Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

SÀI GÒN BÂY GIỜ

 

Tác giả: TRỊNH THANH THỦY

 

Khi cuộc hành trình đi về miền nhiệt đới nóng ẩm của tôi đổi hướng từ Thái qua Việt Nam thì khí hậu cũng theo ngày tháng mà nóng dần lên. Tiếng gọi giục giã của Sài Gòn không còn là những rạo rực, háo hức nóng bỏng thương nhớ của những năm đầu người trở về, không còn câu chào mời hết sức niềm nở cho các Việt Kiều từ ngàn dặm xa của người ở lại. Trong mắt tôi, bây giờ VK được đối xử nhã nhặn, vui vẻ, chừng mực, một cách rất bình đẳng như tất cả các khách du khác.

Tôi đón xe Taxi từ phi trường về khách sạn nơi tôi đặt trước ở trung tâm Sài Gòn. Phố xá giờ khang trang, xe cộ ồn ã kín đặc, người người ai cũng vội vàng tất bật chạy theo dòng luân lưu như một cộ đèn kéo quân. Tôi bỗng giật mình, dường như mình lầm vì không còn nhận ra bóng dáng thân yêu của các cô gái Việt Nam ngày cũ nữa.

Cái ký ức những cô nữ sinh áo dài trắng đạp xe, vạt sau cài yên, giỏ trước chất đầy tập vở đã đi vào giấc mơ của hoa bướm ngày xưa. Những lời thơ có cánh, xôn xao lòng như “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu?” cũng bay vào ngăn kéo lãng mạn của viện bảo tàng văn học nào đó trước thập niên 75. Phái nữ giờ thay đổi từng ngày, từng tháng, từng năm, nhanh đến nỗi bất ngờ. Em hiện đại, “phơi phới” giữa đường, chân ga, tay găng, mắt kiếng râm, mặt khẩu trang, mũ vải rộng vành nằm (trên) dưới mũ bảo hiểm, áo nắng siêu đắt, tất cả kín mít từ đầu đến chân…..như phụ nữ Hồi.

Em Huế, Sài Gòn Hà nội ngày nay ra đường được “ngụy trang đến tận răng”. Anh nào mà ngớ ngẩn, lạng quạng “theo ngọ về”, đến nhà lột hết mũ áo ra mới hay mình lầm, lỡ “theo cọp về” chỉ có nước tẽn tò.

Đất mẹ nứt nẻ, toàn cầu bị hâm nóng, tia tử ngoại gia tăng, nhà cửa, cao ốc thành phố thi nhau mọc lên như nấm, bụi bặm, khí độc ô nhiễm khắp nơi, ai mà không sợ? Các em giờ chống nắng triệt để, vì sợ đen, sợ ung thư da. Không những phụ nữ mà tất cả già trẻ lớn bé ai phải “xông pha” ngoài đường cũng phải dùng khẩu trang. Chỉ cách đây vài năm, các cô chỉ đeo khẩu trang sơ sơ và găng tay. Giờ tân thời hơn, “phát minh mới” cái áo che nắng đặc chế ra đời, phủ trùm từ đầu đến chân(cho các cô mặc đầm) khiến các cô trông như các phi hành gia hay nhân viên phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, sự cẩn thận nào cũng có cái lý của nó. Không thể chối cãi được, bạn sẽ nhận ra rằng em VN tóc dài, tay lụa, đã thay da, đổi thịt, đẹp, trắng, xinh hơn khi về đến nhà, khi cởi “vỏ bọc”. Nhất là các cô làm những nghề cần đến nhan sắc đã biết dùng kem lột da để tự tạo làn da trắng nõn, khiến các bậc tu mi điên đảo khoé nhìn.

Tự ngàn xưa, theo quan niệm thẩm mỹ của người VN, khi nhắc đến một phụ nữ đẹp, các cụ nhà ta thường có câu “trắng da, dài tóc”. Ngày nay, phụ nữ VN trắng da, dài tóc nhờ được che chắn kỹ càng. Những phụ nữ Hồi cũng vậy, họ rất đẹp và trắng dù ở những nơi mịt mù gió cát sa mạc, khí hậu khắc nghiệt, nhờ trùm kín mít chỉ hở có đôi mắt.

