Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NGÀY XUÂN ÊM ĐỀM

VÕ HỒNG

 

 

Chiều hôm ấy khi đi học về, An thấy trên ven mép sân vừa trồng một hàng cúc vạn thọ. Mừng quá, An không kịp bỏ mũ sách, nhảy tuốt ra nhà sau tìm chú Ba.

- Chú Ba ơi! Chú Ba! Chú trồng vạn thọ hả chú? Gần tới Tết rồi hả chú Ba?

Câu trả lời của chú, An đoán trước được nhưng An vẫn thích hỏi. Còn ai vào đây trồng hoa nữa? Ba, bốn năm nay từ khi An có trí khôn, An thấy cứ gần Tết là chú Ba đi xin cây vạn thọ hoặc ở chùa Châu Lâm hoặc ở vườn thằng Kiết về trồng một hàng quanh mép sân. An không biết xem lịch vì lịch in bằng chữ nho, cuốn lịch cha nó treo ở khung cửa sổ bên cạnh cái bàn toán. An cũng không lưu ý tìm xem tháng này là tháng mấy. Đối với tâm hồn ngây thơ của nó, cảnh và vật nói nhiều hơn tháng ngày. Nghe con tu hú kêu nó nghĩ đến những chùm trái vú dẻ chín vàng ngọt lịm và nó nghĩ: “Tháng Ba. Mùa gặt tới”. Nhìn bà hàng gánh đôi thúng xếp đầy những trái bắp nếp luộc hơi nóng lên nghi ngút, nó cảm nghe mùi ngọt thơm của hột bắp dẻo nghiền tan dưới răng và nó nói thầm: “Tháng Tám rồi. Sắp mưa lụt”. Còn ngày Tết thì luôn luôn được báo hiệu bằng dãy cúc vạn thọ.

An nhìn trìu mến dãy hoa vừa trồng. Mỗi cây đứng trong một cái lỗ khoét to bằng cái bát sứ. Cây cao hơn mặt đất không quá hai tấc và đứng gục đầu xuống, lá buông ủ rũ. An có cảm tưởng chúng nhớ đàn nhớ bầy, nhớ cái vạt đất nhỏ nơi đó người ta gieo chúng, nơi đó chúng lớn lên cạnh những anh em của chúng cùng một hoa mẹ sinh ra. Có đôi cây yếu quá tưởng như chúng không thể sống qua đêm nay. Sự lo lắng thương hại của An khiến nó thấy cái thái độ lầm lì lạnh nhạt của chú Ba là đáng ghét. Người lớn trông họ vô tâm đến tàn ác. Mấy cây hoa đau đớn ủ rũ thế kia mà họ vẫn có thể thản nhiên bỏ đứng bơ vơ một mình không săn sóc đến. Đêm đến, khi leo lên bộ ván gõ nằm ngủ, An cứ loay hoay nghĩ về mấy cây hoa đáng thương. Và mới sáng tinh sương khi bừng mắt dậy, nó đã nhảy vội ra sân thăm từng cây hoa. Mừng quá! Dù có cây thân còn cong lại chưa đứng thẳng nổi nhưng cây nào đọt cũng xanh tươi, chỉ những lá gần gốc là héo sẫm lại mà thôi. Dăm ngày sau, cây bén rễ và tới một độ nào đó An không nhớ nữa, những cây hoa lớn vụt thật mau, đâm chồi thật nhiều. Những khoảng cách giữa các cây hoa trước kia trống trải mênh mông, giờ đã bị che mất bởi tàng lá.

