Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NHỮNG THẦN TƯỢNG ẢO

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

 

 

Có người nói văn học của miền Bắc trước năm 1975, và sau này  cả nước, là một nền văn học chiến tranh. Với chiêu bài giữ nước chống xâm lăng, những người Cộng sản  đã tạo ra những nhân vật,những nhân dáng  không thực được tô vẽ như những anh hùng  và hệ thống tuyên truyền đã “lộng giả thành chân" để tạo ra những huyền thoai mà như thực để mê hoặc quần chúng.

Trong chiến tranh, mọi sinh lực quốc gia đều vắt kiệt cho chiến trường nên sự hy sinh cũng như chịu đựng gian khổ  là một chính sách mà cả nước phải noi theo. Và, văn học cũng chỉ được coi là một phương tiện để phục vụ cho chính sách ấy. Những nhà văn, dù muốn hay không muốn cũng phải đi theo một con đường  độc đạo của văn học minh họa. Nhà văn phải mô tả trong xã hội ấy, không có xấu chỉ có tốt.  Văn chương biểu hiện đời sống  ấy chỉ có vui, không có buồn. Những ai đi chệch ra ngoài đường lối  sẽ bị đào thải ra khỏi đời sống cả đời thường lẫn văn chương một cách tàn bạo do hệ thống kềm kẹp và theo dõi tư tưởng của chế độ chuyên chế toàn trị.

Nhà văn Bùi Hiển, trong  bài “Hướng Về Đâu, Văn Học", viết năm 1992 , nghĩa là ở thời điểm hơn chục năm có hòa bình, cũng vẫn giọng “phục vụ lý tưởng” thời chiến:

Các nhà văn Việt Nam đã hoàn toàn tự nguyện dấn thân , gắn liền công cuộc sáng tạo, sự nghiệp văn chương với sự nghiệp đấu tranh cách mạng toàn dân tộc. Một nhà thơ nổi tiếng, xưa từng chủ trương thơ phải điên loạn, thoát ly, lúc này viết lại tuyên ngôn: không được phép đặt thơ lên trên cuộc đời vì chính đời đẻ ra thơ. Cả khi cuộc đời ấy diễn ra dưới dạng bất thường, một cuộc chiến đấu đổ máu lâu dài gian khổ vốn không hề lường trước, anh em nhà văn vẫn giữ vững niềm tin rằng công cuộc phấn đấu cho vận mệnh và tương lai của dân tộc ấy chính là lẽ sống và lý do cầm bút của mình trong một hoàn cảnh nhất định. Có thể chỗ này chỗ khác nổi cộm lên một vài giọng điệu hơi quá hùng hồn , mê đắm nhưng nhìn chung văn học ta , đặc biệt là thể văn tự sự, nhờ gắn liền  với hoạt động con người giữa ngày thường  cũng như trong những tình huống ác liệt đã ghi lại một cách trung thực những cảm xúc, những biểu hiện tâm hồn  của toàn dân tộc qua lăng kính suy tư của chính bản thân người sáng tác..”

Không phải chỉ có riêng Bùi Hiển mà còn rất nhiều , từ những nhà thơ như Xuân Diệu , Chế Lan Viên, Tố Hữu, Lưu Trọng Lư,  .. nhà văn như Tô Hoài, Nguyễn Công Hoan,..  phê bình văn học như Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan , Phan Cự Đệ, .. đều có một giọng.  Văn học chỉ là một phương tiện cho chính trị và một mục tiêu đầu  là thần  tượng hóa lãnh tụ mà Hồ Chí Minh là ưu tiên. Một người còn sống  mang những huyền thoai làm vôi vữa che cái cốt thân ghẻ lở tì tịch.  Thậm chí , cả những câu nôm na mách qué hoặc chôm chĩa của các danh nhân thế giới cũng được ồn ào khen tặng không tiếc lời .

