Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

THƠ VÀ

NHỮNG NGƯỜI BÁN THƠ...

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

 

 

Ở hải ngoại, một năm không biết có tới mấy chục tập thơ được in nhưng không...phát hành. Đó là một người đã lăn lộn rất nhiều trong nghành xuất bản đã phát biểu như thế. Chúng ta có rất nhiều thi sĩ và những thi sĩ ấy in ra những tập thơ chỉ để làm kỷ niệm mà thôi. Bởi vì, các tiệm sách hầu như không muốn bầy bán các thi tập vì không có người mua nên sợ chiếm chỗ. Rất ít thi sĩ in thơ và bán được thơ. Thế mà số lượng thi tập lại quá nhiều đếm không hết. Có người đã mỉa mai rằng dân tộc chúng ta quá yêu thi ca và có rất nhiều người đã trở thành thi sĩ khi còn nằm trong bụng mẹ...

Tai sao lại có hiện tượng lạ như thế ở hải ngoại? Nếu suy nghĩ một cách khách quan thì có nhiều nguyên do. Đời sống ở xứ định cư về mặt vật chất coi như tạm ổn định nhưng về mặt tinh thần thì vẫn còn nhiều chỗ trống. Nhiều tâm sự cần chia sẻ. In một tập thơ với sở phí chừng hơn một ngàn đô la ai cũng có thể in được. Và thơ, thì hay dở tùy người, sáng tác cũng không khó khăn lắm. Ở thế hệ thứ nhất, đời sống trải qua nhiều biến cố nên văn chương là những chứng tích dễ lưu lại nhất trong đời người và trong ký ức. Ở hải ngoại lại có rất nhiều tờ báo. Đăng ở những tạp chí văn học không được thì tìm những báo khác chọn lựa dễ dàng hơn. Và khi đã có tên tuổi ở trên mặt báo thì người ta sẽ cảm thấy tự tin và sáng tác nhiều hơn. Cuộc đời sẽ có thêm một...thi sĩ.

Trước tình trạng ấy trong một cuộc phỏng vấn nhà văn Duy Lam đã phát biểu về thơ Việt Nam ở hải ngoại. Cái nhìn của ông khá chính xác:

"Thơ lúc này in ra nhiều lắm. Mỗi năm chào đời cả trăm tập thơ. Và số lượng thi sĩ cũng tăng theo rất nhiều (có thi sĩ thật và có người được gọi là thi sĩ)...Thơ Việt Nam ở hải ngoại có nét chính là người ta đến với thơ tự nhiên như một thúc đẩy tâm lý, mà không chủ ý làm thi sĩ. Tôi đã gặp nhiều ngạc nhiên vì không ngờ người này người kia cũng làm thơ. Tại sao họ làm thơ? Có phải do sự bức xúc, một nhu cầu tâm lý. Thơ hải ngoại có chất chủ quan tâm sự. Họ làm thơ trong vô thức để ghi lại tâm sự của mình. Sẽ có sự tiếp nối từ những người trẻ hơn. Họ sẽ làm thơ khác với người trước đã cũ. Có thể họ sẽ bỏ quá khứ mang nặng trên vai để làm thơ hôm nay. Sự lên đường nào mà không cần phải gọn nhẹ hành trang?...

Thơ in nhiều như thế bi quan hay lạc quan? Theo tôi, chuyện bình thường. Việc chọn lựa thơ và thi sĩ là của độc giả và những người phê bình. Vấn đề là phải công tâm để tìm ra những bài thơ chân thực. Không có điều gì lừa mị được mọi người. Phải để tâm tư có chỗ buông xả, dù bằng thơ dở đi chăng nữa..."

Đó là chuyện thơ ở hải ngoại còn ở trong nước thì sao? Gần đây tôi được đọc một bài báo ở trong nước khá lý thú. Đó là bài "Ai mua thơ ta bán thơ cho..." của tác giả Ngô Minh. Bài đã đăng lần đầu ở tạp chí Văn Hóa-Văn nghệ Công An sau đăng lại trên Tuổi Trẻ Chủ Nhật. Tôi nhìn thấy ở đó một vài chi tiết khiến chúng ta có thể hiểu được phần nào những sinh hoạt văn học đang diễn tiến ở trong nước. Dĩ nhiên, không phải từ một vài sự kiện để phóng chiếu thành toàn cảnh mà chính từ những ghi nhận ấy, để có một nhận xét về một sự thay đổi rất rõ ràng. Từ lúc trước, thời bao cấp, khác. Sau này, thời kinh tế thị trường, khác. Thơ, thì bao giờ cũng vậy, chỉ có hay và không hay. Nhưng thi sĩ thì thay đổi theo thời thế, theo sự diễn tả của tác giả Ngô Minh.

