Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

NHỚ LỤT Ở QUÊ NHÀ

 

DUY LAM

 

Để tưởng nhớ đến các nạn nhân của trận lụt năm 64 tại Quảng Nam.

Ban vội vàng rời trường sau khi đã được phép nghỉ dài hạn để trở về gặp gia đình hiện sống trong vùng nằm cận sông lớn mà khi nước vào mùa lúa nơi đây có thể bị cuốn đi hoặc khi nước sông dâng cao cũng có thể tràn ngập nhà và cuốn căn nhà xuống dòng nước lũ. Ban vội đạp xe ra Chợ Cồn để mua ít đồ hộp cho mẹ và em gái với số tiền mà ông cậu khá giả của chàng tặng chàng với lời dặn đi dặn lại là theo tin tức với bạn của cậu ở Sở Địa Dư năm nay mưa lớn trên nguồn nên bên quân đội đồng minh đã có ban hành lệnh chuẩn bị di tản binh sĩ bằng trực thăng trong trường hợp nước tràn ngập các trục lộ trọng yếu và cả các đường xe lửa độc nhất nối liền Quảng Nam với các tỉnh miền Nam. Ông cậu dặn vội Ban mặc dù chàng đã rảo bước sắp ra đến cửa ngoài nói với mẹ cháu bỏ hết nhà cửa ruộng vườn chạy ra ngay với cậu, bỏ của chạy lấy người mà nhớ đem theo di ảnh anh Quân.

Nhìn theo thằng cháu người choắt lại dù đã đến tuổi 14. Ông cậu đột nhiên nhận ra cái lối đi đầu hơi chuối về phía trước của bố Ban, người anh trai đôïc nhất xấu số của ông, chỉ năm ngoái tử trận trong một trận đánh lớn với cộng quân ngay tại quận Điện Bàn, và ông đã ôm xác anh trai khóc suốt một đêm tại căn nhà tranh năm gian giữa căn vườn trồng bắp trên mảnh đất hương hỏa mà ông và các em gái đồng thuận nhường lại toàn bộ cho ông anh lớn.

Sau khi mua khá nhiều đồ hộp Mỹ khá rẻ và cả một chiếc áo sơ-mi đàn bà cho mẹ, thoáng thấy một chiếc phao tròn như một cái lốp xe sơn xanh trắng chắc của hải quân Mỹ, Ban bỏ hết tiền còn trong túi liền. Nhà chàng ra sông chỉ độ năm phút đi bộ, trong cơn lụt năm kia chỉ ngập khoảng nửa thước tường nhà. Ban có thể dùng cái phao ngộ nghĩnh này để dạy bơi cho em gái Lam mà chàng rất yêu mến.

 

 

Sau một ngày cùng mẹ dọn các thùng quần áo, vật dụng của gia đình và chàng trèo lên mái nhà giàng giàng xuống kéo buộc vào chỗ cao trên mái nhà. Nhớ lời cậu trên Đà Nẵng dặn di tản ngay khiến Ban đến nói vơi mẹ con thấy sông nước dâng đã cao, cậu dặn mẹ bỏ của chạy lấy người lên ngay Đà Nẵng đi. Mẹ chàng gạt đi giọng bực bội "cậu mày chỉ quá lo xa, nhiều năm nay chỉ ru rú ở Đà Nẵng buôn bán đâu có về quê mà biết được năm nào nước sông chẳng làm ngập cả thước trong nhà rồi nước cũng rút đi có sao đâu. Thôi mẹ con mình lại phải lo ngay việc lấy giây rợ buộc căn nhà và sườn nhà với nhau cho chặt vì nhỡ nước quá lớn cuốn nhà vỡ ra từng mảnh thời sau lụt làm sao xây cất lại như cũ cho được.

Đêm hôm qua mẹ Ban ôm em gái ngủ vùi mặc dầu đâu đấy trong giấc mộng chàng nghe tiếng nước réo ào ào quanh mình.

