Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

THƯƠNG GHÉT CHUYỆN ĐỜI

 

"Lợi dục thật ra không có phương châm nhất định, nó tùy phương hướng mà theo đuổi, tùy thời buổi mà đổi thay tùy công việc mà châm chước."

(J.B. Bossuet. 1627-1704)

 

Niên trưởng của tôi rất ghét Cộng Sản, không những ghét mà còn thù hận nữa. Chẳng là khi cộng sản chiếm Sài Gòn, quân đội tan hàng, niên trưởng mất hết từ địa vị, quyền lực cho đến tài sản. Vào nhà tù tập trung, niên trưởng sống những ngày đen tối nhất của một đời người, vất vả, đói khổ, nhục nhã. Ra tù, niên trưởng tôi già đi chừng ba mươi tuổi, mang trong lòng nhiều nỗi tuyệt vọng. Tài sản đã tiêu tan, gia đình đã kiệt quệ, nhưng nhờ nước Mỹ giang tay đón nhận, niên trưởng và gia đình cuối cùng cũng dắt díu nhau đến đất tự do. Khi ra đi, trong lòng niên trưởng thề rằng không bao giờ trở lại quê nhà, dưới cái chế độ đã cướp đi của niên trưởng tuổi trẻ, sức lực, hy vọng, tự do và tiền của.

Đến Mỹ, những ngày đầu để sống còn, không phải đơn giản, thiếu Anh Ngữ, không chuyên môn, một lần nữa, chưa qua khỏi được cuộc đổi đời bi thảm, niên trưởng tôi lại phải vào xưởng thợ, shop may, cần cù khuya sớm để kiếm đồng tiền nuôi con khôn lớn và ăn học. Nhìn những người đi trước, lòng niên trưởng không khỏi mang đầy mặc cảm. Vì thế, mối căm thù Cộng Sản lại càng chất chứa trong lòng.

Gần hai mươi năm qua, vết thương trong lòng niên trưởng chừng như đã lành lặn, ngày nay, gia đình niên trưởng đã có cơ ngơi, con cái đã đỗ đạt, giàu có, nhìn quanh gia đình niên trưởng thấy chẳng thua ai. Nhìn lại quãng đời qua, niên trưởng thấy như không có biến cố gì lớn lao xẩy ra. Đi Việt Nam nhiều lần, khi thì mãn tang khi thì về sửa mộ, không ai làm khó khăn người trở về, trái lại nhờ có đồng tiền, niên trưởng được chào đón, trọng vọng. Tôi không biết những thuộc cấp của niên trưởng ngày trước, nay là thương binh lê lết giữa chợ đời sẽ nhìn niên trưởng như thế nào? Cuộc đời bây giờ của niên trưởng xem chừng thong dong, thoải mái hơn cả những ngày xưa khi có quyền có chức.

Vì có tiền bạc rủng rỉnh, đi về được ăn ở, tiếp đón như một thượng khách, niên trưởng tôi thấy nước nhà bây giờ không những vừa sang, vừa giàu, vừa đẹp, nhất là con gái Việt Nam trong thật mát mắt. Niên trưởng không hiểu nổi các cuộc biểu tình của đồng bào ở hải ngoại đòi hỏi dân chủ hay lên án sự đàn áp trong nước. Dần dà niên trưởng không thấy Cộng Sản có chỗ nào đáng ghét, mà còn than phiền bạn bè, đồng bào hải ngoại là quá khích.

Thật tình nếu sau tháng 4-1975, niên trưởng thôi làm lính nhưng Cộng Sản cho niên trưởng một chức gì đó có chút quyền, có tiền, nhà cửa, tài sản còn nguyên vẹn, thì làm gì có chuyện niên trưởng chống Cộng hay ghét Cộng Sản. Bây giờ không những niên trưởng của tôi không còn chống Cộng, mà còn khuyên chúng tôi nên "xóa bỏ hận thù, xây dựng đất nước", vì bản thân niên trưởng và gia đình bây giờ đã "no cơm ấm cật, rậm rật đi về", nói chung là thỏa mãn rồi, có chống thì một ngày gần đây, quá lắm là chống gậy, chứ đâu có còn chống Cộng nữa.

Những người lính trong tập thể Quân đội cũng lấy làm xấu hổ khi có một đàn anh đã từng có quyền cao chức trọng, ăn trên ngồi trốc, bây giờ chỉ vì chút lợi lộc, lại trơ mặt, xun xoe, lơ láo trước sự khinh miệt của kẻ thù cũ lẫn anh em cùng một chiến tuyến ngày trước. Thương hay ghét cũng chẳng qua vì miếng ăn, nếu cần thì thỏa hiệp, chịu nhục miễn để có lợi, chúng ta tin cậy gì nơi những con người ấy chuyện lý tưởng hay quốc gia, dân tộc gì.!

