Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NGỖ NGƯỢC

VŨ PHẠM HƯƠNG HẰNG

 

Bà Kiều thắp nhang trên bàn thờ Phật xong thì chuông đồng hồ đã điểm 11 tiếng. Trước đây bà chỉ thắp nhang vào buổi sáng và chiều tối chứ không vào giờ khuya thế này. Nhìn ảnh, bài vị của chồng đặt phía dưới ảnh Bồ-tát Quan Thế Âm, bao nỗi buồn lại ập về trong ý nghĩ của bà. Kể từ ngày chồng mất đến giờ, không đêm nào bà ngủ liền mạch đến sáng. Bà nghĩ “người ta hay ví vợ hoặc chồng như nửa kia của một người cũng không sai. Ông là cả cuộc đời của mình ấy chứ. Đời người chỉ là sống gửi, thác về, chỉ là giấc mộng lớn, trầm luân bể khổ như Phật dạy”.

Vắng ông mới chưa đầy hai tháng mà bà tưởng ông đã ra đi từ lâu lắm rồi. Căn nhà đúc hai tầng bề ngang năm mét, sau hai mươi mét đã quá rộng đối với gia đình chỉ có ba người ngày trước, nay càng thênh thang, trống vắng đến lạnh người. Không còn những tối lời qua tiếng lại vì chuyện tiền nong, hay ghen tuông vặt của bà bởi tính trăng gió, bù khú nhậu nhẹt đêm hôm khuya khoắt của ông gây ra nữa mà là một sự im lặng mênh mông, im lặng vĩnh cửu. Mới cúng “thất tuần”được vài ngày thôi mà bà có cảm tưởng bà mất ông đã cả trăm năm.

Nghĩ đến chồng đã không ngủ được vì buồn, vì chán đời mà nghĩ đến thằng Tuấn, đứa con duy nhất, kỳ vọng lớn nhất của bà, lại thêm bực bội. Đêm nay cũng vậy, bà Hai thao thức mãi không chợp mắt được chỉ vì “giờ này không biết thằng con đang ở đâu. Hay là đang hút xách, nhảy nhót điên loạn với đám thằng Huy, thằng Thanh, con Tuệ Hương… ở một vũ trường nào, rồi nghiện ngập như con ông giám đốc của mình thì hết thuốc chữa. Cả tháng nay nó đi từ sáng sớm đến khuya mới về, trông bơ phờ, hỏi gì nói nấy chớ có hay nói chuyện như mọi khi đâu?…”

“Vừa tốt nghiệp, muốn con đừng vội đi làm mà hãy học tiến sỹ luôn, sợ ít nữa 'vợ bìu con ríu' lại phải học thì vất vả”. Nó lại bảo “con không dám! cử nhân chưa xong làm sao đã nhảy cóc tiến sỹ?”. “Bộ cái bằng cử nhân kiến trúc hạng thủ khoa của nó là dỏm à?” Thì nó trả lời, “con tự thấy còn quá non. Thầy dạy văn của con cũng ngượng vì ông mang tiếng tốt nghiệp đại học ngữ văn mà chữ Hán không biết!” Khi nói ba nó cũng phải có bằng tiến sỹ mới lên được trưởng phòng ở một công ty nhà nước thì nó cũng đáp lại luôn, “con khác, thời của ba sắp hết rồi”. Nó còn dám ngỗ ngược nói ba nó “tiến sỹ như vậy chỉ để hợp thức hóa chức vụ chứ không làm ra nổi cái đinh ốc. Truyền thống học để làm quan chỉ tạo ra những trí thức giả…”.

Thử hỏi, không như ba nó thì làm sao có tiền cho nó ăn học, nay xe này, mai xe nọ, muốn gì được nấy? Rồi nó ca ngợi “thời xưa, chẳng thiếu gì các kiến trúc sư tài danh, có tiến sỹ gì đâu; vậy mà khi công trình của các ông được xây dựng ở nơi nào, người dân nơi ấy hãnh diện vì họ có những tài sản kiến trúc giá trị. Còn bây giờ có quá nhiều “tiến sỹ kiến trúc sư”mà…”.

