Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

TRÊN TẤT CẢ NHỮNG

ĐỈNH NÚI CAO THÌ BÌNH YÊN

 

PHẠM CÔNG THIỆN

 

Năm tàn tháng tận, những ngày cuối năm và những ngày đầu năm, tất cả những cái gì tàn, cái gì tận, cái gì cuối và cái gì đầu, tất cả những cái như vậy đều linh thiêng. Hàm dưỡng cảm thức linh thiêng cho đời sống: thoại đầu cho năm mới.

Không phải chỉ thế thôi, nhìn kỹ và thấy rõ hơn nữa, mỗi khi mình bất thần nhìn thấy, chỉ một lần thực sự bất ngờ nhìn thấy thì tất cả mọi sự đều đảo ngược bừng dậy thanh sắc rạng ngời: mỗi giây phút đều thiêng liêng, mỗi chỗ đi đứng nằm ngồi trên mặt đất đều thiêng liêng.

Bất cứ cái gì nhỏ bé tầm thường nhất cũng bất ngờ đột ngột linh hiện toàn diện qua một nhãn quan cử thân và trong một nhãn quang khai khởi.

Không phải vì mình có đôi mắt thì mình mới nhìn thấy; cần phải hiểu ngược lại: vì mình nhìn thấy, cho nên mình mới có mắt.

Nhãn quan và nhãn quang xảy ra đồng lúc, nhưng thường khi khai quang đi trước tất cả khai nhãn, nhưng đi trước và đi sau chỉ có ý nghĩa linh động trong sự trở về của nguyên động trên tất cả những đỉnh cao của Bất Động đìu hiu.

Chỉ cần nhìn thấy một đóa hoa nở thì cả một thế giới xưa sụp đổ và cả một thế giới mới đột xuất hiện. Tất cả sơn hà đại địa di chuyển hội tụ lại trên đầu cái bông bìm bìm tím nhỏ bé phất phơ theo gió biển.

Gió biển di động của Đạo Đức Kinh trong nhãn quan toàn triệt của “phản dả đạo chi động” và cái bông bìm bìm độc nhất của Hoa Nghiêm Kinh trong nhãn quang viên dung của “nhất hoa khai/ thế giới khởi”.

Chỉ cần một cái bông bé nhỏ tầm thường hé mở thôi thì cả một thế giới đột nhiên bừng dậy.

Chỉ cần một lần nhìn thấy, cũng đủ tạ ơn trọn đời; ý nghĩa trọn vẹn của đời sống nằm trong đôi ba cử chỉ linh thiêng như ngưỡng mộ, tri ân, cung kính, khiêm hạ, từ tốn, khai hoa, cởi mở, thành, cảm, ứng, hiện...

Sự ứng hiện đầu tiên là mỗi một bước chân của mình đều được di động mỗi ngày mỗi đêm trên những đỉnh non cao...

Cái gì thực sự cao vót thì tự nhiên linh thiêng; càng cao thì càng bình yên, càng cao thì càng yên lặng. Chiều cao không nằm trong kích thước hữu hình mà chỉ thực thụ chiếu hiện trong tâm thức viễn ly trong sạch.

Cả một sự nghiệp văn thơ của thi hào Đức Goethe có thể đáng quên hết và chỉ cần giữ lại một câu thơ ngắn chỉ gồm năm chữ như mấy cành hoa bìm bìm trong cơn gió hắt hiu của vũ trụ tận thế:

Trên tất cả những đỉnh núi cao

Là bình yên...

Ueber allen Gipfeln/

Ist Ruh...

Trên tất cả những đỉnh cây, cơ hồ thoáng nhẹ, dường như một hơi thở; những con chim đều lặng im trong rừng chiều...