Chị cũng như bao nhiêu người dân Miền Nam khác, đã biết thế nào là đổi đời. Nhiều người giàu có cũng như thế, bị đánh tư sản mại bản, từ giàu có rơi xuống cảnh sống nghèo hèn, trong cuộc thay đổi lớn lao chưa từng thấy. Dưới chế độ Cộng Sản, hai lần đổi tiền cướp cạn đi bao nhiêu tiền của, mồ hôi nước mắt của dân chúng. Xưa chỉ nghe Cộng Sản, bây giờ mới thấy Cộng Sản và sống chung với Cộng Sản, cuộc đời từ đây xem như không thể vực dậy nổi, chỉ một con đường duy nhất là bỏ nước ra đi. Chị đã phải từ bỏ quê hương, mồ mả ông cha, tiêu phí hết của cải cho những chuyến vượt biển, bị tù đày nhiều lần, trăm điều gian khổ. Cảnh vượt biển đã đem lại cho bao nhiêu gia đình nỗi tan tóc, chia lìa, kẻ còn người mất, thảm cảnh ô nhục xẩy ra ở trên đường đi, đến những ngày đói khát tuyệt vọng, kề cần với cái chết, chị chỉ mong được sống, được đến đất liền, thề không đội trời chung với những kẻ đã gây ra thảm cảnh này. Đến được đất liền tự do, chỉ một thời gian ngắn, đỏ da thắm thịt, chị đã quên mùi biển mặn, quên những ngày gian truân với lòng biển mịt mù, không còn nhớ gì chuyện ra đi.

Về Việt Nam, giữa đồng bào khổ đau, chị cũng là giai cấp mới, giai cấp của những người ở ngoại quốc về để phè phỡn tiêu những đồng tiền làm ăn khó khăn, để bỏ những tự ty mặc cảm của một thời vất vả làm lại cuộc đời. Phấn khởi, ăn chơi, hãnh diện trong một thời gian ngắn rồi lại ra đi. Cứ nhìn quang cảnh phi trường Tân Sơn Nhất, mỗi lần có chuyến bay ở ngoại quốc về, "Việt Kiều" đẩy môt xe nặng quà cáp tư bản, đi giữa đám đông người chờ đợi, chào đón, quan sát, chăm chú, thèm thuồng nhìn mình, đã thấy hãnh diện, bỏ những giờ phút "kéo cày" trong shop may, xưởng thợ.

Chị cũng không biết gì đến chuyện chính trị, tranh đấu hay tự do, chị biết chị đang có được cái sung sướng là kẻ có tiền giữa những kẻ bần cùng, hãnh diện được có nhiều người ao ước có được đời sống như chị. Ở đây người ta đang vất vả bán thân chỉ vì đồng tiền, người ta chấp nhận phiêu lưu mong có tấm chồng viễn xứ cũng vì đồng tiền.

Nhưng những người khác, nếu về Việt Nam trong lúc có một số người đang giàu có lên vì cơ hội, mà kiếm tiền được thì sao lại không về. Hồng Y người Pháp Bosseut đã nói:"Lợi dục thật ra không có phương châm nhất định, nó tùy phương hướng mà theo đuổi, tùy thời buổi mà đổi thay, tùy công việc mà châm chước." Câu nói này có thể giải thích chuyện nhiều ca sĩ hải ngoại lần lượt theo nhau về hát hỏng kiếm tiền ở trong nước, mặc dầu họ là những người đã vượt biển, hay con em cựu tù nhân chính trị. Ngày xưa họ đã từng bị xua đuổi, trốn tránh để được ra đi, ngày nay lại được đón mời, nếu cần thì phát biểu dăm ba câu để biểu diễn lập trường thương nhớ quê hương, rồi trở lại Mỹ kiếm sống nhờ hải ngoại. Chúng ta đừng cho là hải ngoại đã nuôi sống họ cho "trắng da, dài tóc", tại vì chúng ta lỡ dại ham vui, mê lời ca tiếng hát, bỏ đồng tiền ra, chẳng qua là trao đổi. Còn trách móc là vì đôi khi còn thương yêu, tin cậy hay đánh giá cao những con người ấy, mà nên xem đó là chuyện thường tình. Chuyện đời chỗ nào nhiều lúa thóc thì có chim sẻ, bồ câu đến, đâu có gì để ngạc nhiên.

Đi từ cái ghét đến cái thương, lòng người thay đổi theo điều lợi trước mắt hơn là lẽ phải, nói chi đến sỉ khí, danh dự của con người. Thương ghét cũng theo mùa như bầy chuột đồng giữa hai mùa: mùa gặt no đầy căng bụng và mùa đông bão, chui nhủi trong hang mà oán trời trách đất. Có điều là hải ngoại, chúng ta quá nhân từ, thiếu lòng cương quyết chỗ đông vui vẫn có mặt, lúc đấu tranh thường ngại ngùng, đã lắm lúc chúng ta cũng quên, trách gì người khác chóng quên.