Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

NGƯỜI GÁC CẦU

“DE LATTRE”

 

PHAN XUÂN SINH

 

Chị Hương quen với dì tôi, những người quen với dì, tôi cũng gọi bằng dì. Nhưng riêng với chị Hương, tôi gọi bằng chị. Chị muốn tôi gọi như vậy. Chị lớn hơn tôi chừng hơn mười tuổi, chị rất đẹp. Nhà chị buôn bán ở chợ Cồn Đà Nẵng. Tôi không thấy cha của chị chỉ biết chị đang sống với người mẹ, cũng không thấy chị có anh chị em. Hồi đó, buổi sáng phải chất hàng trên chiếc xe bò, thuê người kéo phía trước, còn mẹ chị đẩy phía sau. Người đẩy xe có nhiệm vụ khi ra tới chợ phải phụ với mẹ chị bày hàng ra rồi mới đẩy xe không về nhà, chiều kéo xe ra lấy hàng về. Chị Hương lúc đó làm ở sở quế của ông Bửu

Nghe chị Hương nói chuyện với dì tôi là mẹ chị Hương cần thuê một người đàn ông kéo xe và phụ giúp việc nhà. Dì tôi giới thiệu anh Quờn ở quê mới ra đang tìm việc làm. Mẹ chị Hường đồng ý ngay, thế là anh Quờn trở thành một thành viên trong gia đình chị Hương. Công việc của anh buổi sáng kéo xe hàng ra chợ, bày hàng ra sạp, chờ mẹ chị Hương ra ngồi bán, anh được sai đi lấy hàng, rồi về nhà lo cơm nước cho mẹ con chị. Từ ngày có anh Quờn mẹ con chị đỡ vất vả, mọi chuyện trong gia đình anh Quờn lo tất cả. Chuyện như vậy êm xuôi năm nầy qua năm khác. Cho đến một hôm tôi nghe tin anh Quờn cưới chị Hương. Một cái tin làm tôi sửng sốt vì anh Quờn là người cục mịch, quê mùa. Còn chị Hương là người thật đẹp, vóc dáng tiểu thơ, được nhiều thanh niên bảnh trai theo đuổi. Sao chị lại ưng một người không cân xứng với chị như vậy. Tôi hỏi chuyện nầy với dì của tôi thì bả lắc đầu không trả lời. Tôi thấy chuyện nầy có cái gì đó bí ẩn mà tôi không biết.

Rồi chị Hương sinh đứa con gái đầu lòng, anh Quờn săn sóc vợ chu đáo. Anh thêm một nghề mới là nuôi đẻ. Hồi trước, khi sinh nở phải có một người đàn bà lo việc giặt giũ, hơ háp, tắm rửa cho đứa bé sơ sinh. Việc nầy phải thuê một người đàn bà giúp trong vòng một vài tháng đến khi người sinh nở cứng cáp. Anh Quờn làm việc nầy không cần phải thuê ai cả đến khi chị Hương đi làm việc trở lại, ngoài những việc thường ngày trước đây, anh Quờn kiêm luôn nghề nuôi giữ con nít. Cả xóm ai trông thấy cảnh nầy của anh cũng thương cho anh. anh làm việc nhà túi bụi. tối anh phải ngủ dưới bếp. Anh rất sợ chị Hương, mỗi khi anh làm việc gì không đúng ý của chị, chị la mắng anh như một bà chủ, anh run rẩy sợ sệch thật tội nghiệp.

