Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

NHỮNG ĐÊM MẤT NGỦ

 

HUY PHƯƠNG

 

Đời xưa có người chỉ qua môït đêm lo nghỉ không ngủ, sáng dậy râu tóc đều bạc phơ. Theo truyện Đông Chu Liệt Quốc, Ngũ Tử Tư là người nước Sở, văn võ song toàn, có cha Ngũ Xa là người chính trực nhưng bị vua nghe sàm tấu mà khép vào tội phản nghịch bắt giam lại để xử tội. Vua sợ hai con của Ngũ Xa là Ngũ Thượng và Ngũ Tử Tư sẽ làm phản nên ép Ngũ Xa viết thư dụ hai con về triều để vua phong chức, nhưng chỉ có Ngũ Thượng tin cha theo về triều bị vua Sở giết. Ngũ Tử Tư bị truy lùng khắp nơi, một đêm đi đến cửa ải, định sang nước Ngô mà không được, nằm lo âu, chỉ qua một đêm trằn trọc không ngủ, suy nghỉ đến tận sáng hôm sau thì toàn bộ râu, tóc của Ngũ Tử Tư đều bạc trắng.

Người ta thường dùng mấy chữ "giấc ngủ trẻ con" để nói đến những giấc ngủ ngây thơ, vô tư, còn người ưu thời mẫn thế, lo nghĩ chuyện đời hoặc gặp cảnh trái ngang, đêm thường khó ngủ. Có khí mất ngủ vì lo âu, vì buồn bã, vì sợ hãi hay đôi khi vì quá vui. Nghĩ đến cảnh nước mất nhà tan, cuộc đời dâu bể, Trần Tế Xương đã mô tả cảnh "đêm nghe tiếng ếch bên tai, giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò", hay cũng là đêm: "trời không chớp bể với mưa nguồn, đêm não đêm nao tớ cũng buồn!" Hay như nhà thơ Từ Diễn Đồng (1866-1918) dưới thời Pháp thuộc, với tâm sự cô đơn của một nhà nho yêu nước, biêt ai đồng chí, đồng tâm với mình, cũng với những đêm không ngủ:

Đêm sao đêm mãi tối mò mò

Đêm đến bao giờ mới sáng cho?

Đàn trẻ u ơ chừng muốn dậy

Ông già thúng thắng vẫn đang ho.

Ngọn đèn giữ trộm khêu còn bé

Tiếng chó nghi người cắn vẫn to

Hàng xóm bốn bề ai dậy chửa?

Dậy thời lên tiếng gọi nhà nho!"

Chúng ta dẫu không là "chí sĩ", trong cuộc đời khổ đau, chiến tranh, tù đày, chia ly gặp nghịch cảnh, cũng có nhiều đêm mất ngủ vì phiền muộn lo âu. Mất ngủ thì sáng dậy, thể lực tiêu hao, tinh thần hao mòn, đôi mắt trõm lơ, chân bước không vững ăn không thấy ngon. Trong cuộc đời chúng ta, cũng có lần mất ngủ như thế. Trong đêm bốn bề vắng lặng, chúng ta đã nghe gì. Chúng ta cùng nhớ lại những tiếng động ban đêm của một thời thơ ấu, cùng với Quốc Văn Giáo Khoa Thư-Lớp Dự Bị:

"Một đêm nằm mãi không ngủ được, tôi lắng tai nghe những tiếng động ở nhà. Ở dưới giường con mọt nghiến gỗ kèn kẹt như người đưa võng. Ở đầu giường cạnh cái tủ, chuột chạy sột sạt, bên cạnh mình, muỗi kêu vo vo. Thỉnh thoảng lại nghe tiếng con thằn lằn bắt muỗi. Con nắc nẻ bay xè xè bên vách.

Không những trong nhà mà ở ngoài cũng có tiếng động. Cạnh nhà gió thổi vào những tàu lá chuối, nghe như mưa; ngoài vườn tiếng dế kêu ri rỉ. Trời mới mưa, các lỗ trũng đầy nước cả, nên cóc và ếch, nhái đều kêu inh ỏi. Xa xa thì nghe tiếng chó sủa trăng"

Ở Mỹ không ngủ được thì trước hết là nghe tiếng động cơ xe hơi ngoài đường, tiếng còi hụ của xe cảnh sát xa xa, tiếng nước tưới cây tự động ngoài vườn và cả tiếng đồng hồ nhịp từng tiếng một trên tường hay tiếng ngáy của người nằêm bên cạnh.

