Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

TẾT ĐỌC LẠI

THƠ NGUYỄN DU

 

NGUYỄN HƯNG QUỐC

 

 

Tết, buồn, tôi đọc lại một số tập thơ cổ, trong đó có thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Càng buồn.

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du (1766-1820) còn lại khá nhiều, khoảng 249 bài, tập hợp trong ba tập: Thanh Hiên tiền hậu tập (sáng tác từ năm 1786 đến 1804), Nam trung tạp ngâm (từ 1805 đến 1812) và Bắc hành tạp lục (sáng tác nhân chuyến đi sứ sang Trung Quốc - 1813). Có thể xem đây là những tập nhật ký của Nguyễn Du từ lúc 21 tuổi đến năm 49 tuổi, 5 năm trước khi qua đời. Đó là nơi Nguyễn Du kể lể về cuộc đời mình và bộc bạch tâm sự của mình một cách trực tiếp, chứ không phải qua trung gian của một câu chuyện dịch từ tiếng Tàu như Truyện Kiều. Điểm nổi bật nhất, toát lên từ cả ba tập thơ, có lẽ là một tâm trạng: buồn rầu.

Buồn nhất là vì nghèo.

Xin lưu ý là Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình quý tộc, có thể gọi là đại quý tộc. Cha Nguyễn Du, ông Nguyễn Nghiễm (1708-1776), đỗ Tiến sĩ, có thời gian làm tham tụng, tức tể tướng, dưới quyền Chúa Trịnh. Anh cả, cùng cha khác mẹ của ông, Nguyễn Khản (1734-1786), cũng đỗ Tiến sĩ và cũng có thời gian làm tể tướng. Ca dao thời ấy có câu: “Bao giờ Ngàn Hống hết cây / Sông Rum hết nước, họ này hết quan.”

Có điều, khi Nguyễn Du lớn lên, tất cả những điều đó chỉ còn là những vang bóng một thời. Khi Nguyễn Du được 10 tuổi, cha mất; 20 tuổi, anh cả mất. Gia sản còn lại cho Nguyễn Du chắc chắn không nhiều, nếu không muốn nói là không có gì cả. Nguyễn Nghiễm có đến 8 vợ và 21 người con; mẹ của Nguyễn Du lại là vợ lẽ, lúc Nguyễn Nghiễm đã 48 tuổi (còn bà thì khoảng 16). Sau khi ông chết, phần lớn các bà vợ đều về nhà riêng. Mẹ của Nguyễn Du chỉ là con của một vị quan nhỏ, làm chức câu kế. Hơn nữa, bà cũng mất sớm, 3 năm sau chồng, lúc Nguyễn Du mới 13 tuổi. Sau đó, Nguyễn Du sống với Nguyễn Khản, lớn hơn ông 31 tuổi. Nguyễn Khản giàu có, tài hoa và cũng cực kỳ hào hoa. Nhưng quan lộ của Khản cũng rất lận đận, có lúc lên tột đỉnh vinh quang nhưng cũng có lúc bị giam cầm hoặc trốn tránh đây đó. Vả lại, ông cũng mất khi Nguyễn Du còn khá trẻ, lúc mới 20 tuổi, chỉ có một mảnh bằng nho nhỏ: tam trường (tức chưa phải Cử nhân) và phải chấp nhận làm một quan võ cấp thấp thay thế cho ông bố nuôi, người họ Hà.

Đến năm 1786, lúc Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà và đánh tan chúa Trịnh thì toàn bộ những vinh hoa của dòng họ Nguyễn đều tan thành mây khói. Ngay cả dinh cơ của họ Nguyễn ở Nghi Xuân bị cũng phá sạch. Nguyễn Du dẫn vợ con về quê bà vợ cả ở Thái Bình sống qua ngày. Đó cũng là thời gian ông sáng tác tập Thanh Hiên tiền hậu tập.

Ba hình ảnh xuất hiện nhiều nhất trong tập thơ này là: bệnh, đói và đầu bạc. Nên nhớ lúc này Nguyễn Du chỉ mới trên dưới 30 tuổi. Mà tóc đã bạc trắng (Trong tổng số 65 bài của tập thơ, có 17 bài nhắc đến hình ảnh bạch phát hay bạch đầu): “Bạch đầu đa hận tuế thời thiên” (Đầu bạc thường bực vì ngày tháng trôi mau); hay “Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên” (Tráng sĩ đầu bạc bùi ngùi ngẩng lên trời) hay “Bạch phát hùng tâm không đốt ta” (Tóc bạc rồi, dù có hùng tâm, cũng chỉ biết ngồi suông than thở).