 

 

Những người bạn trai hay lui tới nhà chị, anh phải bồng con đi chơi đâu đó để chị rảnh rang tiếp chuyện với bạn trai. Tối, anh phải dỗ cho con ngủ với anh ở nhà bếp, để chị ngủ trong phòng một mình khỏi phải bị quấy rầy khi đứa bé thức giấc nửa đêm đòi sữa. Nghe nói, đôi khi chị tiếp bạn trai trong phòng ngủ mà chẳng sợ anh ghen tuôn. Chị xem anh như một bức bình phong để che đậy những việc làm tồi bại của gái đã có chồng. Sau nầy nghe nói là khi còn con gái chị quen với một ông sĩ quan đã có vợ. Khl chị có thai thì người sĩ quan kia chuồn mất. Bà mẹ quýnh quá gọi anh vào nói chuyện rồi gả chị cho anh Quờn. Như vậy đứa con nầy không phải là con của anh. Đám cưới của chị gia đình nhà gái lo hết, anh không tốn một đồng xu. Con người của anh không biết phải diễn tả như thế nào cho đúng. Khù khờ cũng không đến nỗi khù khờ mà tỉnh táo cũng không phải là người tỉnh táo. Anh rất vui vẻ xem chuyện của vợ lăng nhăng với người khác là chuyện bình thường, không dính dấp gì với anh. Khi nào vợ cần ngủ với anh thì gọi anh vào, xem như lâu lâu anh được thưởng công, hoặc đôi khi chị có mang rồi thì gọi anh vào làm tình để anh có cảm tưởng rằng đứa con đó là con của anh. Hàng xóm người ta nói đùa, anh là người thêm chân thêm tay cho đứa bé, còn người khác tạo ra hình tượng.

Chị quen với ông làm quản lý cho sở Quế của ông Bửu, ông nầy là xếp của chị, ông trông coi khoản chừng bốn trăm công nhân trong đó có chị. Khi nào ông nầy tới nhà chơi, anh Quờn phải lo dọn dẹp phòng ngủ cho tươm tất, xịt dầu thơm trong phòng để không còn mùi gì khác lạ. Nửa đêm ông ấy ra về, anh phải dắt xe honda của ông đó ra ngõ rồi mới được vào ngủ, dù khuya mấy anh cũng phải chờ để làm việc đó. Sáng sớm bốn giờ, anh phải thức dậy nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, đẩy hàng ra chợ. Khi mẹ chị Hương ra chợ trông coi, anh mới được trở về. Chị Hương có thêm một đứa con gái chào đời, đứa nầy giống ông quản lý sở Quế như đúc. Nghe nói ông nầy cho chị một số tiền lớn để ếm nhẹm chuyện có con với chị. Mà chị cũng muốn như vậy vì trên thực tế chị là gái có chồng. Có thêm một đứa con thứ nhì, chị không cần phải giữ gìn ý tứ, công khai ăn nằm với người khác một cách ra mặt. Chị nói chuyện với bạn bè của chị là những đứa con mỗi đứa cha chúng nó khác nhau. Có một điều rất lạ là những đứa bé mặt mày mỗi đứa giống y hệt từng người tình ngủ với chị.

Người tình cuối cùng của chị là ông mắt lé. Ông nầy là một quan chức thế lực ở thành phố, con gái của ông cặp với ông Thị Trưởng nên ông dựa hơi làm ăn giàu có. Ông cặp với chị có một đứa con gái. Đứa con nầy mắt cũng lé như ông, nhìn đứa bé nầy giống ông y hệch. Thường thường mấy mối tình vụng trộm thì đứa bé hay giống cha. Trường hợp những đứa con chị Hương nói lên điều đó.

Khi Tổng Thống Diệm bị lật đổ, đất nước bắt đầu chìm sâu trong chiến tranh, nên những người đàn ông không tránh khỏi con đường vào lính. Anh Quờn trốn quân Dịch được ít lâu, đến hồi không còn cách trốn tránh được nữa, chị nghĩ ngay tới ông bồ cũ sĩ quan có đứa con đầu với chị, chị phải nhờ ông nầy xin cho anh Quờn vào lính đồn trú chung quanh thành phố. Chị tìm ra được tông tích của ông sĩ quan bồ cũ của chị, ông hiện thời là Đại úy phục vụ tại Quân Trấn.