Cùng với sự phát triển của dãy cúc vạn thọ, cái Tết như cũng lớn dần. Manh nha từ đầu tháng Mười một với những cơn mưa nhẹ, mưa gieo cải, cái Tết thấp thoáng mơ hồ với những rò cải, ngò, xà lách, tàn ô nằm vuông vắn ở hầu hết mọi sân nhà. Cái Tết lớn lần lên với những bụi hoa, vạn thọ, cúc đại đóa, thược dược phát chồi sum suê và bắt đầu ra nụ. Càng đi sâu vào ngày tháng, cái Tết càng hiện rõ thêm, in dấu vết trên mọi cảnh mọi vật và mọi hoạt động của con người. Chữ Tết được nhắc đi nhắc lại một cách thân mến êm đềm trong mọi trường hợp sinh hoạt ở gia đình. Cha nói: “Mấy dây dưa leo chắc ra trái không kịp Tết. Bậy quá. Bị mưa làm thúi giống gieo kỳ trước”. Mẹ nói: “Thằng Ba coi chừng mấy con gà thiến. Để qua nhà lão Dần chó cắn chết thì nghỉ ăn Tết đó nghe?” Ở lớp học bạn khoe với nhau: “Tết này tao được đi thăm cô tao ở Phước Lãnh… Bà ngoại vừa gởi cho mẹ tao một trái bí đao to để làm mứt Tết.” Ở ngoài đường, chữ Tết len lỏi trong những câu chuyện: “Chợ Tết mà ế quá, tháng Chạp thiếu, hăm Chín lấy làm Ba mươi, chạy Tết cũng mệt… Tết năm nay ở Phú Mỹ có bài chòi…”

Thôn Quảng Đức đa số làm nghề gốm và buôn vôi thế mà sự sinh hoạt cũng hối hả theo cái đà của ngày Tết cứ sừng sững đến gần. Đồ gốm sản xuất ra, chở đò dọc đem bán ở các chợ xa: chợ Đèo, chợ Đồng dài, chợ Gò chai, chợ Gành, chợ Thứ… tiếng ốc tù-và của chủ đò thúc khách quá giang chuyển hàng cho gấp xuống đò vang lên trong đêm khuya. Càng gần Tết sự mua bán càng hối hả rộn rịp nên chợ nào cũng vãn chậm. Đò xuôi chở khách về cũng mãi khuya mới tới bến. Bến đò thành ra ồn ào rộn rịp suốt đêm. Những cây đèn chai làm bằng một đoạn tre trong tẩm dầu, cháy rực sáng cả bực sông, in ngược bóng xuống nước rung rinh, lóe đỏ cả một vùng.

Trên con đường đi xuyên qua xóm, những dáng người gánh gồng vội vã đi chập choạng theo ngọn đèn chai cầm lắc lư dưới tay. Đèn chai ở đây là một cái đèn dầu nhỏ được một nửa cái chai ụp lên để chắn gió. Tiếng chuyện trò lanh lảnh vang trong đêm, hối hả theo bước chân chuyển từ đầu xóm sang cuối xóm. Trong đêm tối mà mọi vật như xóa nhòa hết cả hình nét để tan vào bóng đen, mà mọi sinh vật đều như mỏi mệt, tiếng nói chuyện tỉnh táo rõ ràng dường giữ đủ cả sắc cạnh. Ở dưới bước chân, bóng người in đen được phóng đại ra, nằm trải xuống mặt đường, nằm vắt qua bờ rào, chập chờn di chuyển theo bước đi.

Một bữa An thấy chú Ba hí hoáy nắn một vật gì trông tựa cái lưỡi cày mà bằng đất sét. Chú lấy mũi dao liếc thật nhẵn mặt. Chỗ tay cầm cũng được gọt thật đều. An hỏi:

- Chú làm cái gì vậy?

- Tao làm cái bàn ủi.

- Làm bàn ủi để chi vậy chú?

- Để ủi quần áo chớ chi.

Giọng nói của chú lơ đãng. Trong giọng ấy còn có vẻ tự phụ vì chú nheo mắt ngắm nghía ra dáng bằng lòng lắm. Rồi chú nói chậm rãi tiếp theo, như nói với cái bàn ủi chứ không phải nói với An:

- Mốt tới phiên lò ông Hương Lạc đem gởi nung. Chín rồi lấy ra đem ngâm nước. Thế là giặt quần áo để sẵn đó. Đem đặt bàn ủi lên lò than nóng rồi cứ vậy mà ủi lên mặt quần áo. Quần áo dầu cũ mà trông như mới.

