Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

ĐỨC KHIÊM CUNG

 

HUY PHƯƠNG

 

Năm 1925, Hàn Lâm Viện Thụy Điển quyết định trao giải thưởng Nobel về văn chương cho nhà soạn kịch đại tài Georgre Bernard Shaw. Nhưng ông Shaw đã từ chối giải thưởng cao quý này: "Nó dành cho người trẻ, họ sẽ sung sướng. Tôi đã vượt qua mọi sự ca tụng này, đối với tôi, nó là trò trẻ con". Việc từ chối này đã gây mất mặt cho Hàn Lâm Viện và Đức Vua Thụy Điển. Thế là bao nhiêu vị lãnh tụ, Vua Chúa và cả những người bình thường trên thế giới đều viết thư năn nỉ ông, xin ông nhận giải cho, nếu không là cả một sự sỉ nhục cho giải Nobel.

Ông gây náo động cho cả thế giới năm bảy ngày rồi mới chịu nhận giải Nobel Văn Chương, với lý do là bao nhiêu Vua Chúa, Nữ Hoàng trên thế giới đều viết thư khẩn cầu ông nhận giải, nể lòng họ, ông mới phải nhận. Ông nói với thiên hạ rằng, không lẽ tin G.B Shaw được trao giải Nobel chỉ được đăng một cột nhỏ trên những tờ báo. Ông cũng tuyên bố sẽ trao hết số tiền lãnh giải cho hội Fabian là một hội mà GB Shaw vừa là chủ tịch, vừa là hội viên duy nhất. Đó là đức khiêm cung của một thiên tài. Những người bình thường hơn không cần phải làm như vậy.

Tôi mới gặp một ông bạn già ngoài Phước Lộc Thọ. Câu hỏi đầu tiên tôi hỏi ông là: "Ông mới ở Việt Nam về phải không?". Ông hỏi lại tôi: "Tôi mới về Việt Nam làm việc thiện, nhưng sao ông biết?" Tôi biết bạn tôi hỏi lại cho có lệ thôi. Mỗi lần bạn tôi về Việt Nam trở lại, ít nhất là có ba tờ báo ở Little Saigon đăng bài về chuyến đi của ông từng chi tiết, ông đi đâu, làm gì, giúp những ai. Bài kèm theo hình ảnh của ông bà chụp ở đâu đó, tươi cười rạng rỡ đứng bên nhau. Tôi cũng biết ông đã dụng công nhiều để bài ca tụng ông bà được đăng, vì nếu thật sự, báo chí ở đây đăng hết những hoạt động cứu trợ quý ông bà về quê, giúp đỡ người này, cứu trợ người kia thì một nghìn trang báo cũng không đủ chỗ. Hầu hết nhân chuyến du lịch thăm quê, họ đã giúp nhiều đồng bào, đi làm nhiều việc thiện, nhưng không ai muốn tên tuổi mình được đưa lên báo. Trước hết vì lòng tự trọng, sau là việc thiện không phải là điều cần khoe khoang, tỏ bày cho người khác biết. Chúa đã dạy "tay phải cho, tay trái không biết". Đạo luật thì nói "thi ân không cần báo đáp". Tuy vậy nếu ông bạn già trên không đi cậy cục để kiếm một chỗ quảng cáo trên báo thì ai biết tới "công đức" của ông bà.

Nhiều ông bà không lấy gì làm quen biết cho lắm, chỉ sau vài câu xã giao là chúng ta đã có thể biết toàn bộ "lý lịch trích ngang" với bằng cấp, gia sản của gia đình họ, gồm có ông bà và năm bảy người con, ai đỗ bác sĩ, ai dược sĩ, và ai hiện nay làm đến hai trăm nghìn một năm. Nhiều buổi tiệc cưới MC phải mất mấy phút đồng hồ mới giới thiệu hết chức tước của bà con họ hàng. Năm nào mùa tốt nghiệp, cũng có nhiều lời chúc tụng quý vị khoa bảng ra trường đăng trên các trang báo, nhưng nếu là cha đăng báo chúc mừng con thì quả thật lố bịch. Chuyện này là chuyện vui thân mật trong nhà, thương quý chỉ nói cho nhau vừa đủ nghe, cha có mừng cho con thì cũng nên để trong lòng, có đâu lại bỏ ra trăm bạc để đăng báo, thì ai biết cho, là mình vừa có con đỗ bác sĩ.

