Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

NHỮNG NĂM THÁNG

KHÔNG THỂ NÀO QUÊN

 

ĐƯỜNG UYÊN NGÃ

 

 

Là quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, ngày 30 tháng 4 năm 1975, Cộng Sản chiếm miền Nam, tôi cũng phải đành buông súng trở về nhà, trong lòng bàng hoàng tê tái lẫn lo âu về tương lai số phận của mình. Ngày 1/5/1975 phải đem cây súng Colt 45 đến trường tiểu học Nguyễn Tri Phương, Sài Gòn, để nộp cho Ủy Ban Quân Quản, và sau đó là học tập cải tạo, lao tù Cộng Sản.

Thật ra sau bao năm chiến tranh, dân tộc Việt Nam mong mỏi có thanh bình để đừng có cảnh đau thương, chết chóc, tuy nhiên khi Cộng Sản Bắc Việt chiếm miền Nam Việt Nam thì tầng lớp những người quân nhân, công chức của Việt Nam Cộng Hòa bị bọn họ đặt cho một quốc tịch mới là "Người Việt gốc Ngụy". Tôi cũng không ngoài số phận đó, luôn luôn giấy tờ và trong miệng những người Cộng Sản nói ra đều là "Ngụy" này, Ngụy nọ. Không còn con đường nào khác, tôi chỉ còn con đường "Hành Trình Biển Đông" để tìm tự do, tìm lại quốc tịch gốc Việt Nam chứ không phải là "Người Việt gốc Ngụy".

Hành Trình Biển Đông (hay đồng bào chúng ta còn gọi một cách khác là vượt biên) của số phận tôi bắt đầu:

I/Chuyến vượt biên thứ nhất:

Sau khi được móc nối đóng trước 2 chỉ vàng, tôi được hướng dẫn đến bến đò để có người đưa ra ghe nhỏ (được gọi là "taxi"), sau đó từ ghe nhỏ được đưa ra ghe lớn và bắt đầu cuộc hành trình vượt biển đông vào lúc 2 giờ sáng. Ngày đầu đi ra khỏi cửa biển thì nước đục đục xanh xanh, sau đó là một bên xanh, một bên đậm đen như mực gọi là hai làn nước biển. Qua một ngày chúng tôi nằm dật dờ ói mửa mà dân đi biển gọi là say sóng, mặc dù lúc đó mặt biển bắt đầu chuyển động, gió nổi lên, sóng đánh vào mạn thuyền ào ào, đưa đẩy con thuyền lắc lư, gió càng lúc càng mạnh hơn và trời bắt đầu mưa nặng hạt, sau đó sóng bắt đầu dữ dội nhồi con tàu dâng lên cao và dìm xuống thấp. Mọi người trên thuyền bắt đầu khiếp đảm, nhìn nhau hốt hoảng. Gió mỗi lúc thêm mạnh, sóng càng lúc càng to, đập ầm ầm vào mạn thuyền hết đợt này đến đợt khác.

Thuyền mỗi lúc mỗi dâng lên cao và hụp xuống thật sâu, rồi lại trồi lên thật cao và hụp sâu xuống tưởng chừng như mưa gió sóng biển đang nuốt chửng con tàu nhỏ bé khốn khổ. Mọi người lăn lộn ngả nghiêng ói mửa, tuy nhiên, cũng có một số người cố gượng dậy để tiếp tay chống chọi với mưa gió, bão bùng, một số nằm la liệt đọc kinh cầu nguyện, cầu Phật, cầu Chúa, Cầu Đức Mẹ, các Thành, cầu Phật Bà Quan Âm, nói chung ai có lòng tin gì thì đọc nấy. Gần sáng mưa gió bắt đầu ngớt, càng về sáng mưa gió càng bớt dần dần và khi mặt trời sáng tỏ cũng là lúc mưa bão chấm dứt. Chúng tôi vui mừng vì mặt biển đã lặng yên, cảm tạ ơn trên đã cứu mạng. Trưa đến mặt trời lên cao, mọi người vui mừng khi nhìn xa xa thấy chân trời xanh thẩm tưởng chừng như đụng vào mặt biển, như là trời nước gặp nhau.

