Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

TƯỞNG NIỆM

NHÀ THƠ BÙI GIÁNG

 

TÂM NGUYÊN-MTS

 

 

Bùi Giáng mất tháng 10, năm 1998. Tôi vốn rất thích cái vui, cái rất lạ lẫm và bát ngát trong thơ ông. Cái mà chỉ có những giờ phút điên điên, đảo đảo mới có thể xuất hiện, và cũng phải ở trong một tâm thức như ông. Ví dụ hai câu này, thì ngoại trừ khi đứng ở trên một ngọn núi cao ngó xuống, mới có thể viết được câu hai, chứ một thi sĩ “tỉnh trí” có thể nói, hầu như không bao giờ có thể viết câu một như thế. Dù bất cứ ở góc độ nào, trong các trường phái thơ hay quan sát có tính cách Vật lý.

Trăng nằm xuống duỗi dài hai bến hẹn

Một giòng sông vồn vã động chân trời

Tưởng Niệm “Trung Niên Thi Sĩ” Bùi Giáng

Mười tám tuổi, bắt đầu cuôc sống tha huơng, Bùi Giáng đến với tôi với hình ảnh ngất nguởng cuồng ngạo theo cái thể điệu cuồng điên cao hứng của riêng ông, nửa tỉnh nửa điên trong mộng thực bất phân, và cái túi thơ cũng như chữ nghĩa miên man bất tuyệt, ngộ nghĩnh, như rơi từ cõi nào lãng đãng tới độ bất khả tư nghì, với những câu thơ như:

Phùng thăng mẹ chớ xui nên

Từng cơn điên dại khôn đền cho con

Đường vui con buớc hao mòn

Trăng thân mẫu rộng bóng tròn xuống vai

hay:

Em về giũ áo mù sa

Trút quần phong nhụy cho tà huy baỵ.

Bờ cõi dựng xuân xanh em còn đó

Bến đào nguyên, anh khoác áo khinh cừu.

tức là, đại loại những câu thơ chứa những thi tứ, thi ảnh rất lạ [có khi còn hơi lỗi thời và mang đôi chut tính cách “phong hoa tuyết nguyệt” mà giá trị thẩm mỹ đã bị “kết án” và vượt qua lâu rồi]. Những bài thơ còn mang bóng dáng của từng con suối, núi đồi, cỏ cây khi được phủ lên môt màu sắc mới lạ-- trong đó thường là màu trắng của mù sương -- và mở ra những kích thước rất rộng lớn như những cánh đồng mênh mông, trong đó tha hồ cho những con chuồn chuồn, châu chấu của ông bay cho tới khi "oải chè đậu" thì thôi (Sầu riêng châu chấu năm xưa/em về với ruộng cày bừa đã xong... năm xưa châu chấu mang tên chuồn chuồn )

Đó là những câu đọc đâu đó trong các tạp chí, vài cuốn sách của nhà thơ Trần Tuấn Kiệt hay bạn bè còn nhớ lại. Cuốn đầu tiên tôi đọc (hồi đó rất quý, chụp lại từ thư viện của Cornell University, Ithaca, NY) cách đây hơn 20 năm là “Ngày Tháng Ngao Du” (BG gọi đùa là “Ngu Dao Thày Ngán”), môt tập tạp bút nói về thơ, và đề cập qua vài khuôn mặt tư tuởng của phần sau thế kỷ 20. Tựu chung thì vẫn thấy lại những cảm nhận về khuôn mặt “trung niên đười ươi thi sĩ” như cũ và rõ hơn chút nữa. Trong đó, đoc thấy những câu như:

Lỡ từ lạc bước bước ra

Chết từ sơ ngộ màu hoa trên ngàn

Em về mấy thế kỷ sau

Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không

hoặc

Ruộng đồng chưa thể đoán

Rằng trong ý bạn là ta lên đường

Trong khoảng 5 năm sau, tôi có thời rất mê BG, vì vẫn thấy la đà cái cõi điên điên (phần nhiều là vì chữ nghĩa), thơ mộng tài hoa của ông, sau khi đã đoc thêm mấy cuốn của ông như Sương Tỳ Hải, Lá Hoa Cồn , Mùa Thu Thi Ca, Con Đường Ngã Ba. Năm năm sau đó thì bớt mê, nhưng vẫn còn say với những dòng thơ vẫn phiêu bồng, ngang ngửa và nhiều khi cười ra nước mắt của ông, thí dụ:

Vén thanh sắc mù khơi về đối diện

Cuộc ân tình lơi lả vội chia phôi

Trăng nằm xuống duỗi dài hai bến hẹn

Một giòng sông vồn vã động chân trời

 

Trời sầu đất muộn thế ru

Ban đầu em đã đi tu vội vàng

Chân trời oán hận tràn lan

Lỗi từ phương trượng u hàn niêm hoa

Bây giờ ngó lại người ta

Gẫm rằng thiên hạ ai là đi tu (MTTC)

 

Giập đầu bái tạ cô nương đẹp

Dám hỏi bao giờ có đẹp hơn

Miệng ngọc cười xòa lên tiếng đáp

Rằng xin các hạ hãy vô ngôn. (MTTC)

Sau đó, lúc hai mươi bảy tuổi, thì tôi bắt đầu xa cái cõi “mộng” của ông, vì con nguời lý luận trong lĩnh vực tư tưởng trong tôi gần với Husserl, Kant, Reichenbach, Tuệ Sỹ hay các luận sư đạo Phật hơn là Hegel, Tillich, Heidegger (Pháp Vân Bồ Tát trong lòng BG). Tôi "xa" ông, đa phần cũng vì không đồng ý với cách viết triết luận của ông. Tiếc là tôi không có 2 quyển “Heidegger và tư tưởng hiện đại” để có thể đọc và đưa ra mấy nhận xét. Điều này môt phần cũng vì đã đến lúc người đọc trưởng thành cần có môt đánh giá tổng quát, khách quan, và đầy đủ để xem đóng góp về mặt tư tưởng thật sự của BG là gì, để tránh những hiểu lầm và ngộ nhận - như một câu thơ của BG - hay tranh cãi kiểu "nghe ngoài đường, nói ngoài đường" (đạo thính đồ thuyết).

Ba mươi hai tuổi thì tôi bắt đầu đọc lại Kiều và những bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du (bây giờ vẫn tiêp tục đọc Nguyễn Du để khám phá cái nguồn thơ tình và cảnh ngộ tình mênh mông - đại mênh mông, thượng mênh mông, vô tận của đại thi hào này của dân tộc),và đoc lại các nhà thơ tiền chiến, hậu chiến, thơ Mới, hiện đại khác và thấy mình thường gần gũi với Tản Đà, Quang Dũng, Huy Cận , Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên và vài người nữa, hơn là BG (tuy có những bài tôi vẫn đặc biệt thích của BG). Và như môt công bình của trời đất, mỗi nhà thơ đều có những bài tuyệt hay, những bài hay vừa, và những bài chỉ “ xoàng xoàng bậc trung”, như chính BG cũng có lần nói :

Cũng thể như thân là thi si

Làm thơ dở nhất để tiêu sầu.

Bây giờ một thập niên nữa lại sắp qua, thỉnh thoảng đọc lại NTND, CĐNB, MTTC, môt ít thơ “Mưa Nguồn”, thì cũng vẫn giữ những kết luận cũ của muời năm trước về mặt tư tưởng, và cũng để cười lại với những nụ cười rất mực đảo tứ, điên tam, man man thơ dại - bên những tách càfê mới , những tâm tư mới và, thỉnh thoảng bật cười với những hình ảnh phiêu bồng du hí tam muội rất BG chợt thoáng qua, cộng với chút nhỏ gì nghi vấn về một khả hữu rất mờ nhạt, rất xa xăm nào đó còn ẩn mặt sau ngôn ngữ thơ lạ thường đó. Nói theo nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, thì đây là môt “hồn thơ bị vây khổn”. Cũng tương tự, theo nguời viết thì “trung niên thi sĩ” là môt triết nhân bị “kẹt ”. Kẹt ở chỗ nào thì không biết và khó có thể biết (vì muốn biết một phần nào, thì sẽ phải nghiên cứu sâu rộng về ông, kể cả rât nhiều điểm về thân thế, đời tư, tính tình v.v... của ông), cộng với hiểu biết Tâm lý & Phân tâm học. Và thực ra thì chỉ có "bà trời trắng" (chữ BG) mới có thể tỏ ngọn nguồn (?). Chỉ biêt là kẹt, và những bài thơ, đời sống cũng như cuộc chơi rất mực "ta đã hái nhành hoa của đá, và trao cho nham thạch phiêu bồng" (BG) là những gì chú giải cho cái kẹt đó. Đôi khi chúng vọng lại những thanh âm nghe như tiếng gió gào ở những đỉnh cao mù mịt.