Hoài Thanh, người đã “ca” thần tượng ảo “ HCM như sau:

“Những câu thơ chúc tết  của Bác nhiều khi chỉ là lời nói thường: Chúc hòa bình thống nhất thành công. Chúc chủ nghĩa xã hội thắng lợi”. Nhưg rõ ràng không thể xem những lời ấy như bất kỳ lời nói thường nào. Ở đây không chỉ có vấn đề lời nói mà còn vấn đề người nói. Đằng sau lời nói có một con người vô song, có cái sáng suốt, cái kiên gan của một chính đảng Mác –Lênin đã được tôi rèn trong chiến đấu, có ý chí sức mạnh của một dân tộc anh hùng có cả những ý tưởng cao đẹp nhất của hàng trăm triệu người trên thế giới. Do đó  mà từng chữ từng câu dầu bình thường thôi vẫn có một sức nặng khác thường trong lời thơ Bác..”

Thật rõ là “ r... của người sang cũng .. thơm”. Sự dối trá đã làm con người hạ giá thành hèn hạ!!!

Bây giờ, đã hơn ba mươi năm không còn chém giết chiến tranh nữa. Nhưng không khí sát phạt thúc giục hy sinh vẫn còn .Và , theo như nhiều nhà phê bình , cũng như nhiều nhà văn thì trong nước đã có đổi mới.  Thậm chí , có người còn đòi hỏi  phải xét lại căn nguyên của cuộc chiến. Có phải là một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm không? Hay là một cuộc chiến ủy nhiệm mà hai thế lực cường quốc thúc đẩy mang bom đạn cho đồng bào giết hại nhau?

Tưởng là có sự hồi tâm, nhưng, không phải thế. Trong nước, lại có một kế hoạch để làm sống lại những người đã hy sinh, tạo thần tượng tuy cũ nhưng lại mới và thành một chiêu bài kích thích lòng ái quốc để lại bầy một trò mê hoặc dân tình mới. Từ những người lãnh đạo như tổng bí thư đảng, thủ tướng,  rồi  những nhà văn nhà báo, rồi những hệ thống truyền thông, tất cả rộ lên một phong trào tán dương những nhật ký của những người đã chết trong chiến tranh. Sự tán dương ấy còn lan ra cả nước ngoài với mục đích nhắm vào những người Việt lưu lạc ở hải ngoại cũng như tranh thủ sự đồng tình của những người bản xứ. Nhật Ký Đặng thùy Trâm, Nhật ký “Mãi  Mãi Tuổi Hai Mươi" của Nguyễn Văn Thạc,  nhật ký “Tài Hoa Ra Trận" của Hoàng Thượng Lân,… được phổ biến và in với số lượng lớn như các sách tuyên truyền thời bao cấp ngày xưa.  Họ muốn hâm nóng lại những bầu nhiệt huyết tưởng đã khô cạn vì chạy theo đô la  theo lợi nhuận.  Những chiến công , những hào hùng, lại được tô vẽ, minh họa.

Còn nội dung những tập nhật ký ấy, không hiểu nguyên bản ra sao nhưng chắc chắn là có sự thêm thắt hoặc cắt bỏ mà người ta gọi là “biên tập". Tuy ở trong có chứa nhiều tâm tình cũng như chi tiết khá sống thực nhưng vẫn còn có nhiều đoạn đại khái như trước khi chết vẫn còn gắng kêu "Đả đảo đế quốc Mỹ" hoặc  lãnh tụ muôn năm như những màn kịch rẻ tiền được tạo dựng của những Nguyễn Văn Trỗi của “ Sống như anh” hoặc Lê Anh Xuân  của “Dáng Đứng Việt Nam”…

Hệ thống tuyên truyền bây giờ khá khôn ngoan so với thời trước. Họ cũng điểm xuyết vào nhiều chi tiết thực , đời sống thực để bớt đi tính tuyên huấn lộ liễu.  Nhưng trong đại thể,  có nhiều chuyện  chỉ có trong óc tưởng tượng.  Thế mà, lại được dựng đứng lên thành sự thực. Người chết khi trước là những hồn ma vất vưởng. Bây giờ, được làm hồi sinh và đánh bóng theo nhu cầu chính trị. Lịch sử,  có phải sẽ cấu thành từ những bóng ma  ấy chăng?