Sau đó, vì quá mệt mỏi sau một ngày một đêm vật lộn với sóng bão mọi người lăn ra ngủ. Thiếp được một lát, tôi bỗng giật mình tỉnh giấc vì có tiếng súng nổ và từng loạt đạn bắn xối xả. Anh tài công và mấy người ngồi trên phòng lái bảo cho biết là có tàu lạ đang đuổi theo bắn súng, bà con hoảng sợ nằm yên bất động. Tiếng súng lúc đầu còn xa, sau càng lúc càng gần, các anh lái thuyền vẫn cố gắng chạy hết tốc lực, sau cùng là tiếng súng cối nổ văng bọt nước lên như cột nhà, thuyền đành phải ngừng lại. Chiếc tàu sắt đến nơi chạy vòng vòng và bắn xuống nước xung quanh chiếc thuyền vượt biên làm nước văng tung tóe, đồng thời họ la lớn: "Công an biên phòng đây, dừng lại! Nằm xuống! Đâu ở yên đó, không được động đậy nếu không sẽ bắn bỏ!" Sau khi nắm vững tình hình, bọn công an biên phòng mới nhảy qua thuyền lục soát, bắt mọi người để tay lên đầu để họ khám xét. Cuối cùng, công an bắt hết mọi người lên nhốt trên tàu họ và họ đưa chúng tôi cũng như kéo thuyền về đồn công an biên phòng, thế là tiếp tục tù đày!

II/Chuyến vượt biên lần thứ hai:

 

 

Sau khi ra tù, tôi tiếp tục cuộc sống đạp xe xích lô và dò tìm đường đi vượt biên tiếp, ngày qua ngày tôi vẫn tiếp tục chạy xích lô ở thành phố Sài Gòn. Rồi một ngày kỷ niệm đến, đó là lúc tôi đang đạp xích lô chạy vòng vòng tìm khách thì có một chiếc xe lam dừng lại bỏ khách, tôi cố chạy đến để tìm khách coi có ai cần đi xích lô không, thì quả thật có tiếng người khách vừa bước xuống xe lam vừa gọi: "Xích lô..xích lô", tôi bèn phóng xe đến và hỏi tíu tít: "Bạn đi đâu? Lên xe đi, tôi lấy rẻ thôi, lên xe đi!". Người khách ngó sững tôi một lát rồi lên xe, trên đường đi tôi hỏi khách muốn đi đâu hoặc về đâu tôi chở, khách nói về địa chỉ, số nhà...Sau đó khách quay lại hỏi: "Anh có phải là anh Ngã không? Nhớ tôi không? Vĩnh đây!". Tôi còn đang ngờ ngợ thì người ấy bỏ nón và tháo cái kiếng đeo mắt xuống, tôi nhận ra ngay Vĩnh, người cùng chung khóa quân sự với tôi tại quân trường và khi ra trường hai đứa lại tình cơ được về chung một đơn vị cho đến ngày buông súng. Khi hiểu rõ hoàn cảnh bi đát của tôi. Vĩnh xót xa cảm động và khi xuống xe Vĩnh đã nhét vào tay tôi một cọc tiền đầy ắp, nói: "Ngã giữ lấy xài tạm! Tình nghĩa huynh đệ chi binh Vĩnh còn nhớ rõ! Ba hôm nữa Vĩnh sẽ đến kiếm Ngã, ở nhà đừng đi đâu. Đừng đạp xích lô nữa. Nhớ ở nhà chờ Vĩnh nhe."

