Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

XỨ ĐÀNG TRONG

TRÊN MẶT BIỂN

 

NGUYỄN VĂN XUÂN

 

Từ ngày bước xuống ghe buôn

Sóng bao nhiêu lớp, dạ buồn bấy nhiêu

Cạnh buồm gió thổi hiu hiu

Nước mắt rơi chàng chặm, dây lưng điều không khô

Sạ(sự) tình thảm biết chừng mô

Con cá lui về biển Bắc bỏ chiếc nơm khô một mình

(ca dao)

 

 

Người miền trong khi tách khỏi Thanh Nghệ để vào lập nghiệp ở Đàng Trong thì chắc còn lưu lại nhiều dấu vết có liên quan đến biển cả.

Cụ thể nhất là tên làng cho chúng ta thấy sự liên quan trực tiếp giữa vùng đất này với vùng kia.  Sâu đậm nhất là Hải Châu còn thấy nguyên vẹn tại bờ biển Thanh Hóa.  Mà Hải Châu lại chính là Đà Nẵng.  Tuy đã bị chia cắt ra thành một số làng nhỏ nhưng làng ấy vẫn giữ địa vị trung tâm thành phố Đà Nẵng, là nơi buôn bán tấp nập nhất với chợ Hàn, bao quát nhiều đường phố có nền thương mãi quan trọng.  Làng Hải Châu Chính với đền Chùa, miếu Võ và một nhà thờ tộc thờ trên bốn mươi bài vị các họ tộc với đủ tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ. Nghề bắt nghêu truyền thống ở các bãi biển Đà Nẵng cũng cho thấy rõ dấu vết kinh tế còn lưu lại từ xa xưa.  Khu vực Hải Châu chính này cũng đã được chính chúa Nguyễn Phước Châu đến tá túc trong dịp từ Huế vào kinh lý Quảng Nam và tại Hội An ông đã lưu tấm biển lịch sử.  Ngự bút “Lai Viễn Kiều” nay vẫn còn treo tại Chùa Cầu.  Vì chúa Nguyễn Phước Châu sau được truy tôn hoàng đế nên gọi chữ viết của ông là ngự bút mà một địa phương nhất lại là một làng xã không có quyền thờ phụng lưu giữ nên nghe nói địa phương đã phải tìm vùng đất sạch để chôn lấp trong một lễ cúng long trọng ở một nơi nào đó trong phạm vi khuôn viên của Hải Châu Chính.

 

Chúa Nguyễn là những vị có công rất lớn trong hoạt động biển cả ở Xứ Đàng Trong.  Thứ nhất ở phương diện quân sự, thứ hai/hoạt động chinh phục, thứ ba/hoạt động thương mãi và canh nông.

Chúng ta không thể biết rõ về trận chiến của Lê Thánh Tôn đã chinh phục Xứ Đàng Trong như thế nào chỉ biết là ông đã dừng lại ở Đà Nẵng do hai câu thơ còn ghi trong lịch sử:

 

Tam canh dạ tỉnh Đồng Long nguyệt

Ngũ cô thanh phong Lộ Hạt thuyền

(Ba canh trăng soi trên vịnh Đồng long

Suốt đêm gió mát thổi qua thuyền Lộ Hạt)

 

Đồng Long ngày nay tức là vịnh Đà Nẵng.  Lộ Hạt là một nước nhỏ ở Đông Nam Á chắc đến đây để giao thiệp về thương mãi từ truyền thống về buôn bán với người Chiêm Thành.  Cũng từ đây ông tiếp tục đưa quân vào đến nơi ngày nay gọi là Núi Thành chỗ có nhiều sông ngòi rối rắm rồi cả đại quân chia nhau ẩn nấp ở đó để mai phục.  Khi người Chiêm theo đường bộ và đường thủy đổ ra, ông cho thuyền tiến lên và xổ vương kỳ (có thể cờ vàng).  Người Chiêm Thành thấy cờ hoàng đế hoảng sợ rút lui.  Ông tiến quân cả bộ lẫn thủy diệt đạo bộ binh của Trà Toại tiến vào Thị Nại và vây đánh Hoàng Đế thành của Trà Toàn.  Trận chiến bằng đường thủy đã có kết quả lớn và thành Trà Bàn (Bình Định tên sau này) đã mất và cuộc bang giao Chiêm-Việt một giải từ đèo Hải Vân đến Bình Định thực sự ổn định.  Kể từ đây bản đồ Việt Nam kéo dài để rồi sau đó Chúa Nguyễn lại hoạt động tiếp tục cũng bằng đường biển đến tận Cà Mau.  Nhưng cũng từ ngày ấy xứ Đàng Trong chỉ còn biết Chúa Nguyễn.