Người ta có cái gì khoe cái đó. Một người bạn kể chuyện hồi mới sang Mỹ, gặp một ông bạn cũ sang Mỹ đã lâu, sau khi tay bắt mặt mừng, ông kia cứ nằng nặc đòi chở hai vợ chồng anh bạn tôi về thăm nhà ông cho biết, vì nhà cũng gần đây thôi. Sau khi đi vòng vo khoảng nữa giờ, chiếc xe chạy vào sân của một ngôi nhà lộng lẫy hai tầng. Bạn tôi được chủ nhân mở cửa xe, mời xuống, mở cửa phòng khách, đi xem nhà bếp, lên lầu mở cửa từng phòng một, từ master bedroom đến cả phòng con trai con gái. Nơi nào chủ nhà cũng mở rộng cửa, miệng luôn thuyết trình về tiện nghi của phòng ốc, tận tình hơn cả một tay bán nhà chuyên nghiệp. Vợ chồng bạn tôi thấy ngượng, tới đâu cũng chỉ ló cái đầu vào một tí cho phải phép. Xong nhà đến vườn. Đây là hồ các Koi. Đây là hòn non bộ. Đây là giống lan quý. Xong vườn trở lại nhà. Đây là lúc đi vào chi tiết. Vợ chồng bạn tôi được cho xem từ cái tượng Phật bằng ngọc bích mua ở Thái Lan tới năm nghìn đô la cho đến cái đĩa cổ đời Càn Long bên Tàu do một người chơi đồ cổ nổi tiếng nhường lại. Chuyện này có thật, vì chủ nhà có nhắc đến tên người bán, một cái tên đương nhiên là xa lạ với hai người khách quý mới được mời đi thăm nhà.

Sau một chầu trà lá, là đến giờ chiếu phim. Chủ nhà đứng dậy bỏ cuốn phim đám cưới của thứ nữ tháng trước, không quên phụ đề về những nhân vật xuất hiện trên màn ảnh. Đây là một màn tra tấn khá quen thuộc.

Khi hiện tại không có gì đáng nói, người ta khoe dĩ vãng. Sau một cái bắt tay, thăm hỏi xã giao, người ta đã biết ông nguyên là sĩ quan cao cấp thời trước, đã từng giao du với ông tướng này, đánh tennis với ông bộ trưởng kia. Chính vì lối khoe khoang, nói năng này mà bà vợ ông Tư Lệnh Sư Đoàn, vợ ông Trung Đoàn Trưởng kia mỗi lần vào tiệm uốn tóc, hay tiệm vàng đã vanh vách kể chuyện cơ mật, kể cả ngày giờ hành quân, mà ông chỉ huy đơn vị khi hứng chí trong phòng the đã vui miệng kể cho vợ nghe.

Hầu như tất cả các cuốn hồi ký, sự thật về lịch sử thì ít mà nói tới cái tôi của tác giả thì khá nhiều, đương nhiên cái tôi ở đây khá tròn trịa, trung nghĩa, anh dũng. Trong sách cái nhân vật mang tên "Tôi" không hề có một chút gì khuyết điểm, và cũng không có đoạn nào phải xin lỗi quốc dân về những điều mình đã làm bẩn cho những trang lịch sử. Người xưa không những chê cái khoe khoang hèn mọn, dương dương tự đắc của tên đánh xe của Án Tử, mà cũng không dung cái nông nổi của Dương Tu về sự khoe tài, khoe trí của mình để đến phải chết dưới tay Tào Tháo.

Có người có rất nhiều thứ: tiền của, thông minh, bằng cấp, con cái, danh vọng...nhưng chỉ thiếu một điều, đó là đức khiêm cung.