Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

HUẾ YÊU DẤU

 

BÙI BÍCH HÀ

 

 

Cho đến bây giờ, mặc dù hơn một nửa tháng năm của đời người đã trôi qua trong ngăn cách và lãng quên, vậy mà mỗi khi nghĩ về Huế, tôi không khỏi bồi hồi xúc động, như thể tôi với Huế là đôi người tình lỡ trong ca dao Việt Nam:

"Tóc mai sợi ngắn sợi dài

Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm!"

Quả thật thế! Xa Huế thì thương thì tiếc, thì ăn năn thống hối, thì chỉ muốn quay về, nhưng sống với Huế thì sầu thì hận, thì đau thương chất ngất buồng tim, thi oan khiên lệ nhòa hai mắt, thì tuổi xanh héo mòn như cỏ úa.

Cô gái Huế ấm như nắng hè, thơm ngọt như mật ong, óng mượt như tơ tằm, thanh bai như nhành lệ liễu và con gái Huế sắc như dao, lạnh như mùa đông, can trường như đá núi, thâm trầm như biển sâu. Gặp rồi không thể không yêu, yêu rồi cuộc tình sẽ là một vết thương thiên thu.

Tôi ra đời và lớn lên ở Huế, là đứa con cuối cùng của một người đàn ông ba vợ vì hiếm muộn. Từ khi lớn khôn, tôi chưa bao giờ thấy bố mẹ tôi nói chuyện với nhau một lần, ăn chung một bữa cơm hay cùng đi đâu ra ngoài. Mẹ tôi gọi hai bà vợ lớn của cha tôi bằng me, tôi gọi mẹ tôi bằng chị. Chúng tôi sống trong một ngôi nhà rộng trên bờ sông Hương, bốn phía vườn hơn một mẫu tây đất trồng toàn cây ăn trái, rào tre vây chung quanh. Suốt một thời thơ ấu, ngoài những lúc đến trường, tôi như con chim sâu nhởn nhơ trong khu vườn thơ mộng này.

Những buổi sáng mùa hè, tôi thường thức giấc trong tiếng chim hót líu lo bên bệ cửa sổ, tiếng bồ câu gù trên cái hồ nước phía sân trước. Ánh nắng sớm mai lọc qua màn sương mỏng và màu xanh của những ngọn thiên lý óng ả, phủ xuống cửa sổ chỗ tôi nằm cái ánh sáng êm đềm, huyền diệu, như không gian một giấc mơ đằm thắm. Tôi thường nhắm mắt, lún người xuống đệm giường để được đẫm mình hơn trong cái cảm giác êm ái và thú vị của một chiếc võng mềm.

Mẹ tôi đã lăn vào những công việc bề bộn của bà từ lúc chuông chùa đổ hồi công phu thứ nhất, lúc gà chưa gáy sáng. Tuy ít khi nhìn thấy bà trong gian nhà và khu vườn rộng nhưng tôi rất an tâm, biết mẹ tôi chắc lẩn quẩn đâu đó xung quanh vì không sáng nào bà không úp lồng bàn trong bếp cho tôi hoặc một cái bắp luộc, một ít xôi đậu đen hoặc một chén cơm nguội ăn với cá móm kho xổi thật cay.

Ăn xong, tôi xách cặp và tấm bạt ra vườn, kiếm chỗ nào có bóng mát thì giải bạt ra nằm. Vì cái tư thế "học nằm" này nên về sau, trong lớp, tôi chỉ giỏi về các bộ môn quốc văn và ngoại ngữ, còn các bộ môn đòi hỏi một tư thế ngồi học hay học đứng nghiêm chỉnh, với tấm bảng đen trước mặt, thì tôi đành chào thua, suốt cuộc đời học trò chỉ toàn ngồi thảnh thơi cuối sổ.