Không biết ông bệnh gì, nhưng lúc nào cũng than bệnh: “Nhất nhất xuân hàn cựu bệnh đa” (Một nhà xuân lạnh, bệnh cũ lại nhiều); “Tam xuân tích bệnh bần vô dược” (Ba tháng xuân ốm liên miên, nghèo không có thuốc); “Cùng niên ngọa bệnh Tuế giang tân” (Suốt năm đau ốm nằm ở bến Tuế giang); “Đa bệnh đa sầu khí bất thư” (Lắm bệnh, hay buồn, tâm thần không được thư thái); “Thập niên túc tật vô nhân vấn” (Bệnh cũ mười năm, không ai thăm hỏi); “Giang hồ bệnh đáo kinh thời cửu” (Bệnh đến trong bước giang hồ đã lâu ngày).

Đã bệnh lại còn nghèo. Phải ở nhờ nhà người khác: “Tiêu tiêu bạch phát ký nhân gia” (Đầu bạc bơ phờ ở nhờ nhà người). Hết nhờ người này sang nhờ người khác: “Lữ thực giang tân hựu hải tân” (Hết ăn nhờ ở miền sông lại đến miền biển). Lúc nào trong túi cũng rỗng không: “Giang nam giang bắc nhất nang không” (Một chiếc túi rỗng không, đi hết phía nam sông lại sang phía bắc sông). Thiếu mặc: “Tảo hàn dĩ giác vô y khổ” (Mới rét mà đã thấy khổ vì không áo). Có khi đói: “Táo đầu chung nhật vô yên hỏa” (Suốt ngày bếp không đỏ lửa). Ngay cả khi Nguyễn Du đã ra làm quan dưới triều Gia Long rồi, có năm vợ con vẫn đói: “Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng” (Nhà mười miệng trẻ đói xanh như rau); “Thập khẩu đề cơ Hoành Lĩnh bắc” (Nhà mười miệng ăn đang kêu đói ở phía bắc Hoành sơn). Mười đứa trẻ ở đây chính là con của Nguyễn Du. (Gia phả ghi Nguyễn Du có 3 vợ: bà vợ đầu sinh một con trai tên Nguyễn Tứ; bà vợ thứ hai cũng sinh một con trai tên Nguyễn Ngũ; bà vợ thứ ba sinh mười con trai và sáu con gái; tổng cộng, như vậy, ông có 18 người con. Tuy nhiên, căn cứ vào tên người con đầu, Nguyễn Tứ, chúng ta có thể đoán là ông có ba người con khác, anh hay chị của Nguyễn Tứ, có lẽ đã chết lúc còn nhỏ hoặc ngay trong bào thai.) Đói đến độ có lúc phải xin ăn: “Cơ hàn bất giác thụ nhân liên” (Đâu ngờ phải đói rét để cho người thương).

Nhưng buồn nhất có lẽ là cảm giác bất lực và bế tắc, trong đó có chuyện bất lực và bế tắc về văn chương.