"...Nhà thơ Việt Nam ta sướng nhất là giai đoạn bao cấp. Thời kỳ này, các nhà thơ không phải bỏ tiền ra in thơ cũng không phải khổ sở mang thơ đi bán. Nhà thơ có "thẻ bài" của nhà nước nhiều không nhớ hết! Họ được Nhà nước in thơ theo chế độ bao cấp. Tùy theo chức vụ, tuổi tác trong làng văn. Mà "xếp hàng" lần lượt! Có nhà thơ 60 tuổi rồi mà tính vòng quay xếp hàng thì phải 60 năm nữa may ra mình mới in có một nữa tập thơ! Bù lại, các nhà thơ chẳng ai phải bận tâm hay xót xa với số vốn nhà nước bỏ ra in thơ và mua thơ cho mình. Thật tiện lợi và sang trọng. Chả thế mà cuốn thơ nào cũng có số lượng in tới năm, bảy nghìn cuốn mà không đủ sách để bán! Có không ít người do vị trí thuận lợi, được bao in tới gần chục tập thơ, tưởng đã lên tới lão trong làng ai dè khi hỏi đến tên, người yêu thơ lắc đầu...Dẫu sao đó cũng là thời vương giả nhất của thơ ca, trên góc độ thơ là cái đẹp, phải được nâng niu chiều chuộng!..."

Như thế, thời bao cấp chắc phải có nhiều thơ hay thì phải ? Thế mà, hình như thưa vắng lắm. Có lẽ, thơ cũng là một phương tiện để phục vụ chế độ nên bị lai giống chăng? Không nên võ đoán nhưng nếu thơ là khẩu hiệu tuyên truyền thì cũng khó làm xúc động được tâm tình của người yêu thi ca!?

Thế, đến bây giờ, thời đổi mới tư duy và kinh tế thị trường, thơ có điều gì khác lạ so với thời trước. Dĩ nhiên theo tác giả Ngô Minh thì có nhiều khác lạ.

"...Từ khi đất nước kinh thế thị trường thì cuộc sống thơ ca càng sôi động hơn thực chất hơn. Các nhà thơ lại tự bỏ tiền ra in thơ và tự mang thơ mình đi bán như thời tiền chiến. Đó là một điềm lành, một dấu hiệu đổi mới trong "cơ chế thi ca". Thơ in ra nhiều sẽ kích thích sáng tạo! Sự kiểm chứng khắt khe của thị trường sẽ cảnh tỉnh biết bao người đang đi nhầm vào "vương quốc thơ"...

Tuy nhiên việc tự bỏ vốn ra in thơ, và tự bán thơ hôm nay cũng có quá nhiều điều cười ra nước mắt! Mỗi năm cả nước có tới 600-700 tập thơ được in ra, nghĩa là mỗi ngày bình quân hai tập thơ được ấn hành. Tổng công ty phát hành sách Việt Nam cũng như các công ty con ở các tỉnh lúc đầu có nhận phát hành chút ít cho tác giả, về sau chỉ nhận ký gửi, đến vài năm lại đây thì ký gửi cũng bị từ chối với lý do thơ bán không được lại chiếm mất chỗ của các ấn phẩm khác! Do không được phát hành rộng rãi nên thơ tác giả Huế thì Huế đọc, Hà Nội thì Hà Nội đọc, tỉnh lẻ thì tỉnh lẻ đọc. Từ đó dẫn đến sự bình giá thơ của một số nhà phê bình cũng theo kiểu "ếch ngồi đáy giếng", chỉ thấy, chỉ đọc, chỉ phê phán về năm bảy tập thơ xung quanh mình! Thế là tác giả phải tự đi bán thơ mình!!!..."

