Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

NƯỚC ĐÃ XA NGUỒN

 

KHÁNH HÀ

 

trong mơ thấy mẹ chưa già

thấy con bé bỏng như là thời xưa

buồn ơi buồn tiếng võng đưa

buồn ơi buồn tiếng gà trưa trễ tràng

thoảng hương hoa bưởi mơ màng

hay hương áo mẹ bàng hoàng tim con

tỉnh ra biết mẹ không còn

tỉnh ra thấy nước mắt con ướt đầm

 

 

Hôm nay là ngày giỗ mẹ. Nước mắt tôi ràn rụa khi hồi tưởng những kỷ niệm về người. Nỗi buồn nào theo thời gian rồi cũng phai nhạt, nhưng nỗi buồn mất mẹ cứ còn hoài. Mẹ tôi mất đã hơn mười năm rồi mà mỗi lần nhớ lại tôi vẫn thấy đau lòng như mới hôm qua.

Hình ảnh cuối cùng của mẹ trong tôi là buổi sáng tôi từ giã người đi vượt biển. Mẹ đưa chúng tôi ra đến cổng rồi trở vào một mình. Qua khe cửa rào đã đóng, tôi nhìn mẹ mặc áo xanh rêu, quần lụa đen, bước đi như xiêu đổ trên mảnh sân dài. Hẳn là lòng mẹ đang tan nát, mắt mẹ đang nhòa lệ, cũng như tôi.

Nắm chặt bàn tay đứa con gái năm tuổi đi bên cạnh như cầu cứu một sức mạnh, tôi cắn răng bước đi. Vĩnh biệt mẹ, vĩnh biệt ngôi nhà có giàn hoa giấy tím trên vòm cổng, có cây vú sữa và cây dừa bên giếng nước. Chúng tôi bước lên chiếc xích lô đang đậu sẵn. Xe chạy qua những dãy phó, những con đường. Tôi chẳng còn nhìn thấy gì, chỉ thấy lòng mình đang tan nát. Rồi mẹ sẽ sống ra sao khi còn lại một mình trong ngôi nhà vắng vẻ? Rồi tôi sẽ sống ra sao khi không có mẹ bên cạnh? Tôi cảm thấy mình như một cái cây vừa bị bứt rễ, đang rũ xuống, héo tàn.

Chúng tôi vượt biển thành công và định cư tốt đẹp trên xứ người. Cuộc sống mới có những lo nghĩ, bận rộn khiến tôi không có nhiều thì giờ rảnh để nhớ mẹ lúc ban ngày. Nhưng về đêm tôi thường mơ thấy mẹ. Tôi mơ thấy mình về lại ngôi nhà thơ ấu, giữa một khu vườn rộng trồng đủ các loại cây ăn trái. Trước sân là một bồn hoa lớn trồng hoa mười giờ viền quanh, bên trong lan đất và huệ chen chúc nhau. Hoa mười giờ như những chiếc đồng hồ đúng giờ, rực rỡ tím hồng vào đúng giữa trưa và xếp cánh khi mặt trời lặn. Hoa lan đất năm cánh màu hồng nhạt, thanh tú vươn mình trên đám lá xanh. Hoa huệ trắng muốt, thơm ngát, đơm thành từng cọng dài; mẹ thường cắt vào cắm trên bàn thờ Phật và bàn thờ ba tôi. Trong sân còn nhiều cây nguyệt quý tỏa hương nồng nàn về đêm và một hàng lựu mùa hè trổ hoa đỏ rực. Những trái lựu chín vàng bóng treo trên cành thấp lè tè mẹ vẫn dành cho tôi hái.

Ở xứ người tôi gần như có hai cuộc sống. Ban ngày lạc lõng giữa những người xa lạ và ban đêm hạnh phúc với những giấc mơ. Tôi thường nằm chờ giấc ngủ trong tâm trạng hồi hộp được về Ề quê Ể, được gặp lại mẹ.

Khi tôi còn nhỏ, mỗi lần mẹ đi đâu, ở nhà tôi không làm gì khác hơn là ngồi trên ngạch cửa để ngóng mẹ về. Thấy bóng mẹ từ đàng xa, tôi đã chạy u ra đón. Tôi thích được mẹ nắm tay thật chặt, được đi gần mẹ để ngửi mùi áo mẹ thơm tho dịu dàng. Bàn tay mẹ êm ái, mát mẻ biết bao khi người đặt lên trán tôi mỗi lần tôi đau ốm. Cũng bàn tay đó vững chắc dắt tôi đi qua những cây cầu khỉ chênh vênh hay những đoạn đường âm u, tối tăm. Giọng nói của mẹ ngọt ngào ru tôi bằng những câu ca dao, những truyện kể. Đêm nào trước khi ngủ tôi cũng đòi mẹ kể những truyện như Tấm Cám, Thạch Sanh Lý Thông, Phạm Công Cúc Hoa, hoặc đòi mẹ nói thơ Lục Vân Tiên, vè thầy Thông Chánh.... Mặc kệ tiếng cú rúc ghê rợn ngoài vườn, tiếng chó sủa trăng, tiếng gió run phần phật những tàu lá chuối, hoặc tiếng súng lẻ tẻ ở một đồn bót nào đó, được nằm an toàn bên cạnh mẹ tôi êm ái đi vào giấc ngủ.