Cuộc thủy chiến vang lừng nhất lịch sử nhờ cuộc đánh nhau giữa Nguyễn Phước Tần (Sau này gọi là chúa Hiền) với quân đội Hòa Lan vào các năm 1643-1644.  Vị công tử tổng trấn này đã dẫn một đạo hải quân đóng ở dinh trấn Thanh Chiêm, đánh bại tất cả thế lực Hòa Lan là quốc gia có lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới, bấy giờ đang tự do tác oai, tác quái và kết cục đã xảy ra trận thủy chiến vang lừng nói trên.  Đó là khi Hòa Lan được Chúa Trịnh hứa sẽ cho quyền lợi cực lớn (trong đó kể cả Đà Nẵng-Hội An) nếu giúp Chúa Trịnh đánh tan được quân thủy ở Xứ Đàng Trong.  Nguyễn Phước Tần đã gặp hạm đội Hòa Lan gồm ba chiến thuyền lớn với vô số đại bác tối tân. Ông chỉ huy trên 60 chiến thuyền trang bị các vũ khí thô sơ và những đại bác cổ lỗ đã làm cho soái hạm do Pieter Bach chỉ huy phải tự cho nổ tan tành mang theo thân xác của tướng soái chỉ huy. Các tàu chiến khác phải chạy trốn.  Một chiếc bị va vào cù lào trên biển còn một chiếc được thoát thân.

Hội An ngày một lớn mạnh trong Đông Nam Á và có thể do chịu ảnh hưởng của vùng này nên hoạt động trên biển thay đổi hình dàng và cách vận hành.  Ghe thuyền từ Bắc vào chịu ảnh hưởng của Trung Quốc nên phần lái là một mảng bằng; còn ghe miền Nam thì hai đầu đều nhọn; Riêng ghe bầu thì thân ghe bụng lại phình ra rất rộng để chuyên chở được nhiều.  Nhờ thân ghe bầu rộng nên trên đó có thiết lập cả một sàn gỗ để tiện việc đi lại chở nhiều khách và khi đã an vị trong những đêm trăng người ta có thể tổ chức hát hò giữa biển khơi.  Chắc chắn là nếu không có ghe bầu thì Chiêm dinh (tức dinh trấn Thanh Chiêm hay dinh trấn Quảng Nam) không thể quan hệ được dễ dàng với đất miền Nam.  Cụ thể mang hàng hóa vào và mang gạo Đồng Nai ra. Cũng nhờ ghe bầu mà chúa Nguyễn Phước Nguyên mới đầu tiên gả công nữ Nguyễn Khoa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey Chetta 11 để đổi việc nhà vua nhường Preikor cho chúa lập khu kinh tế đặc biệt trên đất nước xa xôi này.  Khu vực này sau là Gia Định-Sài Gòn.  Cũng bắt đầu từ đây, người Nam đã đến mở mang việc buôn bán rộng lớn với Cao Man(tức Cao Miên) nhưng phải đến thời Nguyễn Phước Tần , nhân vì quân Minh bại trận chạy tán loạn trên biển Đông  với các danh tướng Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình.  Đạo quân này có những chiếc tàu gỗ cao lớn, quân thiện chiến đầy đủ khí giới và cả vợ con, heo, gà, đóng rải trên các biển Đà Nẵng-Hội An gây nên tình trạng bất ổn của khu vực.  Đánh đuổi họ đi thì chưa chắc đã đủ sức. Để họ lại thì không ai nói trước việc gì sẽ xảy ra.  Một nguy cơ nan giải.  Nhưng Phước Tần đã sáng ý viết thơ cho vua Cao Miên để xin cho họ vào khai khẩn một cách hòa bình vùng đất Mỹ Tho, Bàn Lân (nay thuộc Biên Hòa).  Các tướng này mang 50 chiếc thuyền “khổng lồ” vào khai thác phần quan trọng của Thủy Chân Lập cũng tức là mở đầu cho việc kinh dinh sau này của quân dân ta.  Cũng nhờ công dẫn thủy nhập điền và tài canh nông của đoàn quân di tản mà vùng đất đầy nước đã trở thành những khu vườn ruộng bát ngát và đất Biên Hòa-Đồng Nai đã trở thành những vùng sản xuất gạo bậc nhất.