Tôi về nhà nằm đọc sách và cầu nguyện, mong ngày gặp lại Vĩnh xem coi bạn ta có giúp đỡ làm ăn gì được không? Cuộc hẹn ba ngày chưa hết, mới tới ngày thứ hai Vĩnh đã đến với một người nữa và giới thiệu tôi, sau đó hẹn ngày hôm sau sẽ giúp tôi đi vượt biên, người bạn mà Vĩnh dẫn đến giới thiệu sẽ là người dẫn đường cho tôi đi. Y hẹn, qua hôm sau tôi đến bùng binh Cây Gõ để chờ thì quả thật đã thấy người đó đứng chờ sẵn với một người nữa, anh bạn nói: "Cứ đi và làm theo tôi!". Sau đó, xe đò đến rước khách, chúng tôi lên xe về miền Tây, bắt đầu chuyến vượt biên lần thứ hai.

Nói chung cách đi đều giống nhau, tuy nhiên, chuyến đi kỳ này chuẩn bị kỹ lưỡng và tàu lớn nên không thấy gì nguy hiểm hay bị rình rập, bắt bớ của bọn du kích, công an. Mọi người ra đến tàu lớn ngon lành, tuy có hồi hộp và lo lắng. Tàu đang chạy ngon trớn thì tự nhiên khựng lại vì vướng chân vịt vào giàn đáy ở ngoài cửa biển, chân vịt khịt khịt một cách nặng nhọc rồi tàu đứng hẳn lại, các anh tài công phải lấy cây sào quậy xuống để gỡ lưới ra, nhưng lưới của giàn đáy đã quấn cứng vào chân vịt, không có cách nào khác, đành phải lấy lưỡi liềm lặn xuống cắt lưới. Mọi người bị một trận hồi hộp lo âu, cầu nguyện Trời Phật cho tai qua nạn khỏi, sau cùng thì cũng xong, tàu chạy tiếp, mọi người vui mừng thở phào nhẹ nhõm và nằm xuống ngủ để giữ sức chờ đợi ngày mai tươi sáng trên đất nước tự do.

Tuy nhiên, khi đi được vài tiếng đồng hồ thì biển bắt đầu động, sóng nổi lên đánh dồn dập vào thân tàu mưa gió gào thét, con tàu tròng trành, mọi người nhốn nháo cả lên. Anh tài công phải vội vàng trấn an, và yêu cầu mọi người nằm xuống giữ yên lặng để tàu không bị lắc lư, tròng trành dễ lật. Anh cũng cho biết là mọi người phải chịu đựng cơn bão số 4 cấp 6. Mọi người nhao nhao lên hỏi: "Tại sao anh biết có bão to mà còn đi? Trời ơi vậy là chết cả đám, anh đưa tụi tôi vào chỗ chết hết rồi!". Rồi tiếng la khóc nhao nhao lên, người này ôm người nọ khóc lóc làm con tàu nghiêng ngã. Anh tài công hoảng hồn la lớn: "Xin bà con bình tĩnh! Ồn ào nhốn nháo sẽ làm lật thuyền nguy hiểm lắm! Bà con đừng lo, tàu mình là tàu lớn, chúng tôi có thừa kinh nghiệm đi biển. Bão cấp 8 tôi còn lái được. Cấp 6 này có ăn thua gì đâu!".

Đâu đó lại có tiếng người la lớn lên: "Anh đã biết có bão lớn mà sao còn đi?". Anh tài công ôn tồn nói: "Xin bà con cô bác yên lặng nghe tôi nói, chúng ta đi vượt biên là đi vào chỗ chết để tìm cái sống và sở dĩ chúng tôi phải chọn cái ngày mưa bão ra đi là để các tàu đánh cá quốc doanh, tàu công an biên phòng, v.v..sợ bão sẽ không dám ra khơi, như vậy thì chúng ta mới không bị bắt. Còn chuyện chúng ta chết sống thì phó thác cho trời, miễn sao thoát khỏi bàn tay của bọn Cộng Sản là được rồi. Chết thì chúng ta cùng chết chứ có phải chỉ có bà con cô bác đâu!". Mọi người im lặng bùi ngùi nghĩ ngợi: Phải mà, chúng tôi ra đi trong cái chết để tìm cái sống chứ có phải đi du lịch đâu mà phải chọn ngày đẹp trời tươi sáng. Chúng ta phải liều chết đi trong mưa bão mới họa may an toàn mà đến được bến bờ tự do. Còn cái giá nào phải trả cho người Việt Nam nữa không? Chỉ có những người Việt nạn nhân của chế độ Cộng Sản mới dám liều lĩnh lao vào mưa bão để tìm hai chữ tự do. "Ôi đau buồn quá!".