Mới đây, bản tin Swiss Canton, một tỉnh bang của Thụy Điển vừa bầu xong đạo luật “cấm mặc quần áo che hết khuôn mặt”, làm tôi chú ý. Lại một nơi nữa, ngoài Pháp và Bỉ, đã ra đạo luật ngăn cấm những chiếc áo có mạng che mặt như Burqas hay Niqabs không được mặc để đi lại. Việt Nam ta có câu “Nhập gia tùy tục”. Những phụ nữ Hồi Giáo vẫn không chịu tuân thủ luật cấm, đã bị chặn ở Pháp và bị phạt khoảng 200 đô khi trang phục kín mít chỉ để hở đôi mắt. Hầu hết trong các trường hợp họ đều cởi mạng che mặt không kháng cự nếu cảnh sát yêu cầu, nhưng tháng 7 vừa qua đã có một cuộc nổi loạn gần Versailles khi cảnh sát bắt một phụ nữ Hồi Giáo tháo khăn che mặt.

Cái đẹp huyền bí của những tấm che mặt Burqas hay Niqabs như một khiêu khích vô chừng trí tưởng tượng và tò mò của con người và nó cũng mở ra những huyền thoại. Người phụ nữ Hồi phải che mặt vì bị bắt buộc theo luật định của tôn giáo, của gia đình, của quan niệm gia trưởng độc đoán, của sự an toàn bản thân và cũng để nhận diện tộc phái chính mình. Nếu sai phạm, một người phụ nữ có thể bị đánh đập tàn nhẫn, hiếp dâm và giết chết. Họ được dạy dỗ về sự thiêng liêng của việc gìn giữ thân xác, khuôn mặt chỉ cho riêng một người. Đó chính là người phối ngẫu, mới xứng đáng được hưởng tất cả những cái đẹp thể xác và linh hồn của người phụ nữ do thượng đế đã tặng dữ. Chỉ có người chồng mới yêu mến, có ý định gắn bó trăm năm, không lợi dụng họ, xem họ như một món đồ chơi hay hình tượng gợi dục cho phái nam giữa công chúng như thế giới ngày nay thường làm trên mạng, truyền hình và sách báo. Người phụ nữ Hồi hài lòng và chấp nhận cái hay, đẹp, cần được chăm sóc và đem giấu kỹ trái hẳn với quan niệm “đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”.

Nếu bạn có ghé qua khu vực chợ Bến Thành, Sài Gòn ngay góc đường Nguyễn An Ninh, bạn sẽ thấy chung quanh khu này có rất nhiều tiệm quần áo trưng bày và bán những sản phẩm thủ công thêu tay hay thêu máy rất đẹp và tinh xảo. Những tấm khăn Burqas, Niqabs, các trang phục phụ nữ Hồi thêu hoa màu sắc rực rỡ hay trang nhã được treo và trưng bày khắp nơi dọc theo khu phố này ban ngày cũng như trong khu chợ đêm Bến Thành. Người ngoại quốc ra vào nườm nượp, nhất là những khách buôn người Malaysia. Du khách từ Mã Lai đến để mua những mặt hàng thêu này về bán lại vì nó đẹp, nét thêu tỉ mỉ, mỹ thuật, lại rẻ. Người bán cũng trang phục phụ nữ Hồi và nói tiếng Anh và Mã Lai. Nhìn những bộ quần áo trông giông giống bộ áo dài thêu VN này được các phụ nữ Mã nâng niu đi tới đi lui trả giá bạn sẽ thấy hoa lòng rộ vui vì nền công nghiệp may mặc VN phát triển song song với kỹ nghệ du lịch.

Như chúng ta đã thấy sự khác nhau trong ý nguyện che mặt và thân thể của phụ nữ Vn và phụ nữ Hồi, một bên là tự nguyện vì làm đẹp, một bên là vì lý do tôn giáo và truyền thống. Nhưng kết quả cuối cùng vẫn mang lại cho chúng ta những người đẹp trắng da dài tóc được gói ghém cẩn trọng trong lụa là gấm vóc. Địa cầu thay đổi, con người thay đổi, thế hệ thay đổi, dĩ vãng đen trắng qua đi như những cơn mơ. Hình ảnh những nàng nữ sinh áo trắng tan trường đạp xe đạp đi hàng đàn với nón lá che ngiêng, giờ tan học từng làm xốn xang lòng người, giờ chỉ còn là kỷ niệm.

Thương ơi!!! Thương quá ngày xưa.

Trịnh Thanh Thủy