Tờ mờ sáng mẹ Ban đánh thức chàng dậy thời căn nhà đã bị nước bao quanh và tuy nước chưa lên cao trong nhà nhưng căn nhà lay đôïng lách cách cứ như một con thyền đang trôi trên sóng bão và có thể vỡ ra từng mảnh bất cứ lúc nào. Theo lời giục giã của mẹ chàng vội trèo lên mái nhà giòng dây xuống kéo lên một vài cái bao, gói kỹ càng, tất cả gia sản nhỏ bé của gia đình chàng. Nhìn quanh Ban rùng mình sợ hãi và hết hồn kêu mẹ. Mẹ ơi cả xóm nhà mình nhà cửa đã trôi đi đâu hết rồi chỉ còn nhà mình chưa bị cuốn đi thôi. Mẹ trèo lên ngay đi, nước cuốn quá mạnh. Con sợ quá mẹ ơi. Có tiếng người gọi kêu cứu ơi ới và một căn nhà chỉ còn cái mái trôi vụt qua, ngay dưới căn nhà còn đứng vững được của Ban nhìn ra xa xung quanh chỉ thấy mênh mông trời và nước.

Quận Điện Bàn quê hương của chàng đã biến đâu mất chỉ còn vài lác đác cái mái nhà trôi nổi và những cột gỗ lềnh bềnh với các con người bám víu lấy các cái bè tạm thời để giữ được cái sống. Một chiếc trực thăng của quân đội và hải quân Mỹ bay quần quần quan sát trên cao chắc để tiếp Kation ratio cho các đơn vị Đại Hàn và các toán TQLC lẻ tẻ. Mẹ chàng trèo được lên mái nhà và Lam thở hổn hển hỏi anh trai. Liệu Mỹ có khi đi tiếp tế cho quân họ tiếp cứu dân như bọn mình không?

Trời ơi! làm sao đây mẹ, không lẽ gia đình mình chết hết. Sáng nay mẹ chàng và em gái chàng đều không biết bơi. Mẹ chàng lặng lẽ nhìn vào mắt của đứa con trai độc nhất, lý do cho bà can đảm để bà sống ở đời sau khi chồng tử trận. Ban lẳng lặng cầm cái phao chàng nhặt lên từ chợ Cồn và cố giữ để không bật khóc vì biết cái phao nhỏ bé này sao có thể cứu được đến 3 người vào giây phút sinh tử của gia đình nhỏ bé của bà. Mẹ chàng bắt đầu dặn bảo và Ban lắng nghe mẹ nói, Ban, con phải theo lời mẹ dặn mới có thể sống sót và cứu được em Lam, đừng cãi mẹ nghe con là cứ hay cãi mẹ hoài, các con chỉ có mỗi cái phao nhỏ. Thôi con nhớ lấy giây thừng buộc lưng em con với con và quàng cái phao qua đầu. Nhớ lời mẹ dặn, cầu trời phật cứu mạng cho hai con tôi. Bà chắp tay vái lên nền trời một màu xám ngắt, giang tay ôm đầu hai con vào ngực mình rất nhanh rồi lao mình nhảy xuống giòng nước đục ngầu đang réo gọi quanh cái mái nhà sắp vỡ ra từng mảnh. Ban và em òa lên khóc, em Lam kêu lên sao mẹ lại làm thế? Sao mẹ lại bỏ các con...mẹ ơi mẹ chết chìm đâu mất rồi... anh Ban thời cố bơi tìm mẹ đi...

Ban làm theo lời mẹ dặn lấy đầu dây thừng mà một đầu đã được mẹ nó buộc chặt quanh lưng em Lam, buộc chặt nút chặt quanh lưng nó rồi quàng chiếc phao nhẹ xanh trắng qua đầu, thời đúng lúc đó những gì còn lại của cái mái căn nhà vỡ ra từng mảnh và hai đứa trẻ rơi bõm xuống làn nước cuồn cuộn đục ngầu trên mặt trôi đủ các loại mảnh gỗ, các mái rơm, quần áo và các thứ đồ đạc không tên.

Lam òa khóc và rên rỉ vì xúc động và lạnh, Lam ôm mặt anh nó sát vào hơn, mặt nhỏ bé tái ngắt vì lạnh, nhạt nhòa nước mắt lẫn với làn nước lũ quanh mình, hai đứa trẻ đang bám vào sự sống với cái phao nhỏ bé xanh trắng, nổi bậc như những điểm sáng hiếm hoi trên cái đất Quảng Nam bị ngâïp toàn lãnh thổ. Trên nền trời xám xịt vài điểm sáng lạ, các điểm lập lòe, các đèn báo là mấy chiếc trực thăng đang bay đi bay lại tiếp tế cho các đơn vị Đại Hàn và toán lính TQLC và vài đơn vị Việt Nam kẹt trên đường xe lửa vì làm trên các thế đất cao nên không bị ngập nước.