Tàu chúng tôi phải chịu đựng liên tục ba ngày giông bão như vậy, lúc thì nhiều, lúc thì ít, lúc thì tưởng chừng như tàu bị lật, lúc thì tưởng bão đã chấm dứt và mình đã thoát nạn, tình huống thay đổi từng phút giây không biết đâu mà lường. Mọi người chỉ còn biết cầu nguyện để mong tai qua nạn khỏi. Bất thình lình con tàu khựng lại kêu khịt khịt rồi chao đảo không còn chạy tới được nữa. Mới đầu các anh tài công tưởng là máy hư nhưng xem xét lại thì máy vẫn chạy tốt nhưng tàu vẫn không tiến được, cuối cùng mới biết con tàu đã rớt chân vịt nên không còn điều khiển được nữa, đành phải để máy chạy cho con tàu chạy theo sóng biển và gió thổi. Tài công cố bẻ lái đưa con tàu xuôi theo sóng và gió để tránh tàu bị lật. Tới nước ấy con tàu muốn đi đâu thì đi chỉ cố để tàu đừng bị lật ngang.

Mọi người nằm la liệt trên tàu, kẻ ói người mửa, họ đã không còn sức để mà lo sợ con tàu còn chạy được hay không? Tội nghiệp các anh tài công vẫn ráng lèo lái đưa con tàu an toàn nhảy sóng trôi theo gió và sóng biển. Các anh không quên dõi mắt trông ngóng tìm kiếm đất liền hoặc chiếc tàu khác để cầu cứu. Cuối cùng, gió cũng tàn, sóng cũng êm, và cũng là lúc các anh tài công mừng rỡ khi phát hiện từ nơi chân trời xa xa có đất liền với dãy rừng cây xanh thẳm và bờ cát biển. Mọi người mừng rỡ khi thấy đất liền. Sau 4 ngày căng thẳng thần kinh bây giờ họ mới thực sự thở phào nhẹ nhõm, người nào còn có sức thì cố leo lên boong tàu nhìn đất trời tự do-tuy nhiên, tự do quá đắt vì dật dờ trên sóng biển là các mãnh ván vụn của những chiếc tàu nào đó bị đánh bể, những thùng phuy dầu bồng bềnh, thậm chí còn có vài đôi dép nổi phập phều.

Sóng gió dần dần đưa con tàu vào bờ cát. Anh tài công chính nhảy xuống trước tiên và chạy lên quan sát. Sau đó, anh chạy trở lại hổn hển nói giọng đứt quãng: "Chúng ta bị sóng bão đánh giạt vào cửa biển Vàm Láng rồi! Đây là rừng cây quắm, và kế bên là bãi ruộng làm muối. Thôi bây giờ chúng ta cùng lên bờ và mạnh ai nấy chạy! Xin bà con đừng khai tôi là tài công nếu rũi ro chúng ta bị bắt, để lần sau tôi còn có thể lái tiếp tàu cho bà con!". Mọi người nhốn nháo ào ra khỏi tàu và chạy biến vào rừng cây, tôi cũng chạy theo họ. Trên đường chạy, chúng tôi thấy la liệt ván, dép, giỏ đồ, can nhựa.v.v..điều đau lòng là thậm chí còn thấy xác người chết với con chó đang gậm nhắm bộ lòng, nó kéo khúc ruột tử thi ra, ruột bị thun lại làm nó té, rồi nó chạy lại rứt cắn ăn tiếp Chúng tôi quá hãi hùng chạy thục mạng tứ phía.

