Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN

NGUYỄN THU THẢO

 

 

Sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam... Tôi làm nghề gõ đầu trẻ. Vì không chịu được sự áp bức và học tập đường lối Xã Hội Chủ Nghĩa của Bác và Đảng..., nên tôi tìm đường đi vượt biên... Bước đầu đi xuống Cà Mau rồi ngược về Phan Thiết cũng không lọt... bị tù và mất tiền bạc... Cuối cùng phải sống lưu lạc ở Bà Rịa - Vũng Tàu để chờ đợi và nuôi hy vọng... Trong thời gian sống ở đây, tôi cũng đã đi vượt biên thử qua Ngọc Hà... Phước Hòa, Phước Lộc, ngược về Vũng Tàu là Rạch Dừa - Đông Xuyên, Nam Bình, nhưng đều thất bại cả. Hằng ngày sống khổ cực để nuôi hy vọng và chờ đợi.

Trong thời gian sống ở vùng biển, tôi bằng lòng chấp nhận tất cả cực nhọc. Lúc đó tôi quen một Cha Sở ở một xứ đạo. Hằng ngày Cha cho tôi vào nhà Xứ lo nấu cơm, chăn heo, và trồng rau màu trong khi chờ đợi vượt biên. Lúc bấy giờ vì hai chữ lý tưởng đi tìm Tự Do mà tôi không còn nghĩ gì tới bản thân của mình nữa... chỉ biết gạt bỏ tự ái, đau khổ để đánh đổi lấy Tự Do cho dù phải đau khổ thể xác, nhưng tâm hồn lúc nào cũng dệt mộng vượt biên. Có ngày tôi cũng theo ghe cào được ra biển đánh cá và luôn tiên đi vượt biên luôn. Một lần bị bể ở núi Ông Trịnh - Đông Sơn, tôi phải trốn ở ngoài giang rừng tràm và gai chà là ở dưới bùn, bước đến đâu cũng bị gai chà là đâm và lún xuống sợ lắm! Nhưng vì sợ công an bắt, dù có đau cũng cắn răng im lặng. Nhịn đói và khát nước đợi tới tối mới có tàu chở vào bờ. Khi vào đến đất liền người cũng ngất như sắp chết rồi... Thế là niềm tin lại tan biến.

Trong suốt thời gian đó, kể cả ngày Tết, tôi cũng không dám về nhà thăm ba má và gia đình. Một hôm vì buồn bực quá qua mấy cú thất bại. Tôi bóp bụng về thăm nhà một chuyến. Qua sáng hôm sau, ông anh tôi bảo tôi là ảnh lái xe ra Vũng Tàu, em có đi theo không? Tôi không muốn đi vì muốn ở lại thêm một ngày nữa với ba má. Ngay tối hôm đó, ở Chu Hải có người đến gọi, nhưng lúc này tôi đang ở Sài Gòn. Đúng là cái số không may, chuyến ghe đó đi có hai ngày rưỡi là tới giàn khoan an toàn. Khi về tới Chu Hải, tôi được biết tin đó. Tôi như điên như dại, không còn thiết gì và không muốn nói chuyện với ai hết. Tôi cứ im lặng và nhìn ra biển, cõi lòng thì se thắt lại... và tự nhủ sao số mình đen quá vậy? Thôi thì gạt lệ đi để tự an ủi lòng mình. Thua keo này ta bày keo khác.

Bấy giờ, lúc nào, giờ phút nào cũng nghe ngóng tin tức và theo dõi xem có tàu nào, ghe nào ở xứ họ nào đánh không? Nếu có tàu nào rục rịch, là Cha Xứ gởi mình đi ngay. Sau mấy tháng chờ đợi, thì đến hôm có người trong họ Đạo gợi ý chung tiền để đóng tàu đi đánh cá. Nói đánh cá chứ thực ra là đi cho quen nước quen cái thôi... mưu đò chính là đi vượt biên luôn! Tàu này có hai lốc đầu bạc, sáu thước chiều dài, bốn thước chiều ngang. Trong số dự định đi có gia đình chủ tàu, anh em và những người hùn hạp trên dưới hơn một trăm ba mươi người. Tôi được biết trước đó mấy tháng và đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng...

