Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

RẰM THÁNG BẢY VU LAN

MÙA HIẾU HẠNH

 

PHÙ DU MÂY TRẮNG

 

 

Cũng tháng này năm trước tôi mất Mẹ. Mẹ ra đi trong mùa Vu Lan thắng hội, gần một năm sau khi Ba tôi qua đời và tôi cũng bắt đầu thấm thía ý nghĩa của bài hát Bông Hồng Cài Áo hơn. Hạnh phúc thay những ai còn đấng Sinh Thành và cũng tủi xót thay cho những người mất Ba Mẹ nửa đời, để mỗi khi tưởng nhớ, chỉ còn lặng lẽ rớt nước mắt mà ước ao rằng “Ước chi ta còn Ba còn Mẹ nhỉ". Ngoại trừ đất đá, cỏ cây và kẻ vô tri, còn vạn vật từ con người đến muông thú, đều do Mẹ cưu mang và sanh thành. Cho nên tại tâm tưởng của tất cả mọi người, trong tiềm thức mơ hồ hay hiện thực, hình ảnh về Mẹ vẫn luôn tuyệt đẹp, thật sáng ngời đáng để chúng ta tôn thờ và trìu mến, dù rằng “công cha như núi Thái Sơn” còn Mẹ hiền, thì dù sao cũng chỉ là “như nước trong nguồn, như chuối ba hương, như xôi nếp mật và như đường mía lau”. Cho nên người đời ai cũng cần có mẹ, dù là trẻ thơ hay người trưởng thành. Những đứa trẻ mồ côi mất ba mất mẹ, cho dù có được người thân còn lại cưng chiều lo lắng, nuôi dưỡng tử tế cho biết mấy, lớn lên cũng cảm thấy tâm hồn khô cằn và héo mòn. Tôi nhớ có bài ca dao viết rằng “mồ côi Ba ăn cơm với cá, nhưng mồ côi Mẹ thì lót lá mà nằm”. Tại sao thế nhỉ, có lẽ là do tấm lòng mẹ hiền lúc nào cũng quan tâm chăm sóc tỉ mỷ, vì đó cũng là thiên tính của người mẹ. Tóm lại Mẹ là cội nguồn của mọi tình cảm yêu thương trên đời. Mẹ cho chúng ta biết thế nào là ngọt bùi ấm lạnh. Mẹ là nguồn thương yêu cao cả của kiếp nhân sinh. Mẹ là người cưu mang chin tháng mười ngày đẻ đau cực khổ nuôi con, nói sao cho hết những ân nghĩa tình thương của mẹ. Mẹ ơi, mùa Vu Lan năm nay lại về. Nhớ năm nào cũng vào mùa Vu Lan tháng Bảy này, tôi đã vui mừng xúc động khi được cài hoa hồng đỏ lên áo khi theo Mẹ lên chùa lễ Phật, tôi đã hân hoan xiết bao khi tôi mất Ba nhưng còn có Mẹ trên đời. Nhưng nay Mẹ không còn nữa và tôi chỉ còn nhận được một hoa hồng trắng. Tôi chỉ có một nén tâm hương dâng lên Ba Mẹ, cầu nguyện chư Phật từ bi gia hộ cho hương linh Ba Mẹ sớm về cõi an lành siêu linh Tịnh Độ. Tôi đã thấm thía nỗi đau nào hơn khi không còn Ba còn Mẹ. Dù còn nhỏ hay khôn lớn tôi vẫn thích như trẻ thơ nũng nịu bên Mẹ những lúc đi làm về mệt mỏi hay có phiền phức, căng thẳng trong công việc để được Mẹ vỗ về khuyên nhủ những lời mật ngọt làm tôi ấm lòng. Ba tôi thì rất nghiêm khắc nhưng Mẹ tôi thì rất đỗi dịu hiền, chưa bao giờ tôi nghe Mẹ tôi nói lớn tiếng với ai cả. Lắm khi tôi biết Mẹ có nhiều việc không vui, nhưng không bao giờ Mẹ than phiền với ai hết, chỉ có ánh mắt Mẹ gợi thoáng một chút buồn mà thôi. Tôi rất nhớ Mẹ nhưng mà tôi cũng rất cảm ơn Mẹ đã cho tôi một món quà rất ý nghĩa khi Mẹ ra đi vĩnh viễn. Bởi vì Mẹ mà tôi mới được biết đến ngôi Thiền Lâm nhỏ bé nhưng ấm cúng Duy Mãn này và Thầy trụ trì cùng với những quí Thầy trú xứ tại nơi đây… Tôi lúc đó cũng chưa quy y Tam Bảo, chưa thọ trì Ngũ Giới, chưa biết nhiều về Phật Pháp, ngoài trừ những lần chở Mẹ đi chùa và đâu đó đọc vài quyển kinh sách và Phật Học. Gia đình tôi cũng hơi đặc biệt, bên nội chúng tôi theo Thiên Chúa Giáo, bên ngoại lại thiên về Phật Giáo. Bà Hai, chị của bà Ngoại của tôi là một Ni Trưởng trụ trì một ngôi Già Lam khá lớn ở Sài Gòn, còn Bà Ngoại thì ăn chay trường tu tại gia. Mẹ tôi tin Phật, tin Nhân Quả cho nên tôi cũng có chút thiện duyên quen biết và gần gũi ít nhiều với ngôi Tam Bảo. Nhưng thú thật là tôi lúc đó cũng có chút ngã mạn, vì nhân duyên bao kiếp trước cho nên tôi mặc dù còn trẻ nhưng đã tương đối tạm khá thành công trên đường đời. Nhưng dù sao đi nữa tôi cũng như Mẹ, tin Phật tin Nhân Quả và Mẹ đã gieo trồng trong tôi những hạt giống bồ đề mà chỉ đợi đúng nhân duyên chin muồi sẽ nẩy mầm tăng trưởng… Tôi còn nhớ rất rõ, ngày ấy California trời rất ấm nóng với những cơn gió khô thổi mạnh từ sa mạc về. Tôi vừa mới mất Mẹ và đang rất lạc lõng... Tang gia bối rối, tôi được giao nhiệm vụ lo tang lễ cho Mẹ theo nghi thức Phật giáo. Hình như là trong cõi vô thường này Mẹ và gia đình tôi có chút thiện duyên với Thầy cho nên khi nghe người bạn tôi ở nhà quàn Peek Family giới thiệu là chúng tôi hoan hỷ không phân vân mà cung thỉnh Thầy lo cho Tang Lễ của Mẹ, mặc dù trước đó chúng tôi chưa bao giờ được biết hay nghe đến ngôi Già Lam này cả. Một ngôi Thiền Lâm, bề ngoài khiêm tốn nhỏ bé đơn sơ nhưng sau khi đặt chân vào, tôi có một cảm giác rất ấm cúng và linh thiêng thành kính… Và rồi Thầy trụ trì, thật hiền lành, thật từ ái, thật gần gũi làm cho gia đình tôi lần đầu tiên ghé thăm lại cảm nhận được sự tin tưởng, an ủi và cảm thông từ Thầy mặc dù chúng tôi đang rất hụt hẫng như mất điểm tựa và đang rất buồn đau… Để an ủi những đứa con vừa mất mẹ, Thầy đã hái đóa hoa ngọc lan cuối mùa cuối cùng tặng cho chúng tôi – một món lộc chùa nho nhỏ mà không bao giờ chúng tôi quên được. Đóa hoa ngọc lan thanh cao đơn giản nhưng thơm tho tinh khiết như ngôi Thiền Lâm và Thầy. Thầy đã hết lòng chu đáo lo cho Tang lễ Mẹ, chỉ dạy cho gia đình chúng tôi, những Phật Tử mới chập chững ở ngưỡng cửa Đạo, những lời dạy quí báu, làm hành trang cho bước đầu “Hư Tâm Học Đạo”. Theo lời Thầy khuyên, gia đình anh em chúng tôi phát nguyện ăn chay