James một trung sĩ TQLC Mỹ, ngồi trên chiếc trực thăng cỡ trung đang dùng ống nhòm quan sát cái đất tỉnh Quảng Nam mênh mông nước như một biển nước. Chàng và một toán binh sĩ nhận nhiệm vụ chở Ration cho Lữ Đoàn Đại Hàn Thanh Long mà ngay đến các khẩu đại bác cũng thò nòng trên mặt nước độ một nữa. Thật là một nỗ lực vô vọng. James chỉ còn hai tháng nữa là hết nhiệm kỳ phục vụ bốn năm ở Việt Nam. Chàng và người vợ trẻ lấy nhau kể từ khi chàng mới ký tên tình nguyện gia nhập TQLC và sau lần về phép đặc biệt hai vợ chồng đã buồn rầu được bác bác sĩ chuyên môn cho biết sẽ rơi vào trường hợp đã một phần năm cặp vợ chồng vô sinh. Mới đây vợ chàng viết thơ dặn chàng kiếm đứa con nuôi Việt Nam đem về Mỹ. Vợ chàng rất thích các bức hình chàng cõng trẻ Việt Nam phát kẹo và sách cho chúng qua các county fair do TQLC Mỹ tổ chức ở Quảng Nam.

Chàng vội hướng ống nhòm vào một điểm xanh trắng và nhận ra ngay đó là một cái phao cấp cứu của Mỹ và hình như có đầu hai đứa trẻ nhấp nhô theo nhịp nước cuốn. Chàng kêu gọi người bạn phi công quay lại ngay và bay sát mặt nước hơn. Tới vừa tầm quan sát thấy một cái phao cấp cứu và hình như có người sống sót bám vào phao.

Sau khi quay trở lại bay lơ lững ngay trên chiếc phao và xác nhận bằng mắt nhìn thấy, đây phải coi là một phép lạ vì rõ ràng là có đến hai đứa trẻ bám vào phao. Chúng vẫy tay và có đứa bập bẹ kêu cứu la lên bằng tiếng Anh cứu chúng tôi với. James vội làm các chuẩn bị cứu cấp thòng dây cáp xuống với James bám ở đầu dây. Vì chàng còn là một chuyên viên đã học Lực Lượng Đệ Tam Thủy Bộ và được thụ huấn một lớp cứu ngưới sống sót trên mặt biển từ một trực thăng được trang bị đặc biệt nên cuối cùng cả hai đứa trẻ Lam và Ban đều được kéo lên trực thăng và được các binh sĩ Mỹ vốn yêu trẻ chăm sóc tận tình, cho thức ăn đồ hộp và uống Coca. Ban nói lõm bõm tiếng Anh và cảm ơn James đã cứu cho hai anh em nó không chết đuối trước khi trực thăng đến cứu được chúng và cha chúng là một lính trong trung đoàn ở Điện Bàn. James thật xúc động khi vớt được bé Lam với đôi mắt đen láy và khuôn mặt xinh đẹp chàng cũng được biết mẹ chúng mới chết đuối.

Cũng từ giây phút đó, James mới thấy ra được nỗi thống khổ của dân được coi là nghèo nhất nước này và tất cả những mất mát cuộc chiến tranh kéo dài này đã mang đến cho họ. Chàng thầm quyết định như là một hành động bù trừ cho những chia rẽ tan nát của cái gia đình Việt Nam mà hai đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ mà chàng tình cờ cứu được khỏi cái chết vì một tai họa của thiên nhiên, chàng sẽ làm thủ tục nhận Ban và Lam làm con nuôi và đưa chúng về Mỹ sống với vợ chồng chàng. Chàng hy vọng cha mẹ những lòng thương yêu chúng vợ chồng chàng chia xẻ được phần nào đau khổ sâu đậm ghê gớm chúng sẽ phải chịu đựng suốt một cuộc đời.

