Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

VÀI CẢM NGHĨ VỀ THI PHẨM

BẢN TÌNH CA CŨ CỦA

NGUYỄN ĐÔNG GIANG

 

THÁI TÚ HẠP

 

 

Chúng tôi nhận được bản thảo "BẢN TÌNH CA CŨ" của nhà thơ NGUYỄN ĐÔNG GIANG vào xế trưa, cùng lúc chúng tôi nghe bản tin từ Đức Quốc cho biết Viện Hàn Lâm Thụy Điển vừa công bố trao giải Nobel Văn Học năm 2009 cho nhà văn nữ người Đức Herta Muller. Cả nước Đức đều vui mừng và hãnh diện đón nhận niềm vinh dự này. Chính Herta Muller cũng bất ngờ với tin vui trọng đại trong đời bà. Tác phẩm mới là Atemschaukel tạm dịch "Nhịp Thở" với nội dung đề cập đến những thảm cảnh nghiệt ngã đau thương đốn nhục trong trại tập trung của Liên Sô khi xâm chiếm quê hương Herta Muller là Roumanie sẽ được đề cử cho giải thưởng sách của Đức (German Book Prize). Bà đã nổi tiếng tại Đức qua nhiều tác phẩm tiểu thuyết và thi ca trong suốt thời gian bà định cư tại Đức. Ủy Ban Văn Học Viện Hàn Lâm Thụy Điển nhận xét về tài năng của bà: "Văn phong của Herta Muller thể hiện chân thực qua dòng văn xuôi và đậm chất thơ vừa sâu sắc và thơ mộng, diễn tả những cảnh đời bị tước đoạt tất cả quyền sở hữu đến tận cùng của con người..."

Một đề tài đã thuộc về quá khứ chẳng khác gì hiện tượng bi thảm của hàng triệu người Việt vượt biển tìm Tự Do và Nhân Quyền và có khoảng 4 trăm ngàn thuyền nhân và bộ nhân đã tử nạn sau tháng 4 năm 1975, cùng hàng triệu quân cán chính trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bị đưa vào các trại cải tạo, sau khi quân Cộng Sản miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam vào năm 1975 và có hàng ngàn người đã chết. Trong các trại cải tạo ở Quảng Nam có nhà thơ Nguyễn Đông Giang, xuất thân từ trường Võ Bị Đà Lạt.

Đối với thế giới những thông điệp hùng hồn của sự thật lịch sử đã hiển nhiên vượt qua thời gian. Nhất là giá trị luôn được đề cao về chân lý của Tự Do và của quyền làm người. Ngay trong tập thể cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại, dù chỉ riêng cố gắng từ mỗi cá nhân để hình thành, tác phẩm vẫn cưu mang và bảo trì một số giá trị văn học cho dù khiêm nhượng đến đâu vẫn là những nguồn mạch tinh thần góp vào công trình phát huy văn hóa dân tộc mà chúng ta mang theo có nhiều hy vọng vươn lên...

Những chặng đường mà nhà thơ NGUYỄN ĐÔNG GIANG đã đi qua từ thi phẩm NGƯỜI GIANG HỒ năm 1996 đến CHO TƯƠNG LAI BẮT GẶP năm 1971 và VÔ LƯỢNG TÌNH SẦU năm 2005 và bây giờ BẢN TÌNH CA CŨ năm 2009 – Gồm trên 60 bài thơ sáng tác qua nhiều thể loại. Nội dung nhắc nhở đến những kỷ niệm đau thương nghiệt ngã trong trại cải tạo, những ngậm ngùi cay đắng của kiếp sống lưu vong nơi xứ người.

Non sông còn lại bài ca cũ

Em hát làm chi nữa thêm buồn

Ngã ngựa. Cuối đời. Thân thất thổ.

Cuối đời nhớ nước. Lệ còn tuôn

 

Khi em hát bản tình ca cũ

Anh nghe sầu dâng tận phương này

Anh theo tiếng hát về quê Mẹ

Chiến tranh tàn lụn. Buồn vậy thay!

 

Nỗi đau nào trong bản tình ca

Mà em hát làm anh xốn dạ

Lưu vong hề! Yên thân, đẹp mã

Non nước chờ ai. Kẽ lãng du!

 

Khi em hát bản tình ca ấy

Anh ấm lòng mơ ước buổi về

Em ạ. Có ngày anh trở bước

Quay về. Hôn lại mảnh đất quê

 

Khi nghe em hát. Anh nhớ quá

Nhớ xưa em. Lặn lội nuôi chồng

Nhớ thuở điên khùng. Quăng súng đạn

Nghĩ càng thêm hổ. Thẹn non sông!

