Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

DẤU CHÂN ĐẦU DÒNG

 

HOÀNG QUY

 

Chồng chết, năm Bích chưa đầy bốn mươi tuổi. Cái tuổi hết lớn. Tràn ngập xuân tình. Mẹ góa ôm bốn đứa con nheo nhóc giữa thành phố ngậm ngùi tem phiếu và bo bo.

Thời ấy, ai cũng khổ. Thành phố chùng xuống một màu xám xịt. Trên đường phố rách rưới, má tóp, những đôi mắt mất thần lầm lủi. Rêu và mối ăn ruồng trên thân gỗ những ngôi nhà cổ. Những mái ngói âm dương gần như không còn hòa nhịp, còng lưng gánh chịu những nỗi dằn vật của thời gian. Cái đói luôn đe dọa, rình rập trong mỗi căn hộ. Bích tung mấy đứa con lớn ra đường kiếm ăn. Cái đạo làm người chỉ biết dừng ở miếng cơm, manh áo. Tất cả những thứ khác được coi như xa xỉ. Sau bữa tang chồng, Bích không còn khóc được nữa. Nước mắt đã khô cạn. Đôi mắt ráo hoảnh, chìm sâu trong nỗi cô đơn tuyệt cùng của kiếp người.

Thế nhưng, phải sống. Sống như anh đã sống. Bích nghĩ, các con của mình phải được sống và phải sống như những con người có nhân tính. Cái nhân quả mà người ta nói trong sách vở, Bích không hơi sức đâu mà nghĩ tới. Bích cũng không mường tượng được, không thấu nổi cái duyên khởi nó từ đâu, hay chỉ có trong kinh kệ ở nhà chùa. Ngày còn đi học, thầy dạy cái nhân, cái nghĩa cái tam cang ngũ thường. Thế mà bây giờ, ngó tới ngó lui thấy nó xa vắng với đời sống! Phải chăng, lúc cùng cực con người không khác chi một lũ chuột. Lũ chuột đang sinh sôi nẩy nở trong những đường cống rãnh, ăn ruồng dưới chân thành phố như một xã hội. Nước thải từ nhà theo đường cống chảy ra hai bên lề đường phố, chảy xuống cống nhỏ. Cống lớn chảy ra sông. Chỉ có sông là đau mình hứng chịu hết cái cặn bả, dơ dáy của thành phố nầy. Bích không muốn lũ con mồ côi của mình lớn lên như lũ chuột đang rình rập, đang giành giựt từng miếng ăn, quanh quẩn đó đây trong những đường cống rảnh hôi thúi. Nhưng trong thời buổi nhiễu nhương nầy, lũ trẻ con trong thành phố cứ chạy quanh kiếm sống ở khu chợ có cái giếng cỗ. Chúng ngửi mùi, đánh hơi trước những cửa hàng Hợp tác xã. Chúng làm cò mồi, dắt mối. Chúng bán thuốc lá lẻ, bán vé số. Bích nhất quyết không thể để con mình như thế. Tụi nhỏ không thể đói cơm và đói cả chữ như lũ chuột. Thằng Tí, con Ngọc, con Như phải vừa đi học vừa chia nhau ra chợ tiếp mẹ nó bán cơm ngoài chợ Hội.