 

 “ Đấy, ranh con mà nói cứ như bố người ta ấy! Nghĩ một mình thì tức chứ ngay lúc ấy, đối diện với nó, sao mình lại ngại, không muốn đôi co với con. Hình như, mà chắc chắn, so với các cụ ngày trước, bây giờ làm cha mẹ ai cũng chìu con, thậm chí sợ con. Cho nên đất không nghe trời thì trời phải nghe đất, mình đành phải muối mặt mà đi lạy lục người ta để chạy cho nó một chỗ nhà nước. Chỗ ấy nếu không phải con ông cháu cha thì cũng phải “nặng đạn” mới vô được, chứ đường đường chính chính thì đừng hòng. Cứ nghe người ta nói ưu tiên tuyển chọn người hiền tài mà lầm. Họ nói cho có ấy mà. Con mình dù có thủ khoa cả đầu vào lẫn đầu ra thì cũng phải  'cúng', mà phải đúng cửa mới xong. Thời này thiếu gì đứa có tài, có tiền. Mình nhìn xuống thì không đến nỗi chứ nhìn lên đã là cái gì. Ngay những ngày đầu tiên nó được đi làm, mình hỏi nó cảm thấy thế nào, thì nó tỏ vẻ không thích. Nó bảo, kiến trúc sư như nó mà chỉ chuyên đi đo đạc để tập bản vẽ mỗi khi người ta làm hồ sơ chuyển nhượng thì quá lãng phí. Được cái, chỉ cần như vậy, chủ nhà cũng phải đưa bồi dưỡng 'vài ba trăm đến hàng triệu'. Nếu con mình đồng ý sửa số đo hoặc thiết kế theo đề nghị có lợi cho gia chủ thì số tiền 'boa'sẽ gấp nhiều lần tùy theo giá trị địa ốc. So ra, thu nhập ấy, một công nhân làm quần quật tăng ca cả tháng cũng chẳng bằng. Nghĩ mà thấy đời quả là bất công, bể khổ.

Thao thức mãi, bà Kiều chìm vào những suy nghĩ mông lung. Cứ mỗi lần gặp mặt bạn bè cùng trang lứa đã nghỉ hưu, bà lại xả ra những lời than vãn về con cái. Nào là, “không có con người đời lại bảo cây khô không lộc…; có con thì khổ từ lúc chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau. Mà số mình có 'mắn' như cái bà nông dân dưới tỉnh đẻ rơi khi đang cắt lúa đâu. Hỏi có đau không thì bà ấy cười nói: 'nó ra tuồn tuột chớ có đau đớn gì đâu!' Thế mới sướng chứ. Còn mình thì đường con cái vất vả, sinh thằng Tuấn bị vỡ ối trước, bác sỹ phải rạch bụng mới lấy được con ra chứ có đẻ được đâu. Muộn chút xíu là xong đời. Đẻ đã vậy, nuôi còn cực hơn. Nhớ những ngày rau cháo thời bao cấp cơm độn khoai mì, bo bo với vài ngọn rau xào, con bú cứ rát cả ruột mà vẫn chưa no. Chưa no thì nó khóc suốt đêm đòi sữa, làm sao ngủ được. Sớm hôm sau, khi 'thả' con vào nhà trẻ, đạp cái xe đạp cọc cạch đến cơ quan, mắt cứ lờ đờ. Mà cũng may, thời bao cấp làm việc nhiều hay ít cũng chẳng sao cả. Dù rẻ mạt nhưng lương vẫn được lãnh đều đều hàng tháng đủ để lay lắt tồn tại. Rồi những ngày con đi học, tiền trường đòi đủ thứ từ sửa chữa nhà vệ sinh, thêm quạt trong lớp, sắm dụng cụ lọc nước, mắc đèn hành lang, tiền học thêm… Sao mà lắm thế? Rồi ở tổ dân phố cũng bắt đóng đủ thứ tiền từ quốc phòng đến dân phòng, xóa đói giảm nghèo, lũ lụt, người neo đơn… thấy chóng cả mặt… Hy vọng vào nó bao nhiêu thì giờ đây thất vọng ê chề bấy nhiêu. Thằng này hỏng rồi!

Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ, các cụ nói quả là chí lý. Khi thằng Tuấn học hết cấp hai, lên trung học, bà Kiều lại phải lo đưa con đi học thêm ở những chỗ dạy giỏi ngày vài ba lần trốn cơ quan giữa giờ. Bà nghĩ “tết năm rằm bảy, mang quà biếu đến phòng ông phó giám đốc thì mới yên. Nhưng khổ nỗi, sếp không muốn nhận quà hay tiền mà lão muốn tình cảm. Rõ thật khổ cho cái thân đàn bà con gái qua sông thì phải lụy đò. Khổ nỗi, trông lão quê cục, thô lỗ, không thể mê được. Chưa nói, chẳng may chuyện vỡ lở, ở cơ quan sẽ thế nào, nhất là ba thằng Tuấn mà biết thì có nước chết. Vì vậy mà mình khôn khéo né tránh mỗi khi gặp mặt hắn. Đôi khi cũng phải làm bộ anh anh, em em cho hắn vui lòng. Vậy mà có lần ra ngoài Nha Trang tập huấn về những quy định mới của Bộ, phó giám đốc đã rủ mình ra ngoài đảo. Không thể chối từ, mình đành phải đi. Khi ra đến nơi, mình vờ đau, ôm bụng lăn xuống sàn nhà làm thằng cha sợ xanh mặt mà thoát được ông 'sếp' hảo ngọt. Rồi sau, hắn cũng biết mình không thích, dần dần thông cảm mà bỏ qua những ngày nghỉ, những giờ mình trốn cơ quan đi đón con.

… “Nghĩ ngày xưa tuy còn thời bao cấp, mà học sinh đi học từ con cán bộ đến con ông xích lô cũng chẳng mất xu nào. Ngày nay, một đứa trẻ đi học đòi hỏi cha mẹ phải tốn hao công sức tiền của gấp bội. Công nhân, nông nhân nghèo không có tiền, con cái thất học là cái chắc. Chỉ riêng cái việc đưa đón con đi học đã là một kỳ công mà không người cha người mẹ nào không thấm thía khi trải qua. Ngày nắng còn đở, phải hôm ông trời mưa gió, chở con bằng cái Honda cũ nát, tay này loạng choạng cầm lái, tay kia phải vuốt nước trên mặt mới đi được đến trường. Nhớ có lần, mưa lớn, đường ngập nước, bánh xe gắn máy tụt xuống hố đào đường làm hai mẹ con ướt như chuột lột. Sách vở con cũng ngấm nước bệt vào nhau khiến hai mẹ con đành phải quay về nhà. Vốn biết lo toan, thằng Tuấn chảy nước mắt, tự dằn vặt mãi vì mất buổi học. Cứ nghĩ lại những năm tháng đưa con đi học mà rùng mình phát sợ. Cũng may, ba thằng Tuấn cũng khôn ngoan, được chân trưởng phòng ở một công ty quốc doanh, khi đổi mới, mở cửa cũng vơ vào được kha khá, có của ăn của để, xây được nhà hai tầng lầu trong hẻm rộng. Nhờ đất dự án mà ông cũng xà xẻo được vài ba miếng to rẻ như bùn tận trong hốc bà Tó đón mặt tiền đường lớn. Từ đấy mới có “lực” để kiếm cái bằng tiến sỹ cho chắc chỗ ngồi mà hưởng lộc lâu dài. Bà nghĩ thương thằng em thứ ba đi bộ đội bên Cam-pu-chia về làm công nhân ba đồng ba cọc, đầu tắt mặt tối ăn còn không đủ huống hồ cho con ăn học, phận con sãi nhà chùa thì chỉ quét lá đa thời nào cũng vậy. May mà có mở cửa, đổi mới, tuy vẫn cái lương còm cõi như xưa nhưng có nhiều khoản thu khác khiến một công chức thường thường bậc trung như bà cũng khá lên hơn trước. Bà và các đồng sự thường hay nói luơng không bằng lậu là vậy.

Nhưng nghĩ bao nhiêu khổ ải vẫn không tức đến tự vận mà chết như chuyện mới xảy ra hồi chiều….