Hạnh phúc cho ai có một giấc ngủ bình thường. " Ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền thêm lo". Nước Mỹ mỗi đêm có 8,5 triệu người mỗi đếm mất ngủ, trăn trở trên giường và người ta đã tốn hàng trăm triệu đô la để chữa bệnh mất ngủ. Đến ông bác sĩ Tây thì ông xem lại mũi họng, ông Đông thì nói tại gan nóng, bác sĩ tâm thần thì nói tại lo nghĩ, tâm lý bất an. Người ta khuyên đừng uống trà và cà phê buổi tối, đừng biến phòng ngủ thành nơi làm việc, đừng uống rượu, lo nghĩ tính toán trước khi lên giường chứ không phải lên giường, nghe nhạc nhẹ, tắm nước nóng hay đơn giản là đếm...cừu chờ giấc ngủ. Nhưng mọi thứ đều vô hiệu. Người mất ngủ vẫn trằn trọc trên giường, dỗ dành giấc ngủ và bắt đầu sợ hãi bóng tối và sự yên lặng của đêm khua.

Lao động chân tay như người nông dân hay công nhân, vất vả với những công việc nặng nhọc suốt ngày ngoài đồng hay ở công trường có lẽ sẽ tìm thấy giấc ngủ dễ dàng. Vì vậy những người ở trong các trại tù "lao động cải tạo" của Cộng Sản, trước kia dù có bệnh mất ngủ, sau một ngày cực nhọc vất vả, tối về cũng phải ngủ vùi mê mệt. Ở trong trại tù này, tôi cũng đã có lần thức giấc, rồi khó khăn để dỗ giấc ngủ trở lại, vì cơn đói hành hạ. Cũng có một thời gian, khi đổi về trại Phú Sơn, tôi được xếp nằm cạnh một người bạn tù, anh Nguyễn Văn Bé, nguyên Trưởng Ban 2 một Chi khu ở Vùng 4. Anh Bé bị suyễn nặng, cứ tưởng tượng trong cảnh thiếu ăn, thiếu mặc, với mùa đông ở Bắc Thái buốt giá, bệnh suyễn đã hành hạ thân xác anh như thế nào. Suốt đêm anh hết ngồi lại nằm khom người, hơi thở mệt nhọc, tiếng kêu như tiếng bể lò rèn, rồi sáng mai lại cũng phải thức dậy đi lao động như anh em. Nhiều khi thấy anh xanh xao, kiệt lực, nhưng không chết. Bọn cai tù cũng biết vậy nên cũng chẳng cho anh ra tù, cũng đưa anh ra Bắc, vào thời gian ấy cũng đã hơn năm năm. Nằm bên anh, riết rồi quen, tôi cũng phải ngủ được, không ngủ chắc phải chết, nhưng lại nhớ nhà, vì tôi có một cháu trai năm tôi vào tù mới mười ba tuổi cũng bị suyễn nặng. Anh "Bé Suyễn" ơi!

Bây giờ anh ở đâu?

Tôi có một người bạn bị mất ngủ kinh niên gần nửa thế kỷ nay, từ thời trẻ, đi lính, vào tù rồi sang Mỹ, mỗi đêm anh chỉ chợp mắt đi chừng ba tiếng đồng hồ, nhưng coi bộ anh cũng yêu đời và không hề than phiền đến thứ bệnh "trắng đêm" này. Thuốc Đông, Tây, Nam, rồi châm cứu, thôi miên, thiền...anh đã trải hết mùi đời, nhưng không có kết quả, đành ôm lấy nó mà sống. Cuối cùng anh gặp một bác sĩ, không cho anh thuốc ngủ trị bệnh mà chỉ cho anh những lời chúc mừng, vì anh đã sống được hai cuộc đời, dài hơn những người bình thường. Phải cám ơn Thượng Đến, vì trong khi thiên hạ sống sáu mươi năm, đã dành suốt hai mươi năm để ngủ, chỉ còn lại bốn mươi năm để hạnh phúc hay khổ đau, phần anh, anh sống dài hơn người khác trên mười năm. Nhiều lúc vào ban ngày, anh cũng bị căng thẳng, nhưng vào ban đêm, trong khi mọi người ngủ, anh có thể đọc thêm sách, viết lách hay mơ mộng trong sự yên tĩnh mà không hề bị ai quấy rầy trong một thế giới của riêng anh...Anh nói rằng: mất ngủ cũng buồn, nhưng không có ai mất ngủ mà chết! Ngày nay, người bạn tôi đã bước sang tuổi "cổ lai hy", tiếc không như Saigon năm cũ, đốt đuốc lên mà chơi, vì cuộc đời quá ngắn ngủi.

Còn tất cả quý vị còn lại, đã là người "thất phu" (quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách), lâu lâu cũng phải có một đêm mất ngủ, không buồn chuyện xót xa ở quê nhà thì cũng buồn chuyện nhiễu nhương quê người. Nhưng nhiều khi nghĩ lại, "có khi thiên hạ đều ngủ cả, dại gì mà thức một mình ta!"