Phần tôi chạy ngược vô sâu trong rừng cây âm u và tìm cây lớn tận trong sâu leo lên nằm đỡ, lấy áo lót để không té xuống. Còn những người khác không biết số phận ra sao? Tôi nằm chờ một ngày một đêm, phần đói khát, phần lo âu mệt mỏi, phần muỗi rừng bu như kiến làm tôi quá kiệt sức, tôi cố mò đi ra xem xét tình hình thì găp một đôi vợ chồng đang đi tìm kiếm lượm đồ trôi dạt của những người vượt biên dọc theo bờ biển. Tôi đành phải nói thiệt và năn nỉ xin họ cứu mạng, hai vợ chồng bèn dìu tôi về căn nhà còi họ cất để làm muối ở gần đó, và nhường cái chõng tre cho tôi ngủ. Tôi nằm vật xuống và hết biết gì nữa.

Ngày hôm sau tỉnh dậy, tôi bèn lấy chỉ vàng mà mẹ tôi may trong chiếc quần cụt của tôi để tôi phòng thân, cho họ để nhờ giúp đỡ cho tôi về Sai Gòn. Họ rất tốt, không lấy chỉ vàng và còn kể cho tôi nghe chuyện một cô gái vượt biên chết trôi dạt vào nằm trên bờ biển, hai vợ chồng động lòng trắc ẩn mới đem xác đi chôn, trước khi chôn, họ thấy trên ngón tay cô ta có chiế cà rá nhưng không gỡ ra được, bèn khấn nguyện van vái cô ta cho chiếc cà rá, thì lạ lùng thay họ tháo chiếc cà rá ra thật dễ dàng. Sau đó, con họ bị bệnh, họ đem chiếc cà rá đi bán để mua thuốc thang cho con, run rủi sao mà lại đem chiếc cà rá vào đúng tiệm vàng của cha mẹ cô gái xấu số, chủ tiệm đã nhận ra chiếc cà rá đó là của con gái mình. Họ đem xác con về chôn cất lại tử tế và hậu tạ cho hai vợ chồng này. Hai người khấn hứa từ đó đến nay là sẽ giúp đỡ tất cả mọi người vượt biên nếu ai bị lâm cảnh khổ nạn. Cuối cùng hai vợ chồng nhân đức này đã tìm đủ mọi cách để giúp tôi thoát khỏi du kích và công an địa phương để trở về Sài Gòn an toàn. Đến đây tôi xin cám ơn linh hồn cô gái tử nạn nơi bờ biển và xin chân thành cám ơn hai vợ chồng chân chất đầy tình người ấy.

III/ Chuyến vượt biên lần thứ ba:

Trở về, tôi lại tiếp tục chạy xích lô và quá đau buồn có số phận nghiệt ngã, thì đùng một cái có người chạy Honda đến nhà lúc 10 giờ đêm kiến tôi, cho biết là người anh ruột ở Mỹ đã lo liệu trả tiền xong rồi "Anh đi theo chúng tôi để vượt biên". Anh ta đưa tôi về miền Đông và ở đó chờ chuyến đi. Tôi chờ đến đêm khuya ngày thứ ba mới xuất phát ra đến lùm cây bờ sông thì đã có người chờ ở đó rồi. Sau đó "ghe taxi" đưa chúng tôi ra cửa biển, vừa xuống ghe chạy được một đỗi thì công an và du kích bắn xối xả, nhưng may mắn là chúng tôi vừa đi khỏ, thật hú vía. Ra khỏi cửa biển Việt Nam chúng tôi nhìn lại quê hương sau lưng, mọi người chia nhau uống nước ở cửa sông, nơi tiếp giáp chảy ra biển, với lòng vui buồn lẫn lộn. Trên đường đi trời quang may tạnh, êm đềm, chúng tôi thấy những giàn khoan dầu xa xa, ôi đẹp quá đất trời tự do là đây! Chúng tôi dự định băng qua Phi Luật Tân nhưng vì ghe nhỏ đông người nên không dám băng ngang biển Đông, tài công đành chạy theo bờ biển để đưa tàu qua Mã Lai Á.