Lúc ấy quảng một hai giờ gì đó, bà Kiều đang tưới vài chậu cảnh ở sân phía trước nhà thì có tiếng chuông cổng reo. Cổng mở, bà ngạc nhiên thấy một người đàn ông trạc tứ tuần lạ hoắc. Trong dáng điệu, ăn mặc và nước da trăng trắng, đôi mắt dài, mí lót Á Đông, bà đang đoán xem ông ngoại kiều này tìm nhà ai. Chưa kịp hỏi thì người đàn ông đã cúi gập đầu xuống chào như lối người Nhật. Bà Kiều cũng lịch sự khẽ cúi đầu đáp lễ. Người đàn ông đánh tiếng trước.

-Thưa bà, đây có phải là nhà của “Tuân”không?

Nghe tiếng lơ lớ, bà Kiều đáp lại ngay:

-Vâng đây là nhà Tuấn. Tôi là mẹ cháu. Ông có việc gì mà tìm con tôi? Mời ông vào nhà ạ!

-Cám ơn. Tôi rất bận. Tôi chỉ muốn hỏi vài câu rồi đi ngay. Tôi là trợ lý giám đốc. “Tuân” vào làm ở công ty tôi được hơn hai mươi ngày thì tự nhiên không thấy đi làm tiếp. Tôi tìm nó hỏi tại sao? “Tuân” mới ra trường nhưng giỏi, có trách nhiệm. Hay là nó chưa đồng ý mức lương thì chúng tôi muốn điều đình?

-À, ra con tôi đã từng làm việc cho công ty của các ông. Vậy mà nó không hề cho tôi biết.

Người đàn ông nhún vai:

-Tôi rất tiếc…

-Cháu nó đi đâu từ sáng chưa về. Hay là ông gọi di động cho nó?

-Chúng tôi cũng có liên lạc ngay nhưng nó không bấm máy.

Nghe người đàn ông nói, bà Kiều đã biết chuyện gì nhưng vẫn bình thản:

-Thôi, thế thì để cháu về tôi sẽ nói với nó.

Người khách đưa cho bà Kiều tấm danh thiếp rồi nói giọng tha thiết:

-Bà làm ơn nói “Tuân” gọi cho chúng tôi. Cám ơn.

Chào bà.

-Dạ. Tôi sẽ nói.

Người đàn ông lên xe tay ga phóng đi.

Từ lúc đóng cổng vào nhà, bà Kiều mới biết thằng Tuấn đã bỏ việc ở cơ quan dượng nó, rồi sang làm ở một công ty xây dựng nước ngoài, rồi lại bỏ ngang xương. Bà lẩm bẩm “thằng này hỏng rồi! Trời đất, bao công của tiền bạc bỏ ra chạy được cái chỗ ngon ăn như vậy mà dám bỏ thì nó đúng là cái thằng bán trời không văn tự!”

Bà Kiều vào nhà ngồi vật xuống sa lông khóc. Bà lại nghĩ đến chồng. “Nếu còn ông thì đời nào thằng Tuấn dám quậy như vậy”. Bà than thân trách phận “tại sao mình ăn ở cũng đâu đến nỗi nào. Hay là nghiệp tiền kiếp quá nặng bây giờ phải trả?”

Nghĩ miên man mãi, bà Kiều thiếp đi lúc nào không biết. Bà chỉ giật mình tỉnh dậy khi có tiếng chuông gọi cổng réo lên. Lật đật dậy nhìn đồng hồ chỉ 12 giờ đúng, bà vơ chùm chìa khóa đi ra phía cửa. Tiếng then bằng sắt xoay qua xoay lại cót két giữa đêm khuya thanh vắng khiến lũ chó hàng xóm sủa vang. Nhìn thằng con len lét, bà không thèm nói gì khi nó chào. Bà gằn giọng:

-Con lại nhậu phải không?

Tuấn vừa dắt xe vào nhà, vừa bình thản trả lời:

-Con có nhậu đâu ạ.

-Không nhậu thì mày đi đâu mà giờ này mới vác xác về?

-Con thề là không nhậu.

-“Thề cá trê chui ống”! Mày làm cho mẹ lo lắng mất ăn mất ngủ đến chừng nào hả Tuấn?