Chuyện của mẹ con Bích, đã trôi qua hơn hai mươi năm về trước. Hai mươi năm để sống, đau khổ, để trãi nghiệm, để thành bại của một đời người. Bốn đứa con của Bích lớn lên trong lò tôi luyện “chén cơm manh áo”. Chúng không có tuổi thơ, không có mơ ước. Thế hệ của chúng thực dụng đến phủ phàng. Chúng muốn được học, được ăn, được sống trong một xã hội mà người ta lấy cơ sở vật chất làm tiêu chuẩn. Lấy đồng tiền làm thước đo. Gần như cả một thế hệ trẻ thời ấy không lớn nổi, không cao hơn được và trí não đù đẩn. Chấm hết. Không thể như thế được. Sự sinh tồn, vạn vật vạn hữu luôn chuyển dịch trong sự tiến hóa không ngừng. Bích nghĩ, mọi sự đổi thay chỉ là giai đoạn trong tiến trình đi tới của đời sống. Chỉ có sự đổi thay mới là không thay đổi. Nhưng cuộc sống của một con người trên mặt đất nầy, cũng chỉ là một giai đoạn để vay và trả, để thương yêu chứ không phải thù hận. Chỉ có trải nghiệm được trong cuộc sinh tồn mới thấy bộ mặt thật, cảm nhận thực tại của hố thẳm nhân và quả. Gần năm mươi năm, đi suốt một đoạn đường chông chênh của cơm áo và nhân nghĩa tình đời, mới nhận ra cái nghiệt ngã của cuộc sống. Nó bi thiết hay là lẽ-tất-nhiên? Nhiều lúc Bích không tin là mình đã có thể vượt qua những chặng đường mà ngọn sóng thời gian đã bao phen quật ngã. Điều gì đã giúp cho Bích đứng dậy, khi ngã xuống, khi vùi dập trong cơn giận dữ của cả cái thiện và cái ác. Bích không có đức tin, cũng không muốn tin vào bất cứ điều gì ngoài bản thân mình. Quá khứ như một mớ bòng bong khô héo, chỉ cần một tia lửa cũng đủ thiêu rụi. Tương lai thì xa xăm như mây bay ngoài chân trời ảo vọng. Những nỗi ê chề, vung vãi trong cuộc sống thường nhựt đã để lại những di chứng trong tâm hồn con người ta như một căn bệnh trầm kha. Những bài học thực tế miệt mài trong cuộc sống đã tạo cho Bích một thái độ biết chấp nhận thực tại, Và cũng chỉ có thực tại mới nhận được giá trị của sự tồn vong. Bích trở nên khôn hơn, lớn hơn, những tiếng thở dài cũng thưa dần; cũng là lúc bốn đứa con bắt đầu trưởng thành. Nồi cơm của mẹ con Bích mỗi ngày như nở ra giữa cái xã hội đang thay da đổi thịt .

Căn bệnh dạ dày mãn tính của Bích phải chữa liên tục trong nhiều năm qua là hậu quả của những năm làm lụng vất vả, đầu tắt mặt tối nuôi con. Nhiều lúc tưởng chừng như mình không còn gượng dậy được nữa. Căn phòng trong khu bệnh viện nầy là nơi lưu trú của Bích trong những ngày trở bệnh. Màu trắng của bệnh viện như tràn ngập, lan tỏa trong tâm hồn Bích một nỗi buồn vô hạn. Cuộc đời con người ta không lẽ phải dừng lại ở đây như một dấu chấm hết, không được giải đáp. Hay mình không tìm ra đáp số? Bích nghĩ, cuộc đời cũng chẳng phải là một cuộc rong chơi. Rong chơi kiểu gì mà phải làm việc bán mạng, vắt cả máu và nước mắt mới kiếm được miếng ăn. Bóp méo vò nát cả tâm hồn để có được một ký gạo, một thước vải, một lít dầu một nơi an phận!

Gió mùa đông bắc đã về. Một chút se lạnh lọt qua khe cửa sổ len vào trong căn buồng của người góa bụa đơn côi. Hai mươi năm trước, cũng trong căn buồng nầy người chồng thương yêu của Bích đã trút hơi thở cuối cùng giữa những ngày tháng u buồn nhất. Một trang sử đã lật qua, và một mảnh đời đã khép lại. Cái se lạnh đầu mùa như thấm vào tâm hồn. Bích rùng mình, không dám nghĩ tới nữa. Căn bệnh dạ dày mãn tính lại cứ âm ỉ như ngọn gió trở mùa. Tuy Bích không còn tất tả ngoài chợ nữa. Thằng Tý, con Ngọc, Con Như đã cưới vợ, lấy chồng, Chúng đã có nhà riêng, yên bề gia thất. Nhưng Bích vẫn không yên lòng. Bích luôn cảm thấy mình đang hụt hẫng như một cơn mơ vừa đánh mất. Chừng ấy năm qua đi như dòng nước miệt mài chảy dưới chân cầu. Dòng nước không bao giờ quay về bến cũ, mãi mãi trôi lăn như hạt cát trên dòng trường lưu in dấu chân đầu nguồn sơ ngộ. Chừng ấy năm. Đất nước cũng đã chuyển mình, vươn tới như mùa xuân xôn xao trước ngõ. Thế nhưng, tâm hồn của người góa phụ cứ héo dần, khi tin chắc rằng mình không còn kéo níu được thời gian, mà con người chỉ là hữu hạn. Cái ray rức trong lòng Bích là không thể trang bị cho các con của mình những kiến thức cần thiết để làm hành trang trong cuộc sống hiện tại. Bốn đứa con, không đứa nào được vào Đại học. Chỉ vì một lý do đơn giản: lý lịch. Thời ấy: bó tay. Cuối cùng rồi thằng Út cũng phải lập gia đình. Như anh chị, mỗi đứa đều được chia sớt nồi cơm của mẹ nó. Mỗi lần mẹ con ngồi với nhau, trong những giây phút đầm ấm ấy, Bích cảm nhận các con mình đang cần vun đắp tình cảm, trí tuệ và cả mặt tâm linh. Và hình như thế hệ trẻ bây giờ chông chênh trong cuộc sống. Xã hội đã không kịp phân bổ và trang bị cho họ những gì họ đang mong đợi.