bốn mươi chín ngày để tỏ lòng hiếu thảo và cố gắng trì tụng kinh Địa Tạng cho lễ Thất Tuần Cầu Siêu Hương Linh Mẹ. Rồi sau đó, tôi cũng tiếp tục phát nguyện ăn chay một trăm ngày, rồi ba tháng, rồi từ từ kéo dài ra mãi đến giờ. Sau này tôi nhờ cơ duyên đưa đẩy cho nên cũng biết thêm là đối với tất cả mọi người, Thầy đều bình đẳng, cũng đều tận tâm lo lắng chu đáo, không bao giờ phân biệt giàu hay nghèo, địa vị cao hay thấp, sang hay hèn… Thầy chỉ biết lo cho Phật Pháp, cho Chùa, cho quí Tăng Ni chúng đồng tu, cho Phật tử, chưa bao giờ tôi thấy Thầy lo nghĩ cho bản thân Thầy. Lần đầu tiên gặp Thầy, cũng là lúc Thầy còn rất bận rộn xây chánh điện. Sức khỏe Thầy không tốt nhưng Thầy chẳng bao giờ ngại nặng nhọc hay dơ bẩn khó khăn, hầu như việc gì Thầy cũng đều cố gắng tự tay làm, bởi vì Chùa còn nghèo, còn thiếu thốn đủ thứ… Nhưng thiếu gì thì thiếu, nhưng Phật Pháp và tình thương ở ngôi Già Lam này thì tràn đầy không thiếu... Thầy không bao giờ khoe khoang, hay than thở hoặc cầu cạnh ai. Thầy rất ít nói, chỉ trừ khi nói về Phật Pháp thì gương mặt Thầy bừng sáng hẳn lên, Thầy trở nên linh động và giọng nói thật hùng biện tràn đầy sức thuyết phục. Lúc đó Thầy không còn bị bó buộc trong tánh tướng nữa, phong cách Thầy bình dị nhưng chân thật, tự nhiên nhưng cuốn hút làm người nghe Pháp toàn tâm tin tưởng. Thầy trong tâm thức tôi đúng là một vị hiền tu chân chính, là người tôi rất đỗi kính thương… Bởi vì “Thân Người khó có được; Phật Pháp khó được nghe; Duyên Tăng lành khó gặp; đất Phật khó được sanh” cho nên có cơ duyên gặp được Thầy trong đời này thì khó khăn trăm vạn lần nên tôi phải thật trân quí những ngày tháng hiếm hoi này. Cho dù mai sau, nhân duyên thay đổi hay đưa đẩy, tôi có thể không còn cơ hội gần gũi tới lui thăm hỏi ngôi Già Lam nhỏ bé này và Thầy Trụ trì nữa nhưng ở trong lòng tôi, hình ảnh Thầy quí yêu vẫn mãi tồn tại cũng như Phật Pháp tôi vẫn mãi tôn kính. Nhờ quen biết Thầy, tôi bắt đầu học Phật Pháp tinh tấn hơn và cố gắng tu tập để trở thành người tốt hơn. Tôi trở nên trầm tĩnh và kiên nhẫn hơn ngày xưa nhiều lắm. Và vì hiểu câu “Oan ức không cần biện bạch” mà có lần Thầy đã nói cho nên tôi cũng ít nói hơn và nhẫn nhịn không tranh cãi đua đòi hơn thua nữa, dù có lúc bị hiểu lầm bị oán trách hoặc bị chê bai… Đường ta, ta cứ đi, cố gắng tu tập, cứ ngẩng mặt nhìn thẳng giữ gìn thật đúng với ý nghĩa chân thật của Tam Quy Ngũ Giới để không hổ thẹn và không cắn rứt với lương tâm. Đâu đó, những lần hiếm hoi lên chùa ngồi nói chuyện hay uống trà cùng Thầy, tôi đã thâu nhặt được những lời khuyên quí báu. Vì Thầy là người tu Thiền cho nên