-Thôi, con xin mẹ. Con biết lỗi rồi. Từ mai trở đi con sẽ về sớm.

-Con nhớ đó! Từ mai mà đi suốt đêm như vậy thì mẹ tự vận cho xong.

-Mẹ đừng nói vậy con sợ lắm. Con hứa mà!

Bà Kiều ra sa lông ngồi. Hình như cứ giáp mặt nó là bà lại vừa thương vừa sợ phật lòng con mà không dám mắng mỏ chì chiết gì thêm. Nhưng đêm nay bà quyết phải chờ nó để hỏi làm cho ra lẽ.

Ở nhà tắm đi ra, Tuấn đã có vẻ tươi tỉnh hơn trong bộ pijama. Ăn xong cơm, Tuấn ra ngồi đối diện với mẹ. Hình như  Tuấn cũng nghiêm trọng định nói câu gì thì bà Kiều đã bức xúc lên tiếng trước:

-Con bỏ việc rồi phải không?

-Mẹ biết rồi à? Chắc dượng Hoàng nói phải không ạ?

Con sợ mẹ buồn nên không dám nói.

-Dượng nào nói. Cái ông nước ngoài chứ ai. Hóa ra chỉ trong ba tháng con dám bỏ đến hai chỗ làm. Con có biết muốn vào được chỗ dượng thì phải tốn bao tiền của và công sức không?

-Con biết mẹ hao tiền tốn của vì con quá nhiều rồi!

Nhưng con đã cố gắng chịu đựng mà không nổi.

-Chịu đựng cái gì?

-Con không thể nói, sợ mẹ buồn phiền, lo nghĩ.

-Con cứ nói. Mẹ cho phép. Hôm nay thì phải nói.

Tuấn nhìn ra góc nhà nơi đặt chậu sống đời hoa đỏ.

Mặt cậu nghiêm trang:

-Có bao giờ mẹ muốn con hư hỏng không?

Nhìn con, bà Kiều bĩu môi.

-À…, “dạy đĩ vén váy” cơ đấy! Cha mẹ nào lại muốn con hư hỏng? Hỏi gì ngược đời vậy!

-Dạ con không dám. Con mà làm ở đấy thì con sẽ hư.

-Hư là thế nào? Nói ra, đừng úp mở, nhát gừng nữa. Cơ quan nhà nước chứ có phải cái chợ đâu mà nói như vậy.

Cứ nghe tiếng nói ngày càng lớn giữa khuya cũng hiểu bà Kiều đã mất bình tĩnh. Tuấn vẫn nhìn về phía những bông màu đỏ phía góc nhà. Một phút yên lặng trôi qua. Vẫn cái giọng buồn buồn, chậm rãi, Tuấn nhìn mẹ nói:

-Bây giờ thì con đành phải nói thật để mẹ biết. Những ngày đầu đến cơ quan các anh và các chú nói con phải “rửa ghế”.

-Thì rửa chớ có gì đâu? Rửa ghế là nhậu, karaoke… để mừng một sự kiện gì vui như thăng chức, trúng mánh, lên lương, đổi xe mới… Mẹ ngồi mòn ghế cơ quan còn lạ gì cái lệ ấy.

-Nhưng mẹ có biết cuộc nhậu diễn ra ở đâu không?

-Thì ở nhà hàng quán nhậu chứ ở đâu. Mày tưởng tao không biết đấy à?

Sau giây phút ngập ngừng, Tuấn nói:

-Các anh các chú bắt con phải nhậu bia ôm mẹ ạ.

Nghe con nói, Bà Kiều nhảy chồm lên:

-Bia ôm! Thật không?

-Dạ thật.

-Thế hôm đó dượng Hoàng đâu mà lại để cho mấy thằng ấy nó quậy?

-Dạ, chính dượng Hoàng yêu cầu như vậy.

-Thằng Hoàng? Mày nói thật hay nói dối hả con? Mày mà 'vu oan giá họa' cho dượng thì dì Lan sẽ phát điên mày có biết không? Tao sẽ gặp nó hỏi cho ra ngô ra khoai. Không lẽ bọn đàn ông thằng nào cũng biến thành quỷ rồi sao?