Cũ mà trông như mới! Thật là kỳ diệu, An nghĩ. Nó nhìn xuống cái áo cũ nó đang mặc, tưởng tượng rằng cái áo ấy sẽ mới và nó ngó sang cái bàn ủi một cách khâm phục. Cái bàn ủi ấy được mang đi nung, điều ấy quả có thật. Chính mắt An nhìn nó chuyển từ màu xám của đất phơ sang màu hồng nhạt của đất nung. Cũng lại chính tai An lắng nghe tiếng “boong boong” khi cầm nó lên để gần tai, cung ngón tay gõ nghe thử. Nhưng chắc chắn là An chưa hề thấy chú Ba dùng nó để ủi cái áo của chú cho từ cũ hóa “như mới”. Có lẽ chú đã lén thí nghiệm nhưng bị thất bại nên sau đó chú không tuyên bố gì ráo.

Ngày hăm sáu tháng chạp phiên chợ Hôm, mẹ nói:

- Hôm nay An có đi chợ Tết không con?

An vội vàng như sợ ai kịp phản đối.

- Dạ có. Lát nữa thằng Tòng lại rủ con đi.

Tòng là bạn học lớp Tư của An. Vì sao mà quen thân nhau, An cũng không nhớ rõ vì nhà Tòng ở mãi tận Hội Tín đi học khác đường mà tính tình thì hai đứa không giống nhau. Cha Tòng làm thầy phù thủy. Có lần nó rủ An đến nhà chơi thấy gian nhà giữa đầy những tượng, những hình ông thần, ông tướng, những cờ những đèn, trống chiêng, thanh la, não bạt khiến An sợ khép nép không dám vào. Cha Tòng có một cái trán quá cao. Nhìn gần thấy chân tóc mọc nên An biết trán cao là vì tóc bị cạo. Sau này lớn lên được biết nhà Tòng vừa làm phù thủy vừa hát bội, - hai nghề này có họ hàng với nhau vì hò hét điều động âm binh cũng là một cách hát bội, - nên cha Tòng phải để trán cao mà đội cái mão. Lúc Tòng lớn, Tòng nghỉ học sớm và kế nghiệp cha. Cái trán của Tòng cũng được cạo lên thật cao và chân đi chữ bát. Lúc nói chuyện là hai tay vung vẩy như múa. Đó là kết quả của nghệ thuật tiêm nhiễm vào cuộc đời.

An thay quần áo xong thì Tòng đến. Tòng mặc quần trắng và áo cụt lụa màu hồ thủy. Những nếp gấp làm hai ống quần lép lại và gãy ra làm ba. Tòng đội một cái khăn lông màu vàng nghệ có chạy sọc xanh đỏ. Úp lên trên khăn lông là cái mũ kaki. Trông Tòng nửa giống như một chú nhỏ ở trong tranh vẽ, nửa giống như một tên lính Tàu thời cổ. Chắc Tòng chịu ảnh hưởng của những tấm tranh màu treo la liệt trên tường nhà nó.

Đường xuống chợ có nhiều chỗ lõm thấp xuống, đó là khi con đường đi sát cạnh những cái bàu nước. Mỗi bàu nước mang một tên bí mật: bàu ông Chì, bàu ông Lôi. Mỗi lần đi qua một cái bàu, An khép nép đi sát vào Tòng vừa liếc mắt xuống mặt nước đầy rong, ấu xanh um. Những gốc tre già xám đen, những thân cây sung cong vẹo in bóng xuống mặt nước làm cho các tên ông Chì, ông Lôi được trùm trong một không khí rùng rợn. Người đi và người về tránh nhau trên con đường hẹp. Lũ trẻ con đi chợ về trên tay thế nào cũng có những món đồ chơi, hoặc con gà cồ bằng đất, khi thổi ở lỗ khoét ngang hông thì cất tiếng gáy “côô…côô” hoặc con “chút chít” khi kéo ra đẩy vào thì phát ra tiếng kêu chút chít. Nhiều đứa hãnh diện cầm những ghim pháo tre, những bó pháo thăng thiên đi cạnh mẹ.

Đến gần chợ thì nghe tiếng mua bán xì xào vang lên. Thỉnh thoảng có tiếng pháo tre nổ “đùng” khiến trái tim của hai đứa như nhảy cởn lên. Không ai bảo ai mà cả hai đều rảo bước.