Một ngày đẹp trời chị đến thăm ông. Ông Đại úy nhìn thấy chị hết hồn không biết chuyện gì sẽ xẩy ra. Ông mời chị ra Câu Lạc Bộ của đơn vị uống nước để tránh khỏi tai mắt những người lính trong phòng của ông. Điều trước tiên chị trách là mười mấy năm ông chưa hề bén mảng đến nhà chị thăm con, bỏ bê mẹ con chị cho trời đất. Một mình chị chống chọi với biết bao nhiêu mũi dùi đâm thọc với cái tội không chồng chửa hoang. Chị kể khổ với ông đủ điều chỉ xin ông mỗi một việc là tìm cách cho ông chồng chị, người đã đưa lưng ra gách chịu cái tai họa do ông gây ra và làm cha cho đứa con của ông. Ông Đại úy nghe nói với một cái giá rẻ mạt như vậy, trong tầm tay của ông có thể lo được. Xin cho một anh đi nghĩa quân hay địa phương quân tại thành phố nầy thì dễ ợt. Ông hứa với chị Hương sẽ cho anh Quờn đi lính ở địa phương, không phải ra tác chiến.

Chừng mười hôm sau, anh Quờn đi trình diện ở đặc khu Quảng Đà và được đưa ra Phú Bài học căn bản quân sự. Hai tuần sau, chị Hương ra Phú Bài thăm anh Quờn. Không biết làm thế nào mà chị lẹo tẹo với ông Đại Đội trưởng khóa sinh, xin cho anh Quờn ở nhà tạp dịch, khỏi phải ra bãi học. Chị thường lấy cớ ra thăm chồng, nhưng quả thật là ra Huế ngủ đò với ông sĩ quan chỉ huy của anh Quờn. Đời lính sau nầy của anh Quờn sướng thân cũng nhờ ở chị. Anh Quờn về kể cho chị nghe sĩ quan nào khó tính, bắt nạt anh thì chị đi gặp ông nầy ngay. Qua một vài lần ông nào cũng được chị cho ăn nằm, nên anh Quờn được đi phép dài dài là vì vậy.

Một hôm, anh Quờn nghe mấy người bạn trong đơn vị nói chuyện về gác cầu, sướng lắm, buổi tối thay phiên nhau gác, ban ngay thì ngủ hoặc về nhà. Anh đem chuyện nầy nói với chị Hương để tìm chỗ chạy chọt. Chị Hương thì không giàu nên không có khả năng mà đút lót tiền bạc, đành phải đem thân mình ra dụ dỗ mấy cha nội quyền chức. Không biết ai cho chị biết lính tráng trong Đặc Khu đổi nơi nầy qua nơi khác là do Ban Một điều động. Trưởng Ban Một là ông thiếu tá già nhưng có máu ham gái đẹp. Nắm được yếu điểm nầy chị sửa soạn thật đẹp, đến gặp ông Thiếu Tá tại văn phòng. Không biết giữa chị và ông thiếu tá đó xẩy ra việc gì tại chỗ làm, ngày hôm sau anh Quờn được sự vụ lệnh đổi đến gát cầu De Lattre.

Cầu De Lattre cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chừng gần hai cây số. Chiếc cầu sắt duy nhất thuở đó bắt qua sông Hàn, mang tên của ông Đai Tướng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại Đông Dương. Tên đầy đủ của ông tướng nầy là “Jean De Lattre De Tassigny”. Thời ông Diệm chiếc cầu được đổi tên cho một ông tướng Việt Nam theo đạo Cao Đài là Trịnh Minh Thế, thế nhưng người dân Đà Nẵng gọi tên chiếc cầu nầy theo lối cũ là cầu “Đờ-Lách”. Đến thời đó, chiếc cầu sắt nầy rất cũ kỹ, xe chạy trên cầu rung rinh như răng rụng. Thế nhưng vì chiến tranh không ai nghĩ đến chuyện làm chiếc cầu mới thay thế.