Tôi còn nhớ vào buổi sáng hôm đó, khách từ Sài Gòn và các nơi tới ở nhà Xứ là chín người. Tôi nấu cơm mệt nghỉ cho chín người ăn để chuẩn bị xuất phát... Ăn cơm xong, mọi người chuẩn bị xong xuôi... Khoảng chín giờ đêm, bắt đầu chuyển từng tốp bốn người đến nhà chứa khách gần bãi. Khi đến nơi, tôi thấy có căn nhà xây hai gian mà chứa khoảng trên dưới ba chục mạng, lớn nhỏ đủ cỡ. Nhìn nét mặt ai cũng lộ ra vẻ hân hoan lẫn lo âu, sợ sệt... Mặc dầu tôi biết đã mua công an cho bãi, nhưng trong bụng cũng hồi hộp đánh trống thình thịch. Từ chỗ chứa ra biễn cũng hơi xa, đi đường ruộng cũng mất khoảng hai cây số.

Mọi người chờ đến khoảng mười giờ đêm, bắt đầu tải dầu, nước uống, lương thực ra trước... Vì con nước đang lên, chủ tàu hối thúc phải đem nước và dầu ra cho kịp. Nhìn quanh quẩn không ai chịu khiêng hết. Tôi là con gái mà cảm thấy bực mình. Lúc ấy tôi chịu hết nổi. Tôi đứng vùng lên và đi khiêng một can nước hai mươi lăm galon, lúc đó tôi rất gầy ốm, khoảng chín mươi pound là cùng... Nhưng vì lý tưởng đã giúp cho tôi đủ sức mạnh lạ lùng để khiêng can nước đi trên đường đất, bờ đê gồ ghề làm tôi té mấy lần. Mỗi lần té quỵ xuống, tôi lại cố gắng đứng lên và đi tiếp. Khiêng ra hai lần, chờ cho con nước lên thì mới vào thẳng bến được...

Khi đem nước uống và dầu xong xuôi... Tất cả về lại chỗ cũ và chờ khởi hành. Tới giờ xuất phát, tất cả đi từng hàng giống như gánh hát. Lúc ấy tôi cảm thấy lo và sợ nữa. Khi ra đến biển, mọi người xếp thành hai hàng theo thứ tự để lên tàu. Lúc đầu còn thứ tự, sau đó mạnh ai nấy lên, tán loạn hàng ngũ, không còn biết ai là ai nữa... Nhóm tôi có mười người đi chung, nhưng vì những người đi hôi (canh me) chen vô thành ra thất lạc một em mười một tuổi. Tôi vì lo cho mấy người già và con nít lên trước nên cuối cùng ngó lại còn có một mình tôi là người sau cùng. Nước gần rút rồi, ông chủ tàu la "Lệ lên cô ơi!" Thế là tôi mới hoảng hồn vội phóng lẹ lên tàu. Con nước bắt đầu rút và tàu từ từ rời bến. Thật may mắn vì chỉ trễ khoảng năm phút là tôi bị kẹt lại rồi. Tôi lại không biết bơi nữa!...

Tàu rời bến và chạy ra gần bãi trước. Lúc đó tôi mới kiểm lại và biết còn kẹt lại một người, đó là một em mười một tuổi tên Phúc... rất buồn phải chi đừng có nhiều người canh me chen lấn thì em Phúc đâu bị lọt lại! Tàu chạy khoảng ba giờ đồng hồ thì rời bãi sau và không còn thấy đèn hải đăng nữa. Tàu tiếp tục tiến thẳng ra hải phận, càng xa ra thì sóng càng lớn. Tôi vì lên sau cùng nên nằm sau đuôi tàu. Hễ sóng đập vô là ướt từ dưới chân lên đến đầu, đành chịu! Mấy tiếng sau thì trời sáng. Lúc tàu ra tới hải phận mới yên tâm. Bây giờ không còn sợ bị Cộng Sản bắt, nhưng chỉ sợ gặp phải hải tặc. Tôi chỉ biết cầu xin và phó thác cho Trời... Đã ra đi là phải chấp nhận dù phải chết...

Vì ghe mới nên chạy rất nhanh. Hầu hết trên tàu là đàn bà con nít nhiều nên dễ say sóng. Tôi cứ chạy tới, chạy lui để đưa thuốc cho các bà và con nít uống... Lúc đó tôi như y tá cứ chạy lên chạy xuống hầm để giúp ai bị say sóng. Thậm chí có bà say quá không cho con bú được, tôi phải vạch vú bà mẹ ra cho em bú... Kẻ khát, người đói, ông chủ tàu ra lệnh cho đem gạo sấy và nước chia cho mõi người. Ăn uống cầm chừng cho đỡ đói xong, cảm thấy im lặng làm sao, chỉ nghe tiếng sóng biển. Ban ngày tàu phóng nhanh, nhưng ban đêm giảm tốc độ. Tôi dự tính trên tàu có một trăm ba mươi người hoặc nhỉnh hơn chút. Nhưng không ngờ khi hỏi ra thì có đến một trăm sáu mươi chín người.