Đoản văn này xin gởi tới thân nhân của nhà thơ như môt lời chia buồn, và xin để thắp môt nén hương tưởng niệm môt nhà thơ đã có thời dẫn bước chân tôi tới những quán càfê Nam, Bắc Cali, tới cõi bờ thênh thang, tràn lan thơ mộng của môt ngôn ngữ thơ độc đáo, bướng bỉnh, thơ/man dại và một mực phiêu bồng.

Xin đọc lại hai câu thơ của ông để tiễn đưa thi sĩ:

Mòn con mắt sầu đưa từ cổ độ

Bụi thu mờ ai phủi với hai taỵ

Tâm Nguyên-MTS

Trung Thu '98

Gởi Bùi Trung Niên Thi Sĩ Bên Kia Bỉ Ngạn

Mai sau dù có bao giờ

Hết nghi Hamlet mà ngờ Holzwege

Là bướm phấn của mù suơng vạn đại

Xuất tịch liêu,

Tung bước lối cồn mây

Đêm Trung thổ bá vai ngày Hi lạp

Mở khơi nguồn

cho đường Thúy phượng baỵ

Điên là nụ

của đời trong dâu biển

Giữa ngả nghiêng chìm cố quận thê lương

Tầm thạch mộng ư sơ đầu bích ngạn

Phú tàng cư chung yên hỏa huyền nhai

Và như thế, đi về bên thi huyễn

Đẩy tồn lưu

năm mặt giáp chiêm bao

Hồn mộng thủy vắt vai bờ Sử lịch

Ngữ nghịch ngôn

dìu khổ mộng ba đào,

Tâm Nguyên-MTS

Trung Thu '98-2014

*Thúy: Thúy Kiều Sử lịch: Geschichte: trong triết hoc Heidegger là ý niệm về Thời tính ( Temporality ) trong Lịch sử, trong quan hệ thâm thiết với Hữu thể (Being) bàng bạc mất mát, hoài vọng.

-------------

Thí dụ những câu này:

Mây rừng tháng chạp bổ sung

Mộng đi theo mộng cuối cùng cho mai

Ra giêng mồng một chạy dài

Đuổi theo chân gấu tháng hai ngượng ngùng

Phất phơ liễu mỵ lam tùng

Trùng sinh lễ hội tao phùng tháng ba

Tam canh cầm đuốc đối hoa

Bình sinh ngọc diện suơng ngà Ngu cơ (NTND)

Dẫn tài liệu theo trí nhớ

"Tưởng rằng thông thái, hóa ra ngu đần" (theo môt tập thơ

mới xuât bản ở hai ngoai, do môt số thân hữu)

Sau này, lúc cỡ 65 tuổi, BG quả có làm môt số bài thơ rất mộc mạc và có thể "gần gũi" với nhiều người hơn như:

Cái quần, cái áo là bao

Giá bao nhiêu mộng mị nào là mơ

Cái khăn nhu thuận bây giờ

Mùi hương vô lượng thành Thơ-Láng-Giềng.

Một chi tiết cần phải nhắc lại đây, nếu không sẽ là môt thiếu sót lớn. Đó là: Bùi Giáng là môt trong số ít người, ngày nay, hết sưc nồng nhiệt và trân trọng với truyện Kiều và thơ chữ Hán của Tố Như, và có công nhắc đi, nhắc lại với các thế hệ thi sĩ trẻ hơn về hồn thơ trác tuyệt của cụ Nguyễn Tiên Điền. Bằng cách chỉ ra cái “linh hồn thiên nhiên phong cảnh” (chữ BG) bát ngát bốn mùa dưới ngòi bút thần tình của Nguyễn Du, và khơi nguồn mở lối cho những tìm hiểu sâu về nghệ thuật thơ thù thắng Nguyễn Du và những chỗ cần dừng lại để suy tưởng cho tận cỗi nguồn tinh thể thơ Nguyễn Du với những hiểu biết, khám phá mới (hay căn cội cũ) về ngôn ngữ thi ca. Ông cũng thường “lẩy” Kiều, thường bằng môt câu, rồi dẫn độc giả tới cõi thơ riêng và chung của ông, và của biết bao hương sắc thi ca Đông, Tây, đặc biệt là cõi thơ Đường, Tống cũng như chốn uyên nguyên và hương màu thơ Việt.