Buôn bán, thì các nhà thơ có lẽ cũng không thành công mấy. Theo bài báo, nhà thơ Vĩnh Nguyên ở Huế đã mang thơ mình đi bán dạo trên các tuyến xe đường dài và tình cờ có một lần đụng độ với nhà thơ Trần Phá Nhạc cũng đang "Sơn đông mãi võ" rao bán thơ mình. Nó có lúc ngang hàng với những thứ thuốc lang băm sâu răng, đau bụng!!! Hoặc:

"...Có lần tôi ra Hà Nội ghé Hội nhà văn. Gặp nhau chưa kịp hỏi thăm sức khỏe, nhà thơ Nguyễn Hoa đã chào bán ngay tập thơ "Mưa Thuận Thành" của Hoàng Cầm. Tôi chưa kịp mừng vì mua được tập thơ ưng ý, đã nghe Nguyễn Hoa than "Anh Hoàng Cầm phải gò lưng ký tặng vào từng cuốn một, bán vẫn khó chạy! Bán thơ là thế đấy ! Ra văn mà bán chẳng ra tiền - Cái nghiệp văn chương nghĩ thật phiền (Tàn Đà)..."

Nhưng cũng có người tinh nhạy trong việc buôn bán, dù là buôn bán những tập thơ. Âu cũng là một cung cách mới của thời mở cửa:

"...Vài ba năm lại đây, các nhà thơ Việt Nam dường như đã phát hiện ra một phương thức bán thơ mới, "hiệu quả" hơn. Đó là cách mang thơ đến các doanh nghiệp, cơ quan trường học..."bỏ mối" mỗi nơi mươi, mười lăm cuốn, ép các thủ trưởng trả tiền! Thương các nhà thơ nghèo, chẳng thủ trưởng nào từ chối một vài trăm ngàn tiền mua thơ. Mỗi tỉnh nhỏ tính sơ sơ cũng tới 200 cơ quan, doanh nghiệp...một thị trường ngon lành cho thơ!. Khổ nỗi thơ mua xong thủ trường liềân cho tơ vào tủ,, không biết có đọc câu nào không! Ở tỉnh Q. năm rồi có tới chục tập thơ in ra, với số lượng 1000 bản/ tập. Nghĩa là các thủ trưởng phải mười lần chi tiền mua thơ và mười lần cất thơ vào tủ! Thấy thơ bán kiểu này "ngon" có tác giả bán xong nghìn cuốn, còn tự in thêm nghìn nữa cũng bán hết sạch! Giá các tập thơ tác giả tự định nên dễ biến hóa. Đa số các nhà thơ định giá 10-15 nghìn đồng/ tập thơ 64 trang. Nhưng cũng có không ít tập thơ với độ dày nói trên để giá tới 20 thậm chí 25 ngày đồng! Một ông giám đốc bỏ ra 250 ngàn đồng để mua 10 tập thơ thật chẳng đáng bận tâm, nhưng với nhà thơ bán một ngàn cuốn thơ mỏng với giá ấy, lãi ròng trên 17 triệu đồng là con số không dễ có! Xem thế ai dám bảo rằng thơ ế!!"

Một trường hợp khác, có nhà thơ kia đã tuyên bố một cây xanh rờn:"...Tôi quan niệm văn học cũng là hàng hóa đặc biệt. Để có độc giả, nhà thơ nhà văn phải biết cách giới thiệu món hàng của mình nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin có quá nhiều điều cám dỗ người ta như hiện nay..." Ở thời đổi mới kinh tế thị trường thì cũng khác. Thơ văn đã thành một thứ để tiếp thị như một nhà thơ trùm Công An Đặng Vương Hưng làm phó tổng biên tập báo An Ninh Thế Giới được gọi là "nhà văn best seller" phát biểu trong một cuộc phỏng vấn:

"- Nghe đồn tập thơ "Học quên để nhớ" của anh đã phát hành tới 30 ngàn quyển?

- Không phải nghe đồn mà là sự thật. Thậm chí số lượng ấy vẫn còn tăng vì đến nay sau 4 năm tôi "rao bán" thơ mình, vẫn có người tìm đến hỏi mua "học quên để nhớ".

- Nhưng bằng cách nào anh có được con số khiến đồng nghiệp phải...thèm muốn như vậy, khi mà nhiều tập thơ của các tác giả khác thậm chí chỉ in được vài trăm bản?