Tôi cũng giúp mẹ được nhiều việc lắm. Công việc của tôi là mỗi sáng hốt mấy nắm lúa vãi ra sân cho đàn gà. Buổi chiều, khi nước lớn, tôi dùng chiếc gàu nhỏ múc nước tưới hoa cho mẹ. Tôi còn giúp mẹ hái rau nữa. Rau cải trời, rau dền mọc rải rác khắp vườn; rau mồng tơi lá xanh mơn mởn bò trên hàng rào. Tôi cũng giúp mẹ vo gạo, dọn cơm, rửa chén. Nhưng quan trọng nhất là tôi có thể giúp mẹ làm bánh. Mẹ tôi biết làm nhiều loại bánh tây. Trong xóm mỗi lần có đám tiệc, người ta thường đặt mẹ làm những quả bánh bắt bông đường, bánh sâm-banh, bánh hạnh nhân, bánh gai, bánh men.... Có lần tôi đang giúp mẹ vo tròn những viên bánh men thì một bà khách đến thăm, nhìn thấy. Bà la lên: ỀChị ơi! Coi con nhỏ vọc bột kia kìa!Ể. Mẹ tôi mỉm cười trả lời: Ề Không phải đâu thím, nó giúp tôi làm bánh đó! Ể Bà khách nhìn tôi vẻ thán phục làm tôi hãnh diện vô cùng.

Không phải lúc nào tôi cũng làm mẹ vui lòng. Một lần tôi đã nhìn thấy nước mắt của mẹ loang trên gối. Lần đó, tôi giận mẹ mấy ngày vì mẹ ngồi nói chuyện quá lâu với một ông khách và gần như bỏ quên tôi. Ông ta một dạo thường đến thăm mẹ tôi, mang theo rất nhiều quà bánh cho tôi, nhưng tôi không thích ông tí nào. Hôm ấy, thấy ông ta đến, tôi bỏ ra vườn thơ thẩn một mình và rồi cuối cùng ngủ quên trong một bụi cây. Khi mẹ tìm ra tôi, bế tôi vào nhà, tôi không chịu ăn cơm và không nói chuyện với mẹ trong nhiều ngày. Mãi đến khi mẹ hứa không gặp người đàn ông đó nữa tôi mới hết giận mẹ. Nhiều đêm sau đó, trong giấc ngủ mơ màng, tôi nghe thấy tiếng thở dài của mẹ và sáng ra trên gối người còn dấu nước mắt chưa khô...

Năm tôi lên bảy tuổi, mẹ tôi gởi tôi trọ học ở nhà một người bà con trên tỉnh. Nhũng ngày đầu xa mẹ, tôi không chịu đi học, không thiết ăn uống, chỉ khóc lóc đòi về. Một buổi sáng, tôi lẻn ra bến đò ngoài chợ, tìm ghe xuồng người quen để xin quá giang về nhà. Khi ghe vừa cập bến, tôi vừa mừng vừa lo sợ. Mừng vì sắp được gặp mẹ. Sợ vì biết mình đã làm trái ý người. Tôi bẽn lẽn bước vào nhà gọi mẹ. Mẹ tôi sững sờ nhìn tôi, buồn rầu và thất vọng. Suốt đời tôi không quên được cái nhìn đó. Buổi tối, mẹ tỉ tê to nhỏ, giải thích, khuyên răn tôi trở lại trường. Sáng hôm sau, mẹ tôi lại khăn gói đưa tôi lên tỉnh. Mẹ dẫn tôi đến trường xin với cô giáo cho tôi đi học trở lại. Mẹ đã khóc khi nói chuyện với cô giáo. Những giọt nước mắt của mẹ làm tôi xốn xang, ái ngại nên quyết tâm đi học.

Cuối năm đó tôi được lãnh thưởng. Khi ôm gói quà bọc giấy bóng kính có buộc nơ đến chỗ mẹ ngồi, tôi thấy mắt mẹ long lanh đẫm lệ vui mừng. Suốt thời đi học, ý muốn làm vui lòng mẹ là động lực chính khiến tôi cố gắng học hành. Tôi muốn có một nghề nghiệp vững chắc để phụng dưỡng mẹ tôi chu đáo, người mẹ đã cho tôi cả cuộc đời. Vậy mà tôi đã phải ra đi, bỏ mẹ lại một mình khi tuổi già bóng xế.

Ngày mẹ mất ở quê nhà, tôi nằm mơ thấy mình về lại ngôi nhà thời thơ ấu, chạy khắp vườn tìm mẹ mà không thấy. Trong nhà có rất đông bà con thân thuộc. Tôi hỏi mẹ đâu, người ta chỉ ra bờ sông. Tôi vội vàng chạy ra thì thấy một cỗ quan nằm đó. Tôi ôm chiếc quan tài gọi mẹ ơi, mẹ ơi....

Thức giấc, tôi biết rằng mẹ tôi đã mất. Tôi biết từ nay tôi chỉ còn có thể gặp mẹ trong những giấc mơ thôi.

Khánh Hà