Tôi thường nằm nhìn lên vòm trời thấp thoáng trên đầu. Những ngày hè, qua kẽ lá, tôi thấy màu trắng như bông nõn bồng bềnh trôi trên một nền xanh biếc, thăm thẳm cao. Thấp hơn, xung quanh tôi, hoa khế, hoa chanh, hoa cam, hoa nhãn, lấm tấm lợp lên màu xanh già của lá, trông vui như một hội đèn. Thỉnh thoảng cơn gió chạy qua, những bông hoa nhỏ màu trắng hay màu tím hồng rụng phơi phới như một cơn mưa khan, làm thoảng mùi thơm trong không gian tĩnh mịch.

Lúc nào bên mình tôi cũng sẵn những quả chín hái trong vườn, lúc thì vài quả ổi xiêm ruột đỏ như son, cắn vào răng nghe mùi thơm nức lên tận óc, lúc thì một chùm khế những nơi khác, lúc thì một trái lựu với những hạt nhỏ màu tím thẫm, trong veo như một chuỗi đá quý, vừa chua vừa ngọt, vừa dòn dòn, nhâm nhi nghe vị thơm thấm dần trên đầu lưỡi như một thứ rượu thần tiên. Những cành cam, cành quít trĩu quả sà thấp ngang tầm tay với.

Mặt trời lên cao. Tiếng ve sầu đồng loạt vang lên inh ỏi từ những cây vải trạng, từ những cây nhãn lồng chi chít mo cau trong khu vườn nhà tôi và trong những khu vườn lân cận. Tiếng ve sầu ra rả, náo nhiệt, khua động khắp mọi chốn trong cái thành phố ngày thường êm ả như một cô gái phòng khuê. Tôi ở Đông Ba nhưng biết chắc bạn tôi ở Cầu Lò Rèn, ở Nam Giao, Hàng Đoát, ở Kẻ Vạn hay Nội thành, Bãi dâu hay Tây Thượng... tất cả chúng tôi đều nghe cùng một lúc tiếng ve sầu kêu vào cái giờ như đã hẹn hò này.

Lũ ve như cái đồng hồ thiên nhiên trong mùa hè. Người nội trợ ở Huế nghe tiếng ve sầu để nổi lửa lo bữa cơm trưa và bữa cơm chiều. Có những hôm tôi đứng ở bờ rào, nghe tiếng ve sầu gọi hoàng hôn inh ỏi trong khắp các chòm cây, nhánh lá xung quanh, tâm hồn bỗng náo nức một nỗi thúc dục phiền muộn, muốn đi tới một nơi nào xa hơn cái chân trời thấp ở cuối những thửa ruộng đằng trước nhà.

Tôi đã lớn khôn để không còn gia nhập vào đám trẻ con trai tóc húi cua, con gái tóc cắt bôm bê như cái chũm cau. Chúng túa ra từ các con ngõ sâu, tay mỗi đứa cầm một cành trúc có chấm tí nhựa mít ở đầu để bắt ve ve. Chúng tỏa ra các khu vườn, nghểnh tai nghe ngóng, nghiêng đầu tìm kiếm những chú ve đang bám vào thân cây, mắt nhắm tít, hát bản tình ca của chúng trong cái không khí say nồng mùi mật trái cây trong mùa hè.

Tôi không còn mặc quần tà lỏn, chạy chân đất ra ngoài đường cùng với chúng nữa. Tôi cũng không còn chờ giấc ngủ trưa của người lớn để lẻn ra bờ ao, rình bắt cho bằng được chú chuồn chuồn ớt, cắn răng nhịn đau để nó cắn vào rốn cho biết bơi như lũ bạn vẫn kháo nhau.

Giữa trưa áo tôi ướt đẫm mồ hôi, cái nóng dường như không phải từ ngoài vào mà từ trong ra, hừng hực, âm ỉ bên dưới làn da nóng và rít. Nắng trưa như một dòng bạc chảy nhoàng nhoàng trong mắt.