Đi được hai ngày thì có tàu lạ đuổi theo, chỉ một lát sau nó đến gần, mọi người xôn xao cầu mong được cứu, nhưng số phận nghiệt ngã lại đến, đó lại là tàu của bọn hải tặc Thái Lan từng giết người, cướp của và hãm hiếp đàn bà con gái. Trên tàu của chúng có tất cả 7 tên cầm mã tấu lăm lăm chuẩn bị nhảy qua tàu chúng tôi, các bà các cô lấy dầu bôi lên mặt và trốn xuống hầm, còn đàn ông thanh niên lên đứng trên nắp hầm tàu nhìn qua để mong chúng thấy đông thanh niên trai tráng trên tàu mà không dám làm ẩu...Chúng nó khựng lại một chút, lái tàu chạy vòng vòng xung quanh và sau đó ủi tàu chúng vô, tàu chúng tôi văng qua văng lại, mọi người ngã té chồng lên nhau, bọn hải tặc bèn nhảy qua huơ huơ mã tấu chém và la lối bằng tiếng Thái Lan. Chúng tôi đoán chừng là bọn chúng kêu đừng có chống cự, hãy ngoan ngoãn nộp vòng vàng tiền bạc ra cho chúng.

Chúng đấm đá xé quần áo đám thanh niên trước tiên để lột dây chuyền, cà rá, tiền bạc, trong lúc xô đẩy lột quần áo của một thanh niên thì bọn Thái thấy anh ta có xâm hình cái đầu con cọp nơi cánh tay, chúng bèn ngưng lại, kêu đồng bọn bu lại xem, sau đó nói một tràng tiếng Thái với người thanh niên đó - anh ta nhớ lại lúc ở tù trại Cây Gừa ở Cà Mau chung với bọn Thái Lan, chúng đã xâm cho anh ta và nói nếu đi vượt biên gặp hải tặc nhớ đưa hình xâm ra cho chúng coi, anh bèn cởi áo ra chó chúng xem thêm một cái đầu cọp lớn ở giữa ngực nữa. Sau khi xem xong, bọn hải tặc bèn bỏ hết tiền bạc vòng vàng cướp được lại một đống trên tàu và kêu mọi người của ai thì lấy lại, rồi nói với thanh niên kia là nên cho tàu chạy vòng ra ngoài để tránh bọn hải tặc khác. Chúng trở về tàu và tha cho chúng tôi. Tàu chúng tôi bèn chạy vòng ra ngoài, sau 6 ngày sáu đêm đói khát, một gói mì chia cho tám người, còn nước sau 4 giờ đồng hồ mới được hớp một miếng, đến ngày thứ 7 thì được tàu hải quân Mỹ kéo vào một đảo hoang gọi là đảo khỉ, vì nơi đây có rất nhiều khỉ. Đã có một tàu vượt biên đến đó trước rồi, nhưng không may đã bị bọn lính Mã Lai hãm hiếp phụ nữ trên tàu. Khi tàu chúng tôi đền thì bọn này đã đổi đi chỗ khác và thay thế toán khác đến, toán lính này không dám làm bậy.

Mười ngày sau, chúng tôi chính thức được đưa vào trại tị nạn Mã Lai chờ ngày đi định cư nơi một đất nước thật sự tự do của người Mỹ gốc Việt, người Canada gốc Việt, người Úc gốc Việt v.v.v..chứ không còn là "người Việt gốc Ngụy" nữa!