Một điều chắc chắn là ngay từ trẻ, Nguyễn Du đã mê văn chương và biết mình có tài về văn chương, như có lần, nhân dịp ghé thăm ngôi nhà cũ của Liễu Tông Nguyên (nhà thơ đời Đường, 773-819), trong chuyến đi sứ sang Trung Hoa, ông đã tự nhận: “Tráng niên ngã diệc vi tài giả” (Thời trẻ, ta cũng là kẻ có tài năng). Cả đời, ông mê đọc sách. Thuở hàn vi, suốt 10 năm sống nhờ nhà người khác, hầu như lúc nào cũng đối diện với nguy cơ đói ăn và thiếu mặc, vậy mà nhà ông lúc nào cũng đầy sách: “Tứ bích đồ thư bất yếm đa” (Sách vở đầy bốn vách, bao nhiêu cũng không vừa); “Cơ thử duyên sàng khiết ngã thư” (Chuột đói leo giường gặm sách vở của ta). Bệnh, ông nằm với sách: “Chẩm bạn thúc thư phù bệnh cốt” (Cạnh gối có chồng sách đỡ tấm thân bệnh tật). Sau này, năm 1813, ông được vua Gia Long cử làm chánh sứ sang Trung Hoa. Con đường đi sứ từ Huế đến Yên Kinh dài dằng dặc, băng qua những Quảng Tây, Hồ Nam, Giang Nam, Hồ Bắc, An Huy, Hoài Nam, Sơn Đông; trên đường về, lại băng qua Hà Bắc, Sơn Tây, Hà Nam, trước khi nhập lại con đường cũ, qua Hán Dương, Nhạc Dương, Hành Dương, Quế Lâm, v.v… Suốt cuộc hành trình dài đằng đẵng ấy, lúc thì đi bộ, lúc thì đi ngựa, lúc thì đi thuyền, phần lớn thời gian Nguyễn Du dành cho việc đọc sách: “Khách lộ trần ai bán độc thư” (Thì giờ trên đường gió bụi, một nửa là đọc sách).

Mê sách và mê văn chương như thế, nhưng hầu như lúc nào Nguyễn Du cũng ngậm ngùi khi nói đến văn chương. Ông không tin văn chương là đầu mối của bất hạnh (“Vị hữu văn chương sinh nghiệp chướng” – Chưa từng có chuyện văn chương sinh ra nghiệp chướng). Nhưng ông cũng thừa biết văn chương không giúp được gì trong việc giải quyết các bế tắc trong cuộc sống thường nhật, nhất là lúc đất nước nhiễu nhương, hết chiến tranh giữa Tây Sơn và chúa Trịnh thì đến chiến tranh giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Lúc ở ẩn và chịu nghèo đói ở quê vợ, ông nhận ra một sự thật bẽ bàng: “Thư kiếm vô thành sinh kế xúc” (Nghề văn nghề võ đều không thành, sinh kế quẫn bách), “Nhất sinh từ phú tri vô ích / Mãn giá cầm thư đồ tự ngu” (Một đời chuyên về từ phú biết là vô ích / Sách đàn đầy giá, chỉ mình làm ngu mình). Có lúc, nhìn tóc bạc trắng và ngửa mặt lên trời, ông tự hỏi: “Văn tự hà tằng vi ngã dụng” (Văn tự nào đã dùng được việc gì cho ta). Sau, khi ra làm quan với Gia Long, ông được thăng cấp rất nhanh: thoạt đầu (1802) làm tri huyện; mấy tháng sau, đã được thăng lên làm tri phủ; ba năm sau, được thăng Đông Các Đại Học Sĩ; mấy năm sau, làm Cai Bạ, rồi được cử làm Chánh sứ sang Trung Hoa; về, được thăng Hữu Tham tri Bộ Lễ, hàm Tam phẩm. Có thể nói quan lộ của Nguyễn Du rất hanh thông. Nhưng ông vẫn buồn. Thấy cảm hứng văn chương càng ngày càng leo lắt. Trên đường đi sứ, ông than thở: “Lão khứ văn chương diệc tị nhân” (Già rồi, văn chương cũng xa lánh người); rồi lại than thở: “Văn chương tàn tức nhược như tơ” (Hơi tàn, văn chương mảnh như sợi tơ).

Buồn, ông quay sang đọc kinh Phật: “Ngã độc Kim cương thiên biến linh / Kỳ trung áo chỉ đa bất minh” (Ta đọc kinh Kim cương hàng nghìn lượt, những ý nghĩa gọi là sâu xa trong đó phần nhiều không rõ ràng).

Không biết việc đọc kinh Phật có làm ông nguôi ngoai hay không. Nhưng đọc thơ chữ Hán của ông, từ lúc trẻ đến lúc già, hết tập này đến tập khác, lúc nào cũng thấy một tâm trạng hiu hắt.

Bởi vậy, ông mới phân trần:

Tri giao quái ngã sầu đa mộng

Thiên hạ hà nhân bất mộng trung?

(Bạn thường trách bảo hay sầu mộng,

Thiên hạ ai người thực tỉnh không?)

(Phạm Khắc Khoan và Lê Thước dịch)