Tôi đã lớn, thỉnh thoảng chỉ còn những buổi sáng ra vườn sớm, bắt gặp những cái xác ve trong suốt như bằng nhựa ở dưới một gốc cây thì tôi gượng nhẹ nhặt đem cất vào một cái hộp. Trong trí tưởng thơ ngây ngày ấy, tôi vẩn vơ nghĩ có những còn sâu đã hóa thân để bay lên những cành cao trong vòm trời rộng. Chúng để lại dấu vết cuộc đời mỏng manh của chúng, như đa số những con người của Huế, sẽ trút bỏ xiêm y thần thoại lại đây và bay đi khắp trời xa lạ, dù biết rằng đằng sau có hay không có một tấm lòng tưởng tiếc không nguôi.

"Xếp tàn y lại để dành hơi".

Nghĩ về Huế không biết nghĩ từ đâu và chấm dứt ở đâu? Nghĩ từ những ngày thơ dại quẩn quanh trong khu vườn tuổi ngọc, từ những đêm sáng trăng trữ tình trên những khóm bông nhài trắng nõn liêu trai bên bờ giếng nước xô động tiếng gầu nan, những cô hàng xóm quần xắn ngang gối, nhịp nhàng chiếc đòn gánh trên vai, quẩy nặng đôi thùng nước trong veo thả những giọt đầy lên mặt con đường cát mịn. Đã đêm rồi mà các cô vẫn còn đội nón, sợ ánh trắng làm lộ liễu nét cười và đôi mắt long lanh.

Con gái Huế gội đầu bằng nước sông Hương, bằng bồ kết và lá chanh, lá bưởi, dòng tóc nuột nà buông xuống hai vai mùi hương cỏ cây huyền hoặc.

Suốt mùa hè, bố tôi thuê bao một chiếc thuyền để chiều chiều cả gia đình đi tránh nóng trên sông Hương. Lòng thuyền trải chiếu hoa cạp điều, có những cái gối bằng nhiễu ngũ sắc. Mũi thuyền treo một chiếc đèn lồng, bóng hắt xuống mặt sông như một cây nến màu khổng lồ.

Mỗi chiều lúc mặt trời sắp khuất, chiếc thuyền cập bến phía sau nhà. Mẹ tôi khuân thức ăn xuống thuyền để cả nhà ăn tối khi thuyền sẽ neo ở một khúc sông nào đó.

Có khi thuyền xuôi về hạ lưu, cắm sào ở giữa bãi cồn. Bắp trên nương xanh um, bông bắp màu trắng sữa lay rào rạt. Mẹ già tôi mặc một chiếc váy vải trắng, ngâm mình trong dòng sông cạn nhìn thấy cả lòng cát bên dưới. Cái váy của mẹ già tôi bọc nước, phập phồng như một cái phao, đỡ cho bà nổi bập bềnh. Tiếng cười sảng khoái và hai bàn tay đập sóng bì bõm của bà làm xao động ánh trăng xung quanh mạn thuyền. Mẹ tôi thì còn phải lội vào cồn mua mấy trái bắp tươi để luộc hoặc nấu chè. Bắp ở đây mùi thơm và vị ngọt không đâu sánh bằng. Những hạt bắp no căng, trong trẻo và dẻo mịn vỡ giữa hai hàm răng, làm cuống quít vị giác bằng một thứ sữa béo ngậy.