Hơn một ngày tôi ở dưới hầm ngộp quá! Mọi người thay phiên nhau để nhường khoang trên cho ông bà già và con nít. Tối tôi được lên tàu ngồi ở mũi thở... Người tôi bị tẩm đầy nước biển, nhờ ngồi trên gió làm khô, cảm thấy dễ chịu một chút. Mặc dù thoải mái nhưng đêm lạnh. Suốt đêm cứ phải lấy quần áo để tẩm dầu đốt đuốc sáng cho các tàu buôn thấy mà vớt... tất cả đều vô dụng. Đốt đến nỗi khói của dầu hun tôi giống như Mỹ đen và suốt đêm tôi không ngủ... chỉ chợp mắt chút đỉnh rồi lại dậy để xem có tàu buôn đi qua không? Hết ngày thứ hai, khoảng một giờ sáng thì tàu bắt đầu giảm tốc độ... vì có một chiếc tàu lạ đến gần... Mọi người đều im lặng cầu nguyện, chỉ còn nghe tiếng thở và nét mặt lo âu thể hiện trên gương mặt mỗi người mà thôi. Vì lo sợ tàu hải tặc nên tài công lái qua hướng khác để tránh. Sau một giờ sóng yên, gió lặng, tài công bắt đầu chỉnh hướng đi lại cho đúng.

Trời rạng sáng Chúa Nhật, tức là qua ngày thứ ba. Đa số trên tàu là người theo đạo Công Giáo nên bắt đầu đọc kinh... Sau đó cho tất cả ăn uống và ngồi lại cho thứ tự... Tôi có đem theo me ướp chanh đường và gạo sấy nhưng không dám đem ra ăn, dù bụng đói cũng ráng chịu... Ban ngày ngồi trên mũi tàu nhìn xuống đáy biển thấy đàn cá bơi dọc hai bên, tôi liên tưởng chẳng may mà rớt xuống thì chết chắc... Nhìn biển mênh mông không đâu là bờ bến, không một điểm, hoặc chấm nhỏ, chỉ thấy toàn là sóng nước. Lúc này tôi không còn thấy sợ nữa kể cả khi trời tối. Có lần, tôi cứ chạy lên, chạy xuống khoang tàu để tìm cỗ tràng hạt bằng dạ quang mà lúc nào cũng đeo trên cổ. Đó là vật kỷ niệm tôi rất quí khi Cha Xứ đã cho tôi lúc chịu phép Thêm Sức... Tôi hỏi thăm xem ai lượm được cho tôi xin lại vì tôi sợ có người sơ ý mà dẫm lên tượng Chúa thì tội chết. Tôi đi lục lọi, kiếm đủ mọi chỗ cũng không thấy. Cuối cùng tôi nghĩ hay là nằm ngủ ngoài khoang tàu bị sóng đánh rớt xuống biển mất rồi chăng? Tôi buồn quá và cầu xin Chúa cho con tìm lại được.

Sau ba ngày thì nước và lương thực chỉ cầm cự khoảng một ngày nữa mà thôi. Lúc nào tôi cũng chú ý về phía trước. Tôi chợt phát hiện ra một điểm trắng nhỏ giống hình dáng con hải âu càng gần càng lớn và rõ hơn... Tôi la lớn lên "Có hy vọng rồi..." Tiến càng gần thì ra là một chiếc tàu màu trắng lớn đang phóng nhanh về hướng tàu mình. Không ngần ngại, tôi la lên như ra lệnh... "Tất cả trên khoang hãy nằm yên tư thế giống như đang bị kiệt sức, bất tỉnh..."Một mặt tôi và hai thanh niên cầm can nước không giơ lên ra hiệu cầu cứu... Chiếc tàu lạ càng tiến gần thì càng lớn khủng khiếp... Lúc nhìn kỹ mới biết đây là tàu buôn, không sợ hải tặc nữa... Khi hai tàu vừa chạm gần nhau, một anh thông dịch đứng ra nói chuyện với thuyền trưởng tàu lớn xin sự giúp đỡ. Họ từ chối vì lý do đang trên đường đi Singapore. Họ chỉ cho nước và dầu để đi tiếp. Vì họ thấy tàu của chúng tôi còn chạy mạnh quá!