Đỉnh núi hoang trống, không thấy người, mà chỉ nghe tiếng xa đồng vọng, ánh nắng xế chiều đi vào rừng sâu, chiếu rọi trở lại trên vùng rêu xanh: chỉ có hai chục chữ thôi mà Vương Duy đã làm linh hiện Sự Bình Yên bao la nhất trên tất cả những đỉnh núi cao của Thi Ca nhân loại:

Không sơn bất kiến nhân

Đản văn nhân ngữ hưởng

Phản ảnh nhập thâm lâm

Phục chiếu thanh đài thượng

Mà cụ Trần Trọng Kim đã dịch rất thuận lưu:

Núi cao vắng chẳng thấy người

Chỉ nghe tiếng nói vang trời ở đâu

Bóng tà vào lọt rừng sâu

Lập lờ lại dọi ánh màu rêu xanh

Bài thơ trên của Vương Duy đã được thi sĩ Octavio Paz dịch lại tiếng Tây Ban Nha và nhiều thi sĩ nổi tiếng ở thế giới như Gary Snyder và Kenneth Rexroth đều có dịch lại bằng Anh ngữ; bản dịch ngắn gọn và sát nghĩa nhất là của Burton Watson:

Empty hills, no one in sight,

Only the sound of someone talking;

Late sunlight enters the deep wood,

Shinning over the green moss again.

Không ai có khả năng giải thích nổi chữ “là” hay “thì” (chữ “ist”) trong câu thơ của Goethe, cũng không có ai có đủ khả năng giải thích nổi cái hay trác việt của toàn bài thơ hai chục chữ của Vương Duy. Tất cả phê bình văn nghệ, tất cả thẩm mỹ học đều phải sụp đổ trước mấy câu thơ của Goethe và Vương Duy (có nên nhắc lại đôi lời đồng vọng từ tuyệt đỉnh của tư tưởng Wittgenstein: “Các ngài có thể nghĩ rằng Thẩm Mỹ Học là một khoa học dạy ta về cái đẹp - dường như quá lố bịch để đề cập”)

Không gì lố bịch cho bằng viện dẫn Thẩm Mỹ Học để giải thích những bài thơ. Thơ, đúng nghĩa là Thơ, đều không có ý nghĩa gì hết mà vẫn không vô nghĩa. Bài thơ không nói về cái gì hết; mỗi bài thơ là một sự hiện diện linh thiêng, làm bừng vỡ lên một sự trống vắng bao la như “núi trống vắng không thấy người”; mỗi một nhịp thơ khai mở thì cả một thế giới bừng dậy, như một cái bông xương rồng bé nhỏ lất phất trong gió sa mạc.

Nhà thơ Mễ Tây Cơ Octavio Paz, giải văn chương Nobel năm 1990, cho rằng bài thơ trên của Vương Duy chiếu hiện lên thế giới Tây Phương Tịnh Thổ của Phật A Di Đà. Điều nhận xét của thi sĩ Octavio Paz đáng được trầm tư, nếu chúng ta đủ sức mạnh tâm linh để đưa lời nhận xét của Octavio Paz trở về mấy câu kín đáo sau đây của đời Trần ở quê hương, mấy câu bằng chữ Nôm đơn sơ mà đủ nguyên khí để nuôi dưỡng mấy ngàn năm hiện thức tuyệt đỉnh của dân tộc: “Tịnh thổ là lòng trong sạch, chớ còn hỏi đến Tây Phương; Di Đà là tính sáng soi, mà phải nhọc tìm Cực Lạc”

Lòng trong sạch, tính trong sáng mới là sự bình yên bao la trên những đỉnh núi ánh sáng trong suốt của đỉnh núi này chiếu rọi trở lại đỉnh núi kia; ánh màu rêu xanh vụt hiện bất ngờ trước những bước chân, bước đi trên tất cả những đỉnh núi non cao; tất cả mọi sự đều đột nhiên tương dung tương nhiếp trong giây phút hiện tại ở đây, đương xứ tiện thị:

Những bước chân của tôi dọc theo đường phố này/

Đồng vọng lại/

Trong một đường phố khác/

Mà ở đó/

Tôi lại nghe những bước chân của tôi/

Bước qua dọc theo đường phố này/

Mà ở đó/

Chỉ còn sương là thực/

[Octavio Paz]

(Miss pasos en esta calle/ Resuenan/ En otra calle/ Donde/ Oigo mis pasos/ Pasar en esta calle/ Donde/ Sólo es real la niebla)

Năm tàn tháng tận ở bên này, đồng vọng lại ở bên kia quê hương xa xôi mà ở đó vẫn còn nghe năm tàn tháng tận ở bên này. Đầu năm đồng vọng lại cuối năm.