Cũng có khi thuyền ngược mạn trên, về phía Kim Luông, Thiên Mụ. Thuyền cắm giữa dòng chờ trăng lên, có đêm gặp thuyền các cụ đại quan trong triều, chúng tôi được nghe ké đàn ca hát xướng suốt đêm. Những ngọn đèn lồng thắp trước mũi thuyền toả xuống lòng con đò thứ ánh sáng huyền ảo trong các truyện cổ nước Tàu. Tiếng xênh phách, tiếng ca điệu Kim tiền, Lưu thuỷ hay Nam Bình, Nam ai, tiếng hò mái đẩy, tiếng những cây đàn nhị, đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, tiếng sáo, tiếng người lao xao đổ xuống mặt sông mênh mông ánh trăng đã gieo vào đầu óc tôi ngày ấy những hình ảnh không bao giờ mờ phai về một thế giới thanh bình và thần tiên! Càng về khuya, tiếng đàn càng trầm xuống, nỉ non, giọng những nàng ca kỹ nghe qua sương đêm hình như đã khản đục. Tôi chập chờn ngủ trong tiếng sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền và trong cái khối âm thanh khắc khoải huyền hoặc ấy. Thỉnh thoảng, một lá thuyền nhỏ áp vào mời mọc những món ăn đêm, cô gái chèo xuồng mặc áo nối thân, tay thoăn thoắt vẫy hai cái chèo gỗ nhỏ xuống dòng sông đã nhuốm bạc, chiếc đèn dầu hạt đậu toả một vùng sáng âm thầm xung quanh chỗ cô ngồi.

Sáng hôm sau lúc tôi thức giấc, những ngọn đèn lồng đã tắt trước mọi khoang thuyền, dòng sông lợp một khói sóng khiến những con đò như nổi cao khỏi mặt nước. Tất cả trò vui và người trong cuộc vui đêm qua đã biến mất, như trong một giấc mộng lạ thường.

Mùa hè, lũ con gái nhỏ áo trắng đi xe đạp thành từng đoàn, tóc thề lộng gió, nghiêng chao vào nhau trên những con đường đi qua Đập Đá về Vĩ Dạ, đi lên dốc Nam Giao về mạn lăng miếu các vua triều Nguyễn, tiếng cười tiếng nói ríu rít như tiếng chim chuyền. Trong cặp sách mỗi cô đều giấu một tập thơ chép cẩn trọng bằng mực tím trên giấy hoa tiên có những bông hoa ép khô.

Bầu trời Huế trên những cánh đồng hoa cỏ dại vào mùa hè có rất nhiều sợi tơ trời bay bay. Lũ con gái thường nâng vạt áo dài hứng lấy sợi tơ, thầm kín, dịu dàng nghĩ đến một dáng người, một đôi mắt quẩn quanh đâu đó bên bến đò Thừa Phủ, sau những vài cầu bán nguyệt hay sau hàng cột trên hiên trường Khải Định.

Cũng có khi chúng họp nhau ở hồ Tịnh Tâm, chẳng làm gì, chỉ để đi lên đi xuống, nhìn nhau và cười ngặt nghẽo vì một duyên cớ không đâu. Mùa hè, hoa sen ở hồ Tịnh Tâm làm thơm ngát một khoảng trời.

Mùa đông ở Huế rất buồn. Trời mưa kéo dài hàng tháng. Mưa dai dẳng, mưa rả rích, mưa bay nghiêng, mưa rát mặt, mưa như cầm chĩnh đổ. Tiếng mưa lúc cao lúc thấp, lúc đục lúc trong, tiếng mưa im lìm trên những lối đi đầy cỏ, tiếng mưa cô đơn, phiền muộn trên những tàu lá rộng, tiếng mưa lạnh lẽo dưới đầu hồi, tiếng mưa thầm thì, rời rã trong tim bàng hoàng những mộng ước không thành.

Con gái Huế lội nước đến trường, quần xắn khỏi gối, gót chân hồng trên những chiếc guốc vuông màu trắng. Có cô mặc áo mưa bằng lá, nước đọng lướt thướt trông như một con ve sầu ốm vì mùa hè đã qua. Có cô mặc áo mưa bằng nhựa màu, trông họ như những cái kẹo trong một cái lọ thuỷ tinh.