Bồng bột và hứng khởi trước viễn tượng làm một việc từ thiện qua việc nhận hai đứa trẻ Việt Nam làm con nuôi vào những tháng cuối của hai nhiệm kỳ chiến đâu, James báo cho người phi công bạn chàng và được anh ta cười lớn vỗ vai chàng tán thưởng và còn nói nếu anh không quan sát thấy chúng thời chắc chúng đã chết và việc cấp cứu này phải là một phép lạ là chàng đã tính cứu hai mạng sống của hai đứa trẻ ngây thơ. Chẳng có tội tình gì mà phải mất mát người cha vì chiến tranh và một người mẹ vì tai họa của thiên nhiên.

Trước khi James đem hai đứa trẻ về Sài Gòn đến Tòa Đại Sứ để làm những thủ tục cuối cùng hợp pháp hóa việc vợ chồng chàng nhận chúng làm con nuôi, chàng còn dẫn chúng trở lại căn nhà gia đình của chúng để như là một nỗ lực tìm kiếm tin tức về chuyện xác mẹ chúng liệu có trôi giạt vào một chỗ nào trong quận hay không và để theo Ban đến thắp hương trước mộ cha chúng ở nghĩa trang quận.

Khi hai tay giắt hai đứa trẻ đến trước mộ cha chúng rồi lặng lẽ với niềm xúc động dâng trào không thể ngăn được trong tâm hồn chàng, Ban òa khóc và ôm lấy em gái. Lam cũng khóc ngất trong tay anh và la lớn trong tiếng khóc thảm thiết. Đám đông tuy đã quá quen với các mất mát khổ đau nhưng nhiều người cũng không cầm được nước mắt. Trận lụt năm 1964 thật ghê gớm đã cướp đi gần năm nghìn mạng sống của dân toàn tỉnh Quảng Nam.

Ban quần áo chỉnh tề như một người lớn, đĩnh đạt đưa tay bắt tay từ biệt ông cậu, ông cậu cứ nhắc đi nhắc lại với nó là kể từ khi bố nó mất đi nó đã là cháu đích tôn và tương lai lớn lên còn là trưởng họ nữa. Ban sẽ còn phải trở lại và góp phần xây cất lại từ đường đã bị hư hại nhiều sau trận lụt vừa rồi.

Khi cùng em gái theo James lên một chuyến bay air America về Sài Gòn lần đầu tiên đi phi cơ trong đời Ban và Lam chúi đầu nhìn xuống phong cảnh Đà Nẵng Sông Hàn rồi các vùng đất ven biển tỉnh Quảng Nam. Nó nắm chặt tay em thì thầm, linh hồn mẹ bọn mình chắc cũng đang tan vào sóng bể dưới kia và cũng mừng cho bọn mình sắp có một gia đình mới để trông nom thương yêu mình. Ấy là Ban cũng nghe cậu nó và mấy vị sư tụng kinh siêu thăng cho linh hồn mẹ chúng được siêu thăng Tịnh Độ. Khi Ban hỏi thời các Sư còn giải thích các phật tử khi chết thường yêu cầu hỏa thiêu và cốt rắc lên mặt nước bể mênh mông hầu linh hồn trở lại tan ra và biển cả làm một.

Lam ngây thơ hỏi anh mẹ ở dưới biển kia có gọi lên chúng mình được không anh nếu em chắp tay và niệm A Di Đà Phật. Em nhớ mẹ quá đi anh. Hai anh em đến đây cũng rơm rớm nước mắt khiến ông bố nuôi mới phải nhẹ nhàng vuốt tóc chúng và nói những lời an ủi mà chúng không hiểu. Phi cơ đổi độ cao và bay vào những đám mây trắng ngăn tầm mắt của hai đứa trẻ khiến chúng không còn được nhìn thấy cái mảnh đất quê hương nghèo với những hàng thùy dương và dân gầy lam lũ. Ban hồi hộp nghĩ đến cuộc sống hoàn toàn mới tại Hoa Kỳ cái đất nước xa lạ mà hai anh em sẽ được nhận làm công nhân ... Gần nửa thế kỷ qua. Bây giờ mùa thu đang về nơi đất khách hai đứa bé ngày xưa đã trưởng thành và đang nhớ đến những cơn mưa bão ở quê nhà, nhớ đến hình ảnh Mẹ bị cuốn trôi trên giòng sông thác lũ đã lưu lại trong tâm hồn những ấn tượng kinh hoàng không bao giờ quên...

Springfiel, tháng 1 năm 2012

Duy Lam