Những người đã hy sinh ấy, tốt nhất hãy để họ yên nghỉ. Có thể, họ là người yêu nước nhưng tin tưởng vào những huyễn hoặc không thực.  Cái giá của sự hy sinh của họ tới bây giờ đất nước đã được gì? Ấm no , bình đẳng chăng? Tự do độc lập chăng? Hay là đời sống tụt hậu, tham nhũng tràn lan, giáo dục xuống cấp , xã hội tha hóa, tất cả chạy theo đồng tiền. Ba chục năm rồi, chiến tranh đâu còn mà vẫn sao y nguyên suy nghĩ thời chiến tranh...

Đó là những thần tượng tuy có thực trong đời sống nhưng được tô phết để thành những ảo tượng.

Còn, một loại thần tượng khác , hoàn toàn trong tưởng tượng, bỗng một lúc , thành những người bằng xương bằng thịt. Đó, chính là thần tượng, những bóng ma không thực...

Thần tượng, những bóng ma không thực. Câu ấy khó hiểu đối với những người chân thành sống nhưng lại khá quen thuộc với những người tiêm nhiễm lề lối giáo dục từ  trong nước. Từ nhỏ , khi  còn ở ghế   nhà trường họ đã được giáo dục  để học về   sự  nghiệp của  những nhân vật mà không hề có trong đời sống thực.  Lịch sử được ghi chép lại và xuyên tạc cố ý để có một mục tiêu duy nhất là phục vụ và đánh bóng  chế độ. Những “ danh nhân lịch sử” có khi chỉ là những hình nộm sơn phết lòe loẹt mà bên trong rỗng tuếch trống trơn…

Báo “Thế Giới" số 39 ngày 27/9/04 xuất bản ở Hà Nội có một bài viết  của tác giả Quang Hùng về “thần tượng" Lê văn Tám  khá đặc biệt. Trước đây đã có nhiều bài viết thậm chí đã có cả một  hai cuốn sách về cuộc đời và công nghiệp của Lê Văn Tám.  Rõ ràng hơn, ở các tỉnh , thị , xã và cả thủ đô Hà Nội  đều có những   tượng đài,  công viên, trường học, đường phố mang tên Lê Văn Tám.  Chế độ Cộng Sản đã phát sinh ra nhiều tên đường nghe rất lạ tai nhưng đầy chất “vô sản chuyên chính” : Võ Thị Sáu, Lê Thị Riêng, Huỳnh Văn Bánh, Lê Thị Hồng Gấm, Mạc Thị Bưởi, Phạm Văn Cội….

Nhà báo Quang Hùng đã thắc mắc về cái tên Lê Văn Tám . Ông nêu lên những nghi vấn , tìm kiếm qua những sự kiện lịch sử để kết luận rằng đó có phải là người thật việc thật không. Cũng như, những chiến công được gán cho Tám có phải là chiến công thực hay chỉ là sản phẩm của tưởng tượng. Ông nêu ra bốn luận cứ căn cứ trên  tên tuổi, cũng như hành động,  tiến hành công tác, của Tám rồi kết luận :

“...Hình tượng Lê Văn Tám  được đưa lên như thế nào? Người sáng tác hình tượng này là đạo diễn phim truyện Phan Vũ.

Theo ông Phan Vũ kể, ông không hề viết rằng Lê Văn Tám là nhân vật có thực và lập nên kỳ công “cây đuốc sống “ mà chỉ viết một phim truyện.  Nhưng do các nhà tuyên truyền thời ấy thấy cần xây dựng một tấm gương dũng cảm hy sinh cứu nước bèn chộp luôn sáng tác của ông, hiện thực hóa như một nhân vật có thực. Lỡ phóng lao đành theo lao luôn. Tại sao nhân vật được đặt tên là Lê văn Tám ? Vẫn theo tác giả Phan Vũ,khi ấy nhân Cách Mạng Tháng Tám, ông đặt luôn nhân vật của mình tên Tám, vừa có ý nghĩa, vừa dễ nhớ, vừa dân dã lại rất Nam Bộ gần gũi…”

Như vậy, đích thực Lê văn Tám là một nhân vật “ ma”. Thế mà ông nhà báo  bạo gan bạo phổi này dám đề nghị : “Thời chiến , có thể dùng mọi biện pháp , miễn hữu ích... nay, cũng cần trả lại sự thật cho các sự kiện lịch sử.”