Mùa đông ở Huế không có buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều. Chỉ có ngày và đêm. Một hôm thức dậy, thấy khu vườn quanh nhà mưa ngập trắng xoá thì biết rằng mùa đông đã sắp tới. Hèn chi lúc chập tối đêm qua nghe tiếng ễnh ương kêu ngoài bờ ruộng và tiếng chuông thu không từ ngôi chùa bên kia cánh đồng nghe nhão nhoẹt vì không gian đã đọng đầy hơi nước.

Suốt cả một thời thơ ấu, tôi đi ngủ trong tiếng sóng vỗ êm vào mạn thuyền những đêm mùa hạ và trong tiếng mưa rơi trắc trở trên cây lá ngoài vườn những tối mùa đông.

Vì vậy, sau này dù sống ở bất cứ nơi chốn xa xôi nào khác, lòng tôi bao giờ cũng khắc khoải nhớ nhung những âm thanh ngày cũ.

Con gái Huế yêu rất âm thầm và mãnh liệt. Tình yêu có khi chỉ là chút nhớ nhung vụng dại gởi vào một mái tóc bồng bềnh, một đôi mày khẽ cau, một ánh mắt buồn vời vợi hay một bờ vai áo xanh. Tình yêu có khi chỉ là một tình cờ hai xe đạp sóng đôi trên con đường tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ, có khi chỉ là một tình cờ đáp chung chuyến đò sáng chiều qua về bến sông đi học.

Tình yêu có khi chỉ là một đợi chờ thấp thoáng sau dậu chè tàu ngăn đôi một lối ngõ vào ra. Tình yêu thường khi chưa kịp trao hôn thì chàng đã rời xa thành phố đi lập công danh ở phương trời khác. Người xa dễ quên nhưng cô thiếu nữ vườn Thanh sẽ mãi ôm vết thương êm ái đi hết cuộc đời.

Tất nhiên rồi nàng sẽ lên xe hoa về nhà chồng nàng sẽ là vợ hiền của một đức lang quân và mẹ hiền của một đàn con xinh đẹp có những cái tên gọi chỉ nghe qua đã cảm nhận tất cả đất trời Thần Kinh mê hoặc. Thế nhưng, trong sâu thẳm tâm hồn nàng, vết thương tuổi ngọc không bao giờ hàn gắn. Nếu có một ngày thấy lại cố nhân, cô thiếu nữ năm xưa rụt rè khép mở như một nhánh cỏ hổ người nay trở thành thiếu phụ, sẽ rất nghiêm trang và đài các nghiêng khuôn mặt hoa, chỉ có ánh mắt lạnh câm nói lên một đời tình giá buốt, chỉ có nụ cười buồn nói lên tình hận trăm năm!

Thức ăn của Huế chỉ có người Huế biết thưởng thức và biết làm, biết dọn. Bạn có thể nhìn thấy trên thực đơn của nhiều quán hàng những món ăn mang tên một địa danh hay một nhân vật cũ của Huế song chỉ có người Huế mới biết rằng đó là những danh xưng giả hiệu, những hoài niệm ngượng ngùng và những cố gắng vô ích. Bạn không thể ăn ở đâu những miếng thịt heo ở Huế vì người Huế nuôi heo bằng cám gạo giã tay nấu nhừ với rau chuối thái mỏng, bằm nhỏ, từ những thân chuối mới đốn còn tươi nhựa, với bèo tấm xanh non vợi từ ao cá sau nhà. Nồi cám nấu bên đụn rơm, người nấu quấy mỏi tay cho đến khi rau cám sếnh đặc, mùi thơm phức và trông béo ngậy như một nồi cháo cho người.

Ngày còn bé, tôi thường nhìn mẹ nấu cám heo trong cái lạnh se sắt của buổi sớm mai còn ngái mùi sương, lửa rơm hắt lên mặt mẹ những mảng sáng chập chờn làm mắt mẹ long lanh, nỗi hắt hiu trong đôi tròng mắt mênh mông như cơn nước lũ năm nào đã cuốn trôi bà ngoại tôi trên con đê về chợ.