-Nhưng đó mới là 'tăng một'. 'Tăng hai' thì phải theo dượng và các anh ấy đến một nhà nghỉ bên kia sông. Con hỏi thì mọi người nói cứ đến thì sẽ biết. Con ngập ngừng không muốn đi thì anh trưởng phòng nói con đừng ngại chuyện tiền bạc, anh ấy sẽ dạy cho con cách kiếm tiền. Khi đến nhà nghỉ ở gần bờ sông phía bên Thủ Đức, con mới hiểu 'tăng hai' là thế nào…

Tuấn im lặng…rồi tiếp.

-Nhưng như vậy chưa hết. Sau lần rửa ghế ấy, dượng và cả bác giám đốc cũng thường xuyên đi nhậu như vậy mỗi khi xong những 'phi vụ'. Dù không phải chi tiền như lần đầu nhưng con không thể né tránh mãi. Đã vậy, trưởng phòng và một vài đồng nghiệp trẻ có vẻ ngày càng lạnh nhạt xa lánh con. Họ xì xào rằng con là thằng khó ưa, mới vô đã ra vẻ mẫn cán, muốn leo cao… Con nghe rất khó chịu.

-Con bỏ việc là chuyện tày trời nhưng không hiểu tại sao dượng Hoàng lại không nói cho mẹ biết?

-Hôm đó, con có nói cho dượng biết nhưng cũng giao kèo rằng, nếu dượng nói cho mẹ biết thì con sẽ mách dì Lan về chuyện 'vui vẻ' thường xuyên của dượng. Con cũng xin mẹ đừng nói chuyện này với dì. Nếu không thì nguy đó…

Nghe con nói, bà Kiều miễn cưỡng gật đầu. Bà nghĩ thương cho đứa em gái nhưng biết làm sao bây giờ khi gia đình nó vẫn êm ấm, con cái vẫn học hành, nhà cao cửa rộng.

Im lặng hồi lâu, bà Kiều hỏi con:

-Nhưng ở công ty nước ngoài, người ta cũng tử tế sao con lại nỡ bỏ? Mẹ thấy lời nói, thái độ của ông trợ lý hồi chiều cũng trọng vọng con đấy chứ?

-Vâng, con biết. Nhưng con rất bất bình khi một nhân viên nữ người mình bị một đốc công của họ đã trẹo hông, phải nằm viện. Sau đó, con cảm thấy bị xúc phạm chứng kiến cảnh ông giám đốc không vừa ý một phần bản thiết kế của một nhân viên văn phòng con mà chửi bới ầm ỹ, bưng cả cái màn hình máy tính nện xuống sàn nhà vỡ tan như bom nổ trước sự kinh hãi của mọi người…

-Mẹ hiểu. Nhưng vì sợ hư hỏng, sợ bị xúc phạm mà con bỏ việc để đàn đúm đên hôm khuya khoắt hàng tháng nay thì mẹ không hiểu nổi. Mẹ sợ con còn mau hư hơn ấy chứ?

Nghe mẹ nói, Tuấn cười nhìn mẹ:

-Mẹ yên tâm, ngày mai mẹ sẽ hiểu trong cả tháng qua con đã làm gì.

Buổi sáng, một căn nhà mặt tiền trang trí đơn giản nhưng rất mỹ thuật, nơi diễn ra lễ khai trương một công ty kiến trúc. Trong phần giới thiệu, từng thành viên sáng lập trong hội đồng quản trị có cả thằng Huy, thằng Thanh, con Tuệ Hương- đều là bạn đồng môn thân thiết của Tuấn-đứng lên chào cử tọa. Bà Kiều gật đầu như hiểu ra nhiều điều…

…Với chức danh giám đốc, Tuấn thay mặt nhóm đồng sáng lập đọc tuyên bố thành lập công ty trước quan khách trong tiếng 'pháo' bóng bay nổ giòn.

Ngồi ở hàng ghế danh dự nhìn con mặc bộ vét trông có vẻ già hơn ngày thường, bà Kiều cười tươi rồi nói một mình:

-Đúng là cái thằng ngỗ ngược!