- Tôi không dám nói là thơ mình hay, thơ mình đặc biệt, nhưng vốn là dân xuất bản, tôi có khá nhiều chiêu tiếp thị. Trước hết về nội dung, tôi chọn in toàn những bài lục bát-thơ dễ nhớ, dễ thuộc, với các đề tài tình yêu, gia đình rất bình thường, dung dị là điều gần gũi với đối tượng thực sự yêu thơ: sinh viên, giáo viên, bộ đội, cán bộ hưu trí ở các câu lạc bộ thơ địa phương...Bên cạnh đó tôi cho in những lời bình về các bài thơ, đồng thời "kêu gọi" những lời bình mới gửi về cho tác giả tạo ra một sân chơi cho người đọc. Về hình thức, "Học quên để nhớ" được in khuôn khổ 11.5cm với 18cm vừa vặn để cho vào phong bì gửi đi xa. Ngay việc thiết kế phong bì đựng tập thơ thôi, tôi cũng phải làm đi làm lại đến lần thứ ba mới ưng ý. Nhưng yếu tố quyết định vẫn là việc tôi quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, rằng tôi có tập thơ như thế, giá 10 ngàn đồng rất muốn đến với bạn đọc ai có nhu cầu thì gửi về địa chỉ của tôi. Chỉ vài ngày sau khi báo An Ninh Thế Giới đăng mẫu quảng cáo đó, tôi đã nhận được tới hàng nghìn lá thư yêu cầu được tặng và mua tập thơ. Điều thuận lợi của tôi là đã có một cái tên trên báo với các bài phóng sự và nhiều đọc giả mua thơ tôi chỉ vì...để xem nhà báo Đặng Vương Hưng làm thơ như thế nào!" Số người mua hàng chục cuốn để tặng bạn bè rất nhiều có những người còn...phạm luật khi "qua mặt" bưu điện, bỏ tiền vào phong bì gửi thẳng cho tôi. Tôi quan niệm rằng, để lôi kéo đọc giả, mỗi cuốn sách phải có một cái gì đó là lạ..."

Như thế thì ai dám bảo thi sĩ nghèo và thơ không bán được. Với ông phó tổng biên tập báo An Ninh Thế Giới, thơ đã thành một món hàng để làm giàu cực kỳ dễ dàng, có phải?

Nhưng ở phần đông, cái nghiệp làm thơ thì ở đâu, dù trong nước hay hải ngoại cũng đều giống nhau, nghĩa là cùng mang những nỗi nhọc nhằn. Ở hải ngoại thì làm thơ cũng là một cách thế buông xả trong một đời sống quá nhiều thúc ép. Còn trong nước, nhà thơ cũng phải chiến đấu với bao nhiêu là sức ép để có thể mang thơ của mình rao bán với cả những nỗi nhọc nhằn...còn nếu muốn thành công thì hoặc là phải có quyềân uy như ông nhà thơ "cớm" Đặng Vương Hưng chẳng hạn. Hoặc là phải biết "Tiếp thị" để văn chương hạ giá thành một món hàng để buôn bán đổi chác.

Cách nay hơn 15 thế kỷ, nhà lý luận phê bình văn học Lưu Hiệp trong "Văn Tâm Điêu Long" đã viết" Cái chuông lớn vạn cân chỉ có Quỳ và Khoảng mới chế định nổi. Sách đầy rương phải nhờ những nhà phê bình tài ba mới phán đoán chính xác được. Nhạc phóng đãng nước Trịnh khiến người ta dâm đãng. Chớ nghe theo cách sai sót mà phải theo những nguyên tắc phê phán thì mới mong khỏi lạc đường" (Quỳ là nhạc sư của vua Thuấn, Khoảng là nhạc sư của nước Tấn đã dạy đàn nhạc cho Khổng Tử).

Thơ, cũng như nhạc, phải có người phê bình để làm bật lên cái tuyệt tác. Lưu Hiệp đã đặt rất cao vị trí của người nhận định văn chương. Bây giờ, vị trí ấy lại càng quan trọng hơn. Trong một rừng thơ, làm sao kiếm được cho ra những bông hiếm quý. Người Việt Nam chúng ta là những người yêu thi ca nên qua ngôn ngữ thơ chúng ta có thể nhìn được những nỗi niềm của thời đại. Thời nào mà chẳng có hàng giả chen lẫn hàng thật. Vấn đề là phải có người mắt xanh để tìm được những hiếm quý bị che giấu trong cái bạt ngàn kia. Thơ muôn đời vẫn tồn tại từ những dòng tuyệt tác. Và, những yểu tử chính là những ngôn ngữ giả dối, xây dựng từ những mánh khóe không chân thực. Thơ muôn đời vẫn là những gì cao đẹp nhất!