****

Nhập trại xong được Cao Ủy Tị Nạn làm cho cái thẻ tị nạn (như căn cước có dán hình), tôi thật sự sung sướng như trong mơ, nhéo nhéo đùi mấy cái coi có đau không để biết rằng đây là sự thật. Ôi không còn diễn tả nào hơn! Nhưng số phận nghiệt ngã lại đến vào ngày 14 tháng 3 năm 1989, ngày các trại tị nạn đóng cửa, họ không muốn tiếp nhận người Việt Nam vượt biên nữa. Do đó, họ đã hành tình hành tội đủ thứ để thuyền nhân phải trở về Việt Nam, mà họ áp đặt bằng danh từ mỹ miều là "thanh lọc" để định nghĩa cho việc xếp loại thuyền nhân là di dân kinh tế, hầu trục xuất trở lại quê hương. Một lần nữa, Quân Dân Việt Nam Cộng Hòa lại bị bức tử, họ thanh lọc cho có, những người Cộng Sản mà có tiền để chi thì họ cho là tị nạn chính trị, được cho đi định cư ở nước tư do như một công an khu vực tên Dũng đã được đậu đi định cư. Còn các vị Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng Pháo Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Thiếu Tá đi du học Hoa Kỳ về sĩ quan và quân nhân các cấp thì rớt như sung rụng..trong đó có một Thiếu Úy Nhảy Dù lên phỏng vấn thanh lọc, họ chẳng hỏi gì nhiều, chỉ hỏi như trò chơi là: "Anh định nghĩa thanh lọc là gì?" Rồi sau đó, hỏi qua loa vài chuyện không đâu, rồi cuối cùng nhận giấy báo rớt thanh lọc, phải hồi hương.

Mặt khác, về cuộc sống họ ép không cho nấu nướng, không có nước sôi cho trẻ nhỏ pha sữa, mì gói cung cấp một tuần bảy ngày họ rút còn năm ngày, hai ngày nhịn đói. Ngoài ra, họ còn dùng những người cảnh sát độc ác đánh đập thuyền nhân thậm tệ, thậm chí đàn bà mang bầu còn bị cảnh sát đá cho sẩy thai. Ôi đau thương cho những người dân Việt đã bỏ nước ra đi trốn chạy Cộng Sản, nay lại bị đồng minh bán rẻ, dùng đủ mọi trò dã man để hành hạ. Mặc cho họ dùng đủ mọi trò khủng bố tinh thần và thể xác, các thuyền nhân Việt Nam vẫn kiên trì ở lại gần tám năm trời trong trại tị nạn như là ở trong ngục tù...Đời người không bao lâu, như vậy đã đủ chứng minh đi tị nạn là đem sinh mạng ra để đổi lấy tự do chứ không phải đi du lịch. Cuối cùng, không trò nào ép được thuyền nhân Việt Nam trở về, họ phải dùng lực lượng cảnh sát đặc biệt bắn lựu đạn cay và cưỡng bức hồi hương.

May mắn thay, trong cái độc ác còn sự nhân ái, chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay để cứu vớt những người bị đẩy trở về Việt Nam bằng chương trình mang tên ROVR.

Xin trích dẫn "giấy bức tử" của chính phủ Mã Lai thông báo rớt thanh lọc để thay cho kết luận:

Thông báo về quyết định tình trạng tị nạn:

Sau khi xem xét cẩn thận tất cả chi tiết lý lịch và lời khai của bạn. Chính phủ Mã Lai quyết định bạn không đủ tiêu chuẩn tị nạn.

Giờ đây chỉ còn 2 giải pháp

1/Trở về Việt Nam.

2/Xin cứu xét.

Mà việc cứu xét thì không bao giờ có.

Nhiều người đã đau buồn phẫn uất tự tử như chị Hương tự thiêu, anh Hoàng nhảy từ trên sườn núi xuống v.v..

Tôi viết lên để mong thế hệ sau này trân quý cái giá mà cha ông phải trả để có mặt trên đất nước tự do, mà câu chuyện của tôi chỉ là một phần nhỏ trong đại bi khúc hành trình biển đông.