những lời nói của Thầy rất đơn sơ nhưng sâu sắc chứa đựng nhiều huyền cơ thâm thúy. Những lời nói mà lắm khi sau này tôi mới thấm thía sự thâm sâu của nó. Những lời nói về sinh tử luân hồi, về Nghiệp Quả, về sự vật hư không, về duyên khởi, về vũ trụ nhân sinh, về Chân Ngã, về tất cả đều không và chẳng thể nghĩ bàn. Thì ra “Trong nhà có báu thôi tìm kiếm; Đối cảnh không tâm chớ hỏi Thiền”. Người đời chúng sanh chỉ chuộng bề ngoài hào nhoáng và lời nói dịu ngọt. Ngôi Già Lam này thì đơn sơ nhỏ bé, Thầy thì rất thẳng thắn, không màu mè hoa mỹ và rất ít nói cho nên lắm khi người đời hay hiểu lầm trách cứ không vui. Phật tử thường trụ cũng không nhiều lắm, nhưng khi đã gần Thầy và hiểu Thầy thì Phật tử sẽ kính thương Thầy nhiều hơn. Tôi sau những giờ làm việc họp hành căng thẳng “trên Đe dưới Búa”, tôi rất thích ghé thăm ngôi Già Lam này. Ngồi trong chánh điện nhìn lên tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật từ bi, tôi cảm thấy rất thanh tịnh và thư thái trong tâm hồn… Và rồi thắp lên một nén hương trầm, ngồi uống trà nghe Thầy nói Pháp thì nhân gian còn gì phải vương vấn bận tâm! Phiền não và lo lắng cứ tạm vứt ở đâu đó, trong ngôi Thiền Lâm lúc này chỉ có Phật, Pháp và Thầy, rất bình an tự tại… Đúng là “Đi đi không đích đến; Đến đến là đến đâu; Nếu ai còn thử hỏi; Chẳng nói, cười Ha Ha!!!” Cuộc đời nầy là vô thường, huyễn mộng, những gì thân yêu nhất rồi cũng rời khỏi tầm tay. Ngày hôm qua ta được thương yêu được quí trọng, ngày hôm nay thì ta có thể mất hết, tất cả chỉ là hư không vô nghĩa. Tôi đã buồn đau biết bao nhiêu khi tiễn Ba Mẹ ra đi nằm yên dưới lòng đất lạnh, tôi nghĩ nỗi đau nầy không riêng mình tôi gánh chịu mà những ai khác cũng sẽ đau khổ như tôi, tôi hứa làm những việc gì đó có ý nghĩa để giúp đỡ mọi người. Tôi cố gắng tu tập tinh tấn, đem lòng thành kính cúng dường và bố thí, tận tâm giúp đỡ những người hoạn nạn hoặc khốn khổ không được cơ duyên may mắn như tôi… Tôi nhờ Thầy dìu dắt khuyên bảo, tôi bắt đầu tập tễnh tu Tổ Sư Thiền và tôi nguyện tinh tấn tiếp nối đời nầy mãi đến đời sau, cho đến khi thành đạo mới thôi, để đền đáp trong muôn một phần nào công ân sanh thành dưỡng dục của ba mẹ và công đức giúp đỡ của Thầy… Tôi cũng cầu mong nhiều người cũng sẽ phát nguyện như tôi để Phật Pháp mãi trường tồn và vững mạnh. Mùa Vu Lan báo hiếu năm nay, tôi thành tâm kính dâng lên những đóa hoa hồng đỏ cho những ai còn đấng Sinh Thành và những đóa hoa hồng trắng cho những ai không còn đấng Sinh Thành nữa. Tôi cũng xin thành kính dâng lên những đóa hoa hồng vàng cho chư Tăng Ni, trong đó có vị Thầy của tôi.

 

Phù Du Mây Trắng