Anh Quờn cầm sự-vụ-lệnh đến trình diện người chỉ huy toán gác cầu, không biết ông nầy cấp bậc là gì, chắc thuộc hàng hạ sĩ quan. Thấy thằng lính mới, mặt mày tối om, thân hình cục mịch nên ông không có cảm tình. Ông bắt anh Quờn không được ra ngoài phạm vi cầu ngày cũng như đêm. Thấy tình hình căng quá, anh Quờn nhờ người nhắn cho chị Hương biết để chị tìm cách cầu cứu. Trưa hôm sau chị Hương đến chỗ cầu De Lattre, ở đó có một lô-cốt cho người chỉ huy cầu vừa làm nơi làm việc, vừa làm chỗ ngủ. Chị đi ngay vào lô-cốt, thấy ông chỉ huy đang thiu thiu ngủ trên ghế bố. Thấy chị ông vội vàng ngồi dậy tiếp chị. Chị tự giới thiệu chị là vợ của anh Quờn. Ông nầy trố mắt nhìn chị, không biết chị có đùa không? Một thằng lính ngớ ngẩn mà sao có vợ đẹp thế. Chị đẩy đưa với ông vài câu, xin ông dành cho anh Quờn những đặc ân. Không biết là chị sau nầy có ăn ngủ với ông hay không mà anh Quờn ban ngày ở nhà lo quán xuyến nhà cửa, tối mới vào đơn vị gác cầu. Thỉnh thoảng hàng xóm trông thấy người chỉ huy toán gác cầu “Đờ-Lách” đến thăm chị vào ban đêm, trong lúc đó anh Quờn đang gác cầu.

Chị có tất cả là bốn người con gái, con của bốn ông bồ khác nhau. Có lẽ chị cũng cảm thấy mỏi mệt với những mối tình bất chính. có chồng mà chưa cho ông chồng của mình một đứa con nào. Nhìn thấy người chồng lam lũ suốt cả cuộc đời vì mình, chăm sóc mình và các con của chị một cách tận tụy. Chị cảm thấy thương hại cho anh, cảm thấy hối hận bao lâu nay đối xử với anh một cách tàn tệ. Chính vì vậy chị cho phép anh vào phòng ngủ ăn nằm với chị. Lúc nầy chị không còn ông bồ nào khác, lbây giờ tuổi của chị đã vượt qua con số bốn mươi, không còn lực thu hút những người lắm bạc nhiều tiền. Chị tự nguyện sống với chồng con, không còn liếc mắt đưa tình với những người đàn ông khác.

Chị Hương nhìn anh Quờn đang bửa củi ngoài sân, thân hình vạm vỡ khỏe mạnh, nước da sạm nắng trông thấy thật hấp dẫn. Một người chồng như thế nầy mà trước đây chị bỏ bê, chạy theo những hào nhoáng bên ngoài. Chị gọi anh vào, pha cho anh một ly nước trà, lấy khăn lau mồ hôi trên người anh, nắn bóp từng bắp thịt cuồng cuộn trên người. Bất thần chị hôn lên môi anh say đắm. Lần đầu tiên chị mới có cảm giác xao xuyến với chồng. Chị dắt tay anh vào buồng.

Chị bắt đầu xa lánh mấy ông bồ chỉ nghĩ tới xác thịt của chị, lợi dụng nhau để sống. Còn anh Quờn thì một lòng một dạ với chị, chân tình với chị. Chị cảm thấy có lỗi nên hối hận. Sau buổi trưa anh đang bửa củi chi gọi anh vào buồng, chị thấy trong ngườiị có những triệu chứng thay đổi đột ngột. Chị biết, chị đã mang thai với anh. Khác với những lần trước, mỗi lần mang thai là lo lắng, sợ sệt. Lần nầy chị cảm thấy vui và sung sướng. Gần mười lăm năm lấy nhau, bây giờ chị mới chính thức cho anh một đứa con, mới biết thế nào là mái ấm gia đình, mới biết cái hạnh phúc sống bên chồng. Chị không còn thấy khuôn mặt tăm tối của chồng mà tự nhiên chị cảm thấy cũng khuôn mặt đó bây giờ rạng rỡ, tươi sáng. Tình yêu nó biến tất cả mọi thứ trở thành đẹp và chị biết nâng niu nó như là một báu vật.

