mừng khi gặp lại tôi. Lúc đó chị buôn bán quán nhỏ trước hẽm nhà chị. Chị dẫn tôi qua con hẽm để vào nhà. Gặp Mẹ, chị nói ngay:

"Mạ nhớ ai đây không?" Mẹ VL ngạc nhiên nhận ra tôi. Bà vẫn vậy, hiền lành và thân thiết. Chị Lan nhắc:

"Hồi trước Mạ chị hay nói em là con dâu hụt của Mạ chị đó."

Tôi thầm biết ơn gia đình VL vẫn thương qúi tôi. Chị nói với tôi giọng buồn buồn thương tiếc, vừa như cam chịu:

"Hồi nớ chị nói VL xin về đi mà hắn nhứt định không chịu, chơ về thì đến nỗi chi..."

Tôi im lặng nghe chị kể mà đau lòng. Tôi không kể với chị điều mà VL nói với tôi, lúc VL gặp tôi lần sau cùng vào năm 1974.

Gia đình VL vẫn không tin là anh đã chết. Mẹ VL nhất định không đặt hình anh lên bàn thờ. Bà vẫn chờ đợi và hy vọng vào một sự nhiệm mầu nào đó rằng, có một ngày con Bà sẽ trở về bên cạnh Bà. Hay Bà muốn bám víu vào một niềm tin rằng, con mình vẫn còn sống để khỏi phải đau lòng. Ngay cả tôi, trong khoảnh khắc nào đó, tôi vẫn tin và thầm cầu nguyện rằng VL vẫn còn sống. Dù biết - Đó chỉ là ảo tưởng.

Khi VL vĩnh viễn ra đi, chắc hẳn trên cổ anh vẫn còn mang tấm thẻ bài có khắc tên anh và tôi. Và cuộc tình của tôi cũng đã theo anh về một nơi nào đó thật xa xăm. Một đôi lần nghĩ về VL, với nỗi tiếc thương kỷ niệm một cuộc tình đã qua lâu lắm rồi trong đời mình. Nhưng nỗi nhớ về anh, về cuộc tình của mình vẫn không thay đổi, để niềm ân hận cũng chợt quay về làm đau nhói tim tôi, làm tôi khóc…