Sự mở mang này khởi đầu cho việc di dân của người Việt Nam tiếp theo và kiến tạo khu vực miền Nam thành vùng giàu có nông sản thủy sản cực kỳ phong phú.  Đúng như Phước Tần tiên liệu: Khi ông vừa nằm xuống thì bọn Hoàng Tiến lập tức trở mặt nhưng đã sớm bị quân dân ta tiêu diệt.  Trong khi ấy ghe bầu cứ từng đợt tiến vào Nam mang theo văn hóa của các tỉnh miền Trung và còn lưu lại câu ca dao:

 

Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định - Đồng Nai thì về.

Nhưng cũng từ đó chia hai biết bao cảnh đoàn tụ gia đình:

Ghe bầu trở lái về Đông

Con gái theo chồng bỏ mẹ ai nuôi

 

Sớm Âu hóa nhất là sau khi Nguyễn Huệ đánh ra Bắc Hà và Nguyễn Nhạc bỏ trống miền nam cho Gia Long mặc sức tung hoành.  Vị chúa trẻ này lần đầu tiên đã mộ lính đánh thuê người Châu Âu để dùng trong quân đội.  Nhưng vì trả lương không đủ nên đạo quân này tan biến chỉ còn lưu lại 20 chuyên viên.  Cũng nhớ các chuyên viên mà Nguyễn Ánh sớm dựng được những cơ sở đóng tàu thủy rất nhiều buồm gọi là tàu "Đa Sách".  Lần đầu tiên quân Việt Nam hoạt động trên biển cả không phải đi ven bờ là nhờ các thuyền mới mẻ này.  Cũng lần đầu tiên Nguyễn Ánh theo chuyên viên vẽ bản đồ ven biển một cách tương đối chính xác để đến thời Minh Mạng thực hiện tương đối hoàn chỉnh, khoa học như ta thấy ngày nay.  Nguyễn Ánh cũng biết tạo ra súng có cắm lưỡi lê, biết cách dùng cờ hiệu để thông tin cũng như bỏ bớt hàng loạt cờ hiệu đủ màu sắc rườm rà trong quân đội.  Các vũ khí mới đã được xuất từ các thủy xưởng Việt Nam cùng với việc điều động quân đội dưới đất đã được các khinh khí cầu gọi là "diều lửa" bay trên vùng trời và khi cần có thể đốt cháy một trại quân.  Chính bản thân Nguyễn Ánh cũng đã biết dùng súng trường khi Nguyễn Huệ còn đang sử dụng hai cây kiếm.  Trận đánh với quân Tây Sơn cứ theo gió mùa mà di chuyển và được người Pháp gọi là chiến tranh gió mùa.  Biển cả đã biến thành nơi hoạt động hữu hiệu và tích cực cho chiến lược mới mẻ này.  Đến thời Minh Mạng thì tàu Âu Mỹ đã tiến hành việc di chuyển trên biển bằng hơi nước.  Minh Mạng cũng tích cực đóng các tàu thủy theo kiểu mới mẻ này.  Có lúc thất bại như khi bộ máy tàu thủy với đầy đủ chân vịt khiêng ra cửa Thượng Tứ để đưa xuống lắp cho chiếc tàu đang đậu ở sông Hương thì bị va vào cửa thành hư hỏng nặng; viên đội cai quản đạo quân phục dịch việc di chuyển lập tức bị xiềng.  