Khi chị mang thai được bảy tháng, thì một trận lụt dữ dội đã xẩy ra cho dân Quảng Nam, lụt năm thìn 1964. Người dân Đà Nẵng thì không ảnh hưởng gì tới trận lụt nầy bao nhiêu, chỉ thấy mưa to gió lớn gần một tuần lễ. Bờ sông Hàn tràn ngập, những mái nhà trôi trên sông bị nước cuốn trôi từ vùng quê đổ ra cửa sông Hàn, có người còn bu trên nóc nhà nhưng không ai có thể cứu được. Một trận lụt đã chôn vùi bao nhiêu làng mạc miền quê, giết hại không biết bao nhiêu người dân. Chiều hôm đó, anh Quờn cơm nước xong, choàng chiếc poncho, lên xe đạp chạy ra cầu “Đờ-lách” gác cầu như mọi ngày. Có biết đâu, đây là lần cuối cùng anh giã từ vợ con.

Mười hai giờ đêm, anh ra cầu để thay ca gác. Thường thường mỗi ca có ba người, hai người ở hai đầu cầu, một người ở giữa cầu. Đêm đó phiên anh gác giữa cầu. Anh vừa ra giữa cầu, hút chưa hết điếu thuốc thì anh nghe tiếng chuyển động, không kịp chạy thì nhịp cầu anh đang đứng đổ xuống nước, nghe một tiếng “rầm” lớn và hai người lính gác ở hai đầu cầu nghe tiếng anh kêu cứu. Tất cả mọi người đều sững sờ. Dòng nước chảy siết trong đêm đã cuốn thân thể anh trôi ra biển lớn.

Ngay đêm đó, người chỉ huy toán gác cầu đạp xe đến nhà chị Hương báo tin, anh Quờn đã bị nước cuốn đi trong đêm. Cả nhà thức dậy khóc lóc thảm thiết. Sáng ngày hôm sau, chị Hương nhờ người đi dọc theo hai bờ sông tìm kiếm xác anh, nhưng không thấy. Chị lập bàn thờ, chị và các con để tang cho anh. Đời anh Quờn đã chấm dứt trong mùa bão lụt năm thìn 1964, trên chiếc cầu De lattre oan nghiệt của Đà Nẵng. Sau nầy, khi cơn lụt chấm dứt, quân đội Mỹ làm một chiếc cầu dã chiến, bắt song song với cầu De Lattre đã sửa lại. Hai chiếc cầu ghi dấu hiện diện của hai quân đội Pháp và Mỹ đã có mặt trên chiến trường Việt Nam.

Ngày nay, Đà Nẵng có nhiều cầu bắt qua sông Hàn, hiện đại và mỹ thuật. Thế nhưng với chúng tôi học sinh thuở đó vẫn còn nhớ mãi chiếc cầu De Lattre cũ kỷ, những ngày nghỉ học đoàn học sinh chúng tôi gò lưng trên yên xe đạp vượt qua cầu để đi picnic ở Mỹ Thị, Non Nước hay Mỹ Khê, Tiên Sa, Sơn Chà. Riêng đối với tôi, mỗi lần đạp xe trên cầu, tôi nhớ lại anh Quờn, người lính gác cầu năm xưa đã bỏ mình trong trận lụt năm thìn. Điều an ủi vong linh của anh, là anh còn để lại một đứa con trai nối dõi tông đường./

Houston, đầu năm Quý Tỵ