Ai dám? Nếu trả lại sự thực thì những tượng đài, những tên đường biết giấu vào nơi đâu? Và những trang sách lịch sử mà học trò ngây thơ được nhồi nhét vào óc những hình tượng anh hùng cây đuốc sống  đốt kho đạn Thị Nghè có còn được dạy dỗ nữa hay không? Hay chỉ  là một huyền thoại thúc giục hy sinh ? Để rồi, lột trần sự việc ra đó  chỉ là một hành động ăn gian nói dối nhằm lừa mị quần chúng….

Ở trong nước, văn nghệ sĩ bị chỉ đạo bởi những đường lối khe khắt nên không hề có tự do sáng tác .  Trong cái gọi là văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa,  văn chương được mặc một bộ đồng phục. Ông giáo sư  Hoàng Ngọc Hiến trong bài viết về Nguyễn Huy Thiệp có nhận xét:

 “.. Có một thời văn học của ta  nặng về ca ngợi biểu dương những phẩm chất tốt đẹp những con người thuộc về khối cộng đồng vẫn được gọi là nhân dân ta,  dân tộc ta, xã hội ta.… Đã thuộc về khối cộng đồng này thì chỉ có thể có những điều hay, điều tốt, những nét xấu và dở nếu có chăng chỉ là ngẫu nhiên và nhất thời. Đối lập với cộng đồng “ta” là thế giới của địch. Đây là thế giới  của ác quỷ, trong bản chất là ác quỷ, không thể có chút gì là tốt lành. Đó là thế giới của đế quốc, Việt gian, của phong kiến, tư sản.. và tất cả những ai bị xem là chống đối với “ta” đều bị sắp vào thế giới này. Điều oái oăm là có khi chỉ cần đưa ra ý kiến khác với lãnh đạo hoặc lỡ lời cãi lại ' lãnh đạo” thế là cũng đủ bị quy là “chống đối”. Cả những người có phẩm giá thực sự quan tâm đến dất nước và thời cuộc- hễ trong cuộc tìm tòi chân lý của họ bị nghi là có hơi hướng của chủ nghĩa xét lại thì lập tức bị xem như là ác quỷ. Cách nhìn cuộc sống xã hội bửa đôi thành hai thế giới đối lập với nhau một cách siêu hình như vậy- đó là cách nhìn “ sử thi”..."

Nhà văn quá cố Xuân Vũ đã viết thư cho người bạn là nhà văn  Nguyễn Khải cũng nhắc  lại một thời sinh hoạt văn chương đi tìm kiếm tác phẩm từ những hình tượng giả:

 “...Nhưng ở trên lạnh lùng với “Vượt  Côn Đảo” bao nhiêu thì ở trên lại nồng nhiệt khen “Đất Nước Đứng Lên” (viết về một nhân vật anh hùng người thiểu số tên Núp) của Nguyên Ngọc bấy nhiêu. Về sau tao mới hiểu vì sao như thế. Vì thằng Quán có tính ngang bướng và không phải là đảng viên. Vào lớp học chỉ thị nghị quyết, Quán không chăm chú ghi sổ tay, lại có vẻ lãng ra. Nhưng có ai biết được bằng cách nào, Quán ghi chép những lời kể của tù chính trị từ Côn Đảo mới được trao trả và bằng cách nào Quán đã viết được ba trăm trang sách trong vòng có 20 ngày. Quả thật vậy, nó viết xong đưa đi in, sách in xong vèo một cái, không ai ngờ. Rồi nó quay sang bắt tay viết “ Trái bom Ngô Mây” ( hay anh hùng Lâm Úy gì đó) Mày khởi đầu với Mạc Thị Bưởi, Nguyễn thị Chiên,v..v.. toàn là những anh hùng . Còn tao quơ nhằm một ông anh hùng giả hiệu! Khốn thay ông anh hùng này đã được Bác tặng cho Huân Chương chiến công hạng ba và gắn trên ngực một cái hoa hồng to bằng cái thúng hợp tác xã…”