Nhưng sau đó ông cứ tiếp tục cho xuất xưởng tàu chạy bằng hơi nước khác để đưa vào cảng Đà Nẵng bảo vệ cho địa đầu nơi phát xuất ngoại quân muốn xâm lăng kinh đô Huế.  Tất nhiên nhà Vua cũng không quên dùng loại thuyền bọc đồng này để mở những chuyến ngự du thú vị với các cung tần mỹ nữ mà ông có rất nhiều.  Vốn đã từng theo vua cha bôn ba trên biển cả nhiều năm trời, vị hoàng đế thông tuệ nhất của nhà Nguyễn này đã sớm lo toan việc xuất khẩu sang Đông Nam Á, mở đầu cho việc buôn bán và xuất khẩu đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.  Ông cho đào sông Câu Nhí qua Vĩnh Điện ra cửa Hàn cũng chính  tại Quảng Nam và Quảng Ngãi ông đã cho liên hệ với các chủ lò đường để tập trung những tấn đường cát trắng và những tấn quế tại những kho lớn chưa hề thấy tại Đà Nẵng.  Đường của ta thời bấy giờ có tiếng là trắng nhất và rẻ nhất trong khắp thế giới.  Lượng xuất khẩu những năm cao điểm như năm 1842 là 1,400,000 cân đường cát và 20,000 cân quế.  Nước Đại Nam cao không thông qua các trung gian mà chở thẳng sang các nước Đông Nam Á: Bâtavia(thủ đô Nam Dương nay là Jakarta); Tambalăng(Quần Đảo Nam Dương); Tiểu Tây Dương; Hạ Châu(Mã Lai-Singapore); Lữ Tống(Lu Con-Phi Luật Tân); Ma Lục Giáp(Ma lac ca ở bán đảo Mã Lai, trông ra eo biển Malacca).

Kể cả việc xuất khẩu tại Sài Gòn, ngoại thương Việt Nam có khi vượt qua 30 triệu quan Pháp/năm đầu thế kỷ XIX.

Nếu Đà Nẵng không lưu lại dấu tích gì để chúng ta biết rõ hơn về các thuyền vỏ bộc đồng vẫy vùng các biển Đông Nam Á vì toàn bộ 7 chiếc tàu này đã bị pháp tiêu diệt năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) thì Hội An còn lưu lại một di tích đáng trân trọng.  Đó là miếu thờ các vạn ghe bầu ở thôn 2 xã Cẩm Nam bên cạnh nhiều miếu khác đặc biệt là miếu thờ Lăng Ông tức cá voi chết trôi vào bờ, đánh dấu sự quan hệ của biển cả với ngư dân thời trước.  Còn các vạn ghe bầu thì chúng ta có biết qua tình hình hoạt động của nó sau thế kỷ XVII.  Nhờ sự hoạt động này mà Xứ Đàng Trong phát triển vượt hẳn lối chuyên chở ngày trước và cũng nhờ loại ghe nổi tiếng này mà sự quan hệ của miền Trung và miền Nam đã có hiệu quả như ta thấy ngày nay.  Dân Hội An, Quảng Nam và vùng miền Trung cũng được Dân Nam Bộ ngày xưa mệnh danh là dân ghe bầu.  Nhiều người trẻ ngày nay phì cười khi nghe tên ghe bầu ấy.  Nhưng những ông bà già cả kể cả những người sống dưới thời Pháp thuộc đối với ngành hoạt động này vẫn coi nó như sự phát triển đích thực của tinh thần đất nước trên sóng biển Đông.