Đến đây rồi, chợ Hôm! Những dãy lều mái bằng tranh rạ cột tre yếu ớt sắp chạy từng dãy. Có nhiều hàng bày bán ở giữa trời, như hàng trái cây, cá mắm. Hai cây đa to tỏa bóng mát cả một khu chợ. Lá đa dày san sát ở trên từng cao làm thành một vòm xanh lao xao cử động. Tiếng rì rào vừa phát tự dưới đất nơi người ta buôn bán trao đổi vừa phát tự trên cao do gió lay cành lá. An gặp chị Thắm bày bán đồ gốm ở gần gốc đa. Chị Thắm ở cạnh nhà An, hàng ngày vẫn sang giếng nhà An xách nước nhưng sao hôm nay trông chị lạ hẳn đi. Có lẽ vì chị mặc áo dài và đi guốc chăng? Hay vì đặt chị giữa cái khung cảnh lạ mà người chị trông cũng lạ đi. Những đồ gốm: ấm, chậu, hỏa lò, lon, vò, cây đèn, v.v… hàng ngày vì quá quen mắt An coi như không có giá trị gì nữa, coi như những đồ chơi vô nghĩa, thế mà người đến xem xét trả giá tấp nập. Chị Thắm đóng vai trò một cách rất nghiêm trang, từ chối rất quyết liệt, thách giá rất chắc chắn. Cái ấm cái chậu bỏ lăn lóc ở xung quanh hè nhà chị Thắm, thỉnh thoàng An lỡ đi vô ý đá phải ngã lăn, nay thấy người mua mặc cả giá từng đồng, móc túi đếm từng tờ bạc để trả và cuối cùng nâng niu xếp lên rổ bưng đi. Tòng nói:

- Tụi mình ra hàng pháo coi.

Hai đứa cầm tay nhau đi. Hàng pháo ồn ào nhất nên không mất công tìm. Nó ở cách biệt ra một góc chợ xa những hàng khác vì tiếng nổ không ai ưa, nhất là những người đi chợ hầu hết là đàn bà. Bác bán pháo là một người đàn ông vạm vỡ. Chỉ bán có pháo tre và pháo thăng thiên, bác đựng trong một cặp bồ lớn. Một số pháo bày làm mẫu được dàn trên một chiếc chiếu nhỏ. Người mua pháo bắt đốt thử. Bác tháo ở gắp tre lấy một chiếc pháo, bóc giấy (miếng giấy xanh đỏ dán đè lên ngòi) rồi đặt lên một tấm gạch cách xa bác một sải tay. Bác cầm cây hương cháy châm lên ngòi. Ngòi pháo xì khói, bác quay mặt sang một bên và một tiếng nổ “đùng” rền lên, chát tai. Xác pháo là một vòng nan tre bị cháy xém bay tung lên cao rồi rớt xuống.

Hàng hoa quả không hấp dẫn bằng ngày thường vì không có những miếng mít múi vàng óng ả, những trái mãng cầu nứt gai chảy mật, những quả ổi thơm, những trái xay, trái sim, trái đát. Hôm nay người ta chỉ bày bán những nải chuối xanh mà chuối xanh thì trẻ con không thích vì không ăn ngay được. Trẻ con không có tính kiên nhẫn đợi chờ. Ngày thường mẹ đi chợ về An lật rổ ra coi mà thấy bí thấy rau thấy cá là An ghét lắm. Kẹo, mít, bánh rán… mới là những món An hoan nghênh. An và Tòng đưa nhau sang hàng thịt cá. Thật đáng thương hại cho những bà hàng này quanh năm phải bán y một món không thay đổi. Áo quần thì đen đủi, món hàng thì tanh tưởi, thật không có một vẻ Tết vẻ xuân nào cả. Chẳng bù với hàng bánh mứt họ bày bán trong những cái quả sơn quang dầu đỏ thắm trông vui như những đám cưới. Các cô bán mứt đều xinh, tóc vấn trần chải dầu dừa láng mượt, áo dài vải trang đầm bó sát người.