Giáo sư Phong Lê, viện trưởng Viện Văn Học bị mất chức cũng vì những phát biểu trong “Văn Học  Trên Hành Trình Thế Kỷ XX”.  Giá trị nghệ thuật của văn học trong nước chỉ có tác dụng của một thứ công cụ tuyên truyền do những người viết văn làm ra trong tư cách là cán bộ tuyên truyền, có giá trị chủ yếu là tư liệu mặc dù cũng có hàng nghìn hay nhiều nghìn cuốn sách với hàng triệu, nhiều triệu trang in được khen ngợi được đề cao.. Nếu như nhân vật thời đại là thước đo của bất cứ nền văn học nào được xem là chủ lưu của thời đại đó, thì khi cần làm việc ấy, văn học trong nước phải nhờ đến những con người “ đến từ những trang sách khác, thuộc một thời gian khác và không gian khác chứ chưa phải của ta hôm nay”Những thần tượng anh hùng được đề cao như những Núp, chị Sứ, chị Út, anh Trỗi, anh Thuận, mẹ Tom, em Hòa , Chị Lý … chỉ có giá trị hấp dẫn cổ vũ nêu gương đối với người đọc, nhằm đưa họ đến với các chiến công và đến   với những thành quả tất yếu của sự nghiệp chính trị chứ chưa bao giờ là những điển hình văn học và mang đầy đủ vóc dáng của con người thời đại. Đó chỉ là những tượng , những phù điêu đá và nếu là hoa thì cũng là hoa trên đá, hoặc hoa đá, một loại hàng giả của xảo thuật…

Tôi lại chợt nhớ đến cuộc phỏng vấn của Trần Đăng Khoa với Tố Hữu, một quan quyền văn nghệ của chế độ.  Ông nhà thơ này cũng thật tình một cách trơ trẽn để nói về những câu thơ giả dối không thực của mình:

“.. Lúc ấy khoảng 5 giờ rưỡi hay 6 giờ chiều ngày 7-7. Rừng đã nhá nhem tối mới có điện từ chỗ anh Trường Chinh xuống. Mình mừng quá . Cái chuyện  Hỏa tốc, Hỏa tốc- Ngựa bay lên dốc  ấy là có thật. Đấy là con ngựa của chú liên lạc ở chỗ anh Trường Chinh. Và cũng chỉ mỗi một con ngựa với chú liên lạc chứ làm gì có Đuốc chạy sáng rừng với Làng bản đỏ đèn đỏ lửa.  Khi viết thì mình viết thế. Viết thế mới tạo được không khí, chứ làm gì có lửa mà  đỏ rừng đỏ bản. Thực tế lúc ấy nhìn ra xung quanh, rừng núi tối mù mù. Chỉ có vài ngôi nhà ở triền núi xa xa có ánh lửa le lói, chắc họ đang nấu cơm hay nướng sắn gì đó. Thế mà mình viết: Đuốc chạy sáng rừng- Loa kêu từng cửa.  Cũng chẳng có loa đâu. Mà loa với ai. Dân ở xa. Ơ gần dân e bị lộ. Nguyên tắc là  mật tuyệt đối. Cơ quan trung ương ở trong rừng, ở giữa lau tre. Mình ở nhà đất. Anh Trường Chinh cũng ở nhà đất. Chỉ có Bác ở nhà sàn. Ông cụ có đặc tính là thích ở nhà sàn và ở bên suối . Ông cụ vốn là người yêu sơn thủy hữu tình. Cơ quan trung ương cũng đóng dọc bên suối lán chìm trong cây la  Rừng che bộ đội lá vây quân thù mà. Bí mật  là một nguyên tắc. Vậy thì loa với ai, thế mà vẫn loa kêu từng cửa. Làng bản đỏ đèn đỏ lửa. Hầy nghe vui chứ hỉ, nghe  cũng rậm rật đấy chứ hỉ- Rồi Tố Hữu quay lại mấy anh em , nheo nheo một bên mắt, vẻ trẻ trung tinh nghịch- Này xem ra không thể tin cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn là phịa. Chỉ có điều là mình phịa như thật nên người ta cũng tha cho...”

Ông lãnh tụ văn nghệ đã khoe cái tài phịa như thật của mình thì cũng chẳng lạ, những hình tượng như Lê Văn Tám cũng chỉ là những sản phẩm rởm của chế độ.  Bao giờ nhỉ , cái văn chương minh họa ấy bị triệt tiêu để văn chương  ròng được xây dựng trên chân – thiện – mỹ. Bao giờ?