Lúc bấy giờ tôi lanh trí và chỉ cảnh người nằm xỉu la liệt ra... thế là họ mới thông cảm bà bỏ neo để vớt người. Nghe tin thả neo, mọi người nhốn nháo tỉnh dậy khiến tàu chúng tôi chao đảo qua đảo lại. Ông chủ tàu mới la lên tất cả mọi người hãy bình tĩnh, đứng im lặng tại chỗ của mình... Tàu lớn qua cầu qua và mọi người leo lên thứ tự... Tôi lo phụ dìu các ông bà già và con nít lên trước... Cuối cùng lại cũng chỉ còn một mình tôi. Tôi chỉ kịp chụp cái túi xách hành lý nhỏ và leo lên. Số tôi đi cũng sau và đến cũng cuối cùng... Sau khi lên tàu lớn hết, họ cho nhận chìm tàu. Vì tàu mới, nên họ nhận chìm cả buổi chiếc tàu vượt biên của chúng tôi mới bắt đầu chìm lỉm vào lòng đại dương...

Tâm trạng mọi người lúc bấy giờ giống như đang trên cõi tiên... lên tàu lớn, họ phát xà bông cho tắm rửa. Ai ai cũng cảm thấy khoan khoái, thoải mái sau hơn ba ngày bị gò bó trong ghe và nước biển. Tắm xong, mọi người được ăn bánh ngọt. Trên tàu không thiếu một thứ gì. Thủy thủ chỉ dẫn chỗ để ngủ và ăn cơm. Tôi nhờ biết chút tiếng Anh nên họ xếp tôi lo việc hướng dẫn phân phối ẩm thực trước khi đưa chúng tôi qua đảo nhỏ Kuku thuộc Indonesia. Sau khi ăn uống xong... Tôi lên trên sân thượng tàu, nhìn lên trời biển mênh mông chỉ nghe tiếng sóng biển và gió. Tôi thì thầm lời cầu cảm tạ Thiên Chúa và Thượng Đế đã cứu sống con và tất cả mọi người trên tàu DN 1661. Tôi im lặng trong sung sướng và nước mắt hòa lẫn... tôi hét thật lớn: "Tôi đã tìm thấy TỰ DO rồi..." Sau đó, mệt quá, tôi ngủ thiếp đi... Trong lúc mơ màng, tay tôi chợt chạm vào vật gì nhỏ tròn... Tôi mở mắt ra và tìm thấy lại cỗ tràng hạt đã mất... Tôi mừng quá vội đưa lên hôn Tượng Thánh Giá và cảm tạ Chúa đã cho con tìm lại được... Sáng hôm sau, tôi tâm sự với bạn bè... Tàu đã bị chìm dưới biển, tất cả hầu như đã bị mất. Thật đúng là một phép lạ cho tôi... Lúc nào tôi cũng giữ cẩn thận cỗ tràng hạt bên mình cho đến lúc được định cư ở Đệ Tam Quốc Gia.

Sáng hôm sau, trước khi sửa soạn qua đảo Kuku, tôi gặp ông Davit, Thuyền trưởng tàu, tôi nhờ ông ta sang Singapore đánh điện tín về Việt Nam cho tin hay là tàu bình an... Khoảng hai giờ chiều là chúng tôi đến đảo Kuku... Hòn đảo rất đẹp, khi bước chân lên đảo tôi nhìn thấy những chiếc ghe tàu vượt biên cũ kĩ đậu ở phía trước đảo... Hành trang của tôi mang theo có một vòng cẩm thạch kỉ niệm của mẹ tôi. Ở đảo sáng hôm sau lên Cao Ủy Tỵ Nạn để lãnh thực phẩm và quần áo... Tình cờ tôi gặp một người đàn bà người Jakarta, Indonesia. Bà nhìn thấy tôi đeo vòng cẩm thạch. Bà thích lắm! Và hỏi thăm... Được dịp, tôi không ngần ngại hỏi bà có muốn mua không? Bà hỏi bao nhiêu? Tôi trả lời là năm mươi đô la Mỹ. Bà đồng ý mua và tôi đã đổi lấy tiền Indonesia để ra câu lạc bộ mua hai thùng mì gói, nước Coca Cola cho mọi người ăn uống một bữa cho đã thèm... Mọi người nhìn tôi rất cảm động. Mặc dù mất đi vật kỷ niệm của má tôi, nhưng tôi tự nghĩ nếu chẳng may bị hải tặc hay chết ngoài biển thì làm gì nữa... nhưng thực tại còn sống và tình cảm sống chết chung một con tàu nó thắm thiết và gắn bó hơn thế nữa... Mặc ai rơi lên, nhưng tôi lại cười và nói bây giờ còn sống thì phải ăn.. chứ chết rồi còn gì mà mua với bán, cứ vui vẻ chờ nhập trại, bồi dưỡng sức khỏe để còn đi định cư nữa chứ!