Chiếc xe 15 chỗ dừng lại ở cuối chợ Trung Phước. Chín giờ sáng. Chợ Trung Phước, một thị trấn cheo leo giữa thung lũng sương mờ, bốn bề núi dựng. Dòng sông Thu lượn quanh. Bên kia sông một màu xanh ngan ngát là làng Đại Bình. Nắng sớm tháng ba vàng rực rỡ trải mình băng qua cánh đồng Trung Yên, Đồng Chợ, kéo dài từ chân đèo Le về tới ngã ba Cây Muồn. Bích ngơ ngác như mình vừa lạc vào một nơi xa lạ. Hơn năm mươi năm Bích mới tìm về chốn cũ, Trung Phước Đại Bình. Thời thơ ấu, nơi ấy là một giấc mơ êm đềm. Nó thôi thúc, nó đánh thức tâm hồn Bích như tuổi hồi xuân tràn ngập nắng vàng. Năm mươi năm quay về cố hương. Bích đang khóc. Những giọt nước mắt thổn thức trong lòng, ai biết cho cùng! Qua đò ngang là tới làng cũ. Nơi mà Bích muốn đưa tất cả con cháu nội ngoại quay về. Quay về nơi chốn Bích đã lớn lên. Quay về cái thời thơ ấu mộng mơ, ngọt ngào, từng bước chân lấm tấm cát vàng trên bến nước sông quê.

Bước lên đầu dốc bến đò, đã thấy cổng làng. Tim Bích như thắt lại khi nhìn thấy ba chữ “làng Đại Bình”. Bích vội vàng nắm lấy tay đứa con gái, cúi xuống dấu đi nỗi xúc động đang tràn ngập trong lòng. Con đường bê-tông dẫn vào làng, nắng sớm lung linh chiếu xuyên qua những cành lá. Hai bên đường làng, những khu vườn xanh biếc nặng trĩu cây trái. Đâu đây thoang thoảng hương hoa bưởi nở muộn trong vườn nhà ai. Vẫn con đường ấy, con đường dẫn Bích đến trường, cát vàng lấm tấm gót chân son. Ngày nay đã thay đổi đến thế sao! Lớp người xưa ai còn ai mất? Bích nóng lòng muốn tìm lại khu vườn có nền nhà cũ của mẹ. Chốn ấy, đã nâng niu, vỗ về tuổi thơ. Nơi ấy Bích lớn lên, trong vòng tay của mẹ, bao dung và che chở như mảnh hồn quê ấp ủ tuổi thơ. Bích nói với đám con cháu: “Chỗ nầy là nhà của ngoại, của cố. Phía bên kia là nhà ông bà Thich. Bên kia con đường nhỏ ấy là nhà Ông Ba Liệu có cây vải sum suê. Các cháu có biết không, chỗ con dốc nầy là nơi bà và các cô bạn của bà thường ngồi đánh nẻ, chơi nhà chòi. Bây giờ đã xa vắng! Mùi hoa dủ dẻ đâu đây, như đưa Bích trở về những ngày tuổi thơ yêu dấu. Bích kéo các con cháu ngồi xuống bên vuông sân cạnh nền nhà cũ, Bích kể cho cả gia đình nghe về tuổi thơ của mình, tràn ngập những kỷ niệm nhớ nhung. Bích không cầm được nước mắt.

Dưới bóng cây hoàng lan trước sân nhà. Trời đã sang thu. Vài chiếc lá vàng rơi trong gió sớm. Bích ngồi uống trà một mình, nghe tâm hồn như se lại, chân trời xa lạnh rớt chút heo may. Bích đã quay về tìm lại dấu chân đầu dòng sơ ngộ. Ngọn phù vân thổi suốt một đời người.