Không ở đâu miếng dồi trường trắng, dòn, thơm và thanh cảnh như miếng dồi trường của con heo xứ Huế, da đen bóng như một con hải cẩu, cái lưng thon võng xuống để cái bụng núng nính sà gần mặt đất.

Sau này, tôi đi qua nhiều miền quê hương, về giữa vựa thóc Hậu Giang ăn gạo nanh chồn và gạo huyết rồng, không hạt gạo nào bằng hạt gạo de An Cựu. Những hạt gạo phơn phớt hồng, áo cám như phấn, nuột nà chảy giữa những ngón tay cô hàng đang đong cái đấu gỗ, chưa củi lửa mà mùi thơm đã phảng phất xung quanh, ăn một miếng vị ngọt bùi còn đọng mãi trong cuống họng, thấm vào từng kẽ răng.

Thức ăn của Huế nhiều món không đâu có, như món nộm hoa cau, món canh măng chua nấu cá ngạnh nguồn, như con cá bống thệ mình săn như thịt cô thiếu nữ, kho thật khô trong cái trách đất đỏ ong những ớt và ánh vàng màu đường đã hóa mật, chỉ nhìn thôi đã xót xa cơn thèm.

Món ngọt thì không thể quên chè đậu ngự. Những quả đậu áo xanh như cánh con bọ ngựa, buổi mai hái trên dàn xuống còn mát lạnh sương đêm, hạt đậu nây nả, thơm như môi má người tình, nằm lả lơi mời gọi trong đáy chén trong veo. Chỉ ở Huế mới nên ăn chè đậu ngự để có thể thưởng thức cái hương vị lạ lùng, kiêu diệu của nó, cái hương vị cực kỳ thanh tao, say đắm làm ta sống lại tam cung lục viện ngày xưa với xiêm áo tóc mây thơm mùi nguyệt thảo.

Ngày vừa qua, tôi có dịp tình cờ ăn một chén chè đậu ngự trên đường Bolsa. Tôi đã gọi một chén chè không có đá để gợi nhớ quê nhà, lòng xôn xao nỗi vui như chờ đợi một người quen cũ đã nhiều năm không thấy mặt. Chén chè đem ra, chỉ có mùi vani và mùi gừng theo khói bay lên. Tôi cầm cái muỗng nhỏ khuấy chén chè đặc bột với cái hương vị giả tạo của nó, màu xanh thô kệch của những hạt đậu nặng chĩu trông như phẩm nhuộm làm lòng tôi rưng rưng, biết rằng không bao giờ ở đâu nữa, tôi còn có thể sống lại một ngày thần tiên nơi quê hương miền Trung dấu yêu.

Chỉ có người Huế mới biết dọn những món ăn để người thưởng thức còn thòm thèm, khao khát, những đĩa chén thức ăn như một bông hoa hàm tiếu, một nỗi vui không bộc lộ hết, một hạnh phúc không thỏa thê, mâm bàn đã dọn sạch mà người ăn còn ngẩn ngơ.

Trên con đường đi tới cuối đời, hình như mọi người đều có nhu cầu quay lại, để thấy con đường dài thêm và hành lý có nhiều, để tự an ủi thật ra kiếp phù sinh không phải chỉ có ba vạn sáu ngàn ngày.

Một nhà thơ nào đã viết:

"Một phút lòng anh yêu em đó

Cũng thể yêu em đến trọn đời."

Quả thật, có những người tình không bao giờ quên, có những cuộc tình không bao giờ quên, có những cuộc tình đi vào thiên thu. Với tôi, Huế là một cuộc tình không trọn vẹn, nhưng là một cuộc tình kết tụ tất cả tinh hoa của một đời người, hoạ may chỉ có sự chết mới làm nó yên nghỉ trong lãng quên.