Vương Duy: “Nhất sinh kỷ hử thương tâm sự/ Bất hướng không môn, hà xứ tiêu?”: “Ở đời bao chuyện thương tâm/ không về cửa Phật biết làm sao khuây?” (Trần Trọng San dịch). Mặc dù tự hỏi như vậy, nhưng Vương Duy cũng thừa hiểu rằng Không Môn nằm ngay giữa lòng “thương tâm sự”. Vương Duy còn tự đặt tên là Duy Ma Cật: Bình yên ở dưới những thung lũng đồng vọng lại bình yên trên những đỉnh cao.

Chỉ được bình yên thực sự là đột nhiên nhìn thấy, chỉ nhìn thấy thực sự là “bất kiến” tức là vượt qua “vô kiến” và “hữu kiến”, chỉ siêu việt vô hữu là khi nào bước đi vào “không sơn” như “Không Tính”: “văn nhân ngữ hưởng” như “sơ ư văn trung, nhập lưu vong sở” của Thủ Lăng Nghiêm; “thâm lâm” phải được chiếu kiến như “thâm Bát Nhã” và “thanh đài thượng”. Phương tiện thiện xảo là Từ Bi và Không Tánh là Trí Huệ Bát Nhã.

Năm tàn tháng tận; nhưng với lòng trong sạch, tính trong sáng, tâm thức bình lặng trên những đỉnh cao của đời sống linh hiện thì chẳng có gì tàn và chẳng có gì tận; mỗi giây phút hiện tại là sự bừng vỡ cọ xát bắn lửa giữa hai thiên thu vĩnh cửu; mỗi phút giây hiện tại là sự cọ xát mãnh liệt giữa vô số tỷ triệu ngàn năm trước và vỏ mong manh của hiện tại như tơ trời mà vẫn đủ thu phối lại tất cả tuyệt đỉnh của quá khứ và của tương lai, rồi bừng nở thành cái bông bìm bìm trong đám rêu xanh.

Ở đầu sông thì thấy cuối sông, đứng bên bờ sông này thì thấy bờ sông kia, đứng ở núi bên đây thì thấy núi bên kia; nhưng trên tất cả những đỉnh non cao nhất thì bên đây chính là bên kia và sự bình yên lại nằm giữa lòng bão tố, cũng như “hố thẳm sâu nhất làm một với đỉnh non cao nhất” (Nietzsche)...

Tiếng nói của con người trên đỉnh cao không còn là nói về thực tại mà tiếng nói chính là thực tại:

Những cánh cửa của năm mới mở ra/

Như những cánh cửa của ngôn ngữ...

[Octavio Paz]

(ngày đầu tháng giêng)

(Las puertas del ãno se alren/ como las del lenguaje.../ Primero de enero)

Tiếng nói là thời gian; lời nói đầu năm xông hương cho trọn thời gian linh hiện ở mặt đất; tất cả đều trôi đi và lướt nhanh hơn tên bắn, nhưng chỉ khi nào mình sống được với nỗi chết và chết đi với đời sống thì tất cả mọi sự mới bất ngờ đơm bông rộ sắc trên thượng đỉnh. Đó cũng là ý nghĩa xuyên sơn của dòng chữ “Trí Huệ Bát Nhã đáo bỉ ngạn” mà thi sĩ Octavio Paz đã tung hô như một đại thần chú trong bài thơ dài (gồm 9 trang), trong đó có đoạn ngắn như sau:

... La Otra Orilla está aqui,/

Luz en el aire sin orillas:/

Prajnaparamita...

[Octavio Paz]

... Bờ bên kia chính là ở nơi đây,

Ánh sáng rực ngời trong không khí không bờ:

Bát Nhã ba la mật đa...

Dường như có gì vang dội bên kia...

Có gì đang mở ra rực sáng ở nơi bờ bên đây?

PHẠM CÔNG THIỆN

(Trích Viên Thông)