 

Non sông còn lại bài ca ấy

Em hát còn anh. Chỉ đau lòng

Em hát làm anh. Không ngủ được

Đau lòng. Đau nước. Phận lưu vong!

 

Thèm nghe em hát. Nhưng khổ nỗi

Anh vốn tủi thân. Dễ nhớ nhà

Trời ơi! Con quốc xa rừng khóc

Em đừng hát nữa. Bản tình ca.

NGUYỄN ĐÔNG GIANG

Bài thơ này được tác giả vừa ý nhất để chọn cho nhan đề thi phẩm BẢN TÌNH CA CŨ. Đa số những bài thơ của Nguyễn Đông Giang đều mang tâm trạng chung của thế hệ chúng ta sinh ra trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt triền miên trên quê hương yêu dấu. Giai đoạn đau buồn và tang thương nhất trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, những vốn liếng chứng tích ghi nhận lưu lại cho hậu sinh là những linh hồn sinh động đánh thức nên những hiện thực vô cùng quí giá.

Tuổi đã vào thu nơi xứ người. Tâm đã lắng đọng với chuyện xôn xao chợ đời đã như tiếng vọng ngoài khung cửa vời xa... Đêm nằm thao thức vẫn còn bàng hoàng nhớ đến anh em tử sinh treo đầu ngọn gió. Một thời chinh chiến. Một thời rừng rú chập chùng oan nghiệt của vận nước tang thương... và mãi cho đến bây giờ Việt Nam vẫn còn thét gào Tự Do trong vực thẳm. Thơ của NGUYỄN ĐÔNG GIANG là tâm tư tỉnh thức của những tâm hồn lính tráng lưu vong gợi cho chúng tôi những nỗi niềm xúc động vì ở NGUYỄN ĐÔNG GIANG là bản chất đôn hậu thực thà như cỏ hoa dưới ánh mặt trời. Và đó chính là ưu điểm từ sự xúc động chân tình của anh đến với người đọc thơ anh nhất là những người còn nặng tình với đất nước, quê hương, với tình chiến hữu, nghĩa đồng môn của một thuở lửa khói điêu linh nơi quê nhà.

THÁI TÚ HẠP.

Rosemead tháng 10.2009

 

Anh xa nhà, sống bằng thơ

NGUYỄN ĐÔNG GIANG

Mến tặng Bà con QNDN-ndg

 

1

Cali, xứ của người ta

Quê anh Đà nẵng, Sơn chà Việt Nam

Dáng cong chữ S, khó lầm

Như eo lưng Mẹ, u nần vai cha

Nên anh, chẳng muốn xa nhà

Tội em, tội những sân ga đứng chờ

2

Anh xa nhà, sống bằng thơ

Thơ là cố quận, nên mờ mắt mong

Thơ là bài học thuộc lòng

Ê a thuở bé, Mẹ mong con ngày...

Thơ là bài học hôm nay

Xa quê, đất Tổ, lưu đày bơ vơ!

3

Quê hương, có phải đợi chờ?

Nên anh chưa viết, bài thơ cuối cùng.

 

Bỏ Đất

* Mến tặng những tấm lòng VN tha hương – ndg

 

Xa nước bao năm, còn nhớ nhà

Tim còn nồng ấm, bài Quốc ca

Còn sống lưu vong, ta còn hát

Nghìn trùng sông núi gọi. Thiết tha

 

Bỏ đất ra đi đầu đã bạc

Đêm mơ, ta về lại quê nhà

Giơ tay ôm trọn, trời đất cũ

Nỗi lòng Tây tạng. Nỗi lòng ta!

 

Bỏ quê! nghĩ đến buồn nát dạ

Ừ thôi! quê mất, còn đâu nhà

Em về làm vợ, anh bộ đội

Ta không buồn, sao lại xót xa!

 

Bỏ đất xa quê, đời sông chợ

Mất trắng em, chưa mất chỗ về

Nơi ra đời, oe oe tiếng khóc

Hồn ta ở đó, hởi! cố quê

 

Ba mấy năm trời, mây qua cửa

Ta tưởng đâu quên, chuyện nhớ nhà

Ta tưởng thời gian, nhòa tất cả

Sao nhòa cố thổ, trong tim ta

 

Quê xa, những người muôn năm cũ

Sống chết, hồn treo ở bên trời?

Bên nầy buồn vui, nào ai biết

Giọng khàn đêm gọi. Cố hương ơi!

 

Cali 041207 – NGUYỄN ĐÔNG GIANG