Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

TRẦN TRUNG ĐẠO:

THƠ NHƯ MỘT LÊN ĐƯỜNG

 

NGUYỄN VY KHANH

  

 

Theo dịch lý, cuộc đời là một hạnh phúc. Khi đứa hài nhi chào đời là thời. Đứa bé đến, vào đời, với hạnh phúc tự tại, an nhiên. Nhưng tội nghiệp cho bé vì bé đã không chào đời vào thời tạo thiên lập địa mà đã đến với đời sau khi ông Adam bà Eva ăn trái cấm mà theo sách vở kể là để ... khôn ra ! Lý trí bắt đầu đưa con người xa dần cái hạnh phúc đáng ra an nhiên đã có.

Và từ đó có tranh đấu, có chiến tranh, có bất công, có đủ cả. Nhưng không thấy hạnh phúc đâu! Không còn, vậy thì phải đi tìm, phải làm đủ mọi cách cho có. Hóa ra, cái thông minh của con người, tin học, kỹ thuật, khoa học, là để ... tìm lại cái hạnh phúc đã có từ nguyên thủy con người đã đánh mất ! Sinh ra làm người Việt Nam còn bất hạnh hơn nữa, vì con người ở nơi đó dùng thông minh trí tuệ để đưa chiến tranh, chết chóc và chia rẽ đến với mọi người, thành thị cũng như thôn quê, Kinh cũng như Thượng; đưa những giá trị ngoại lai choàng lên cổ mọi người!

Anh Trần Trung Đạo cũng như đa số chúng ta đã ra đời và trưỡng thành trong chiến tranh. Anh đã đi tìm cái hạnh phúc cho đời, nhưng anh vẫn chưa có được, chúng ta cũng chẳng hơn gì ! Biến cố tháng Tư 1975 đã đưa anh ra biển và đến một vùng đất mà dân cư, tình người và giá trị cuộc sống khác biệt hẳn nơi vùng đất anh đã sinh trưỡng; anh bỏ nước ra đi sau khi đã "thụ hưởng" cái "thiên đàng" do đồng loại từ phương Bắc đem tới áp đặt ! Đất mới, đời mới, nhưng hạnh phúc vẫn chưa có. Con người sống đời lưu xứ làm sao có hạnh phúc trọn vẹn ! Kẻ lưu đày cũng sẽ ngũ không yên dù phận anh đã ổn, vì bên kia địa cầu nơi anh đã bỏ đi, còn có hàng hàng lớp lớp đồng loại, trong đó có cả người thân, gia đình và họ hàng; họ đang sống trong cái khốn cùng phá sản của một chủ nghĩa, không tương lai, không cả sự sống còn cho mỗi ngày, mỗi giây phút!

Đó là lý do khiến anh Trần Trung Đạo dùng thi ca để nói cho đời biết trên trần gian đã có và hãy còn địa ngục, cho đồng loại ở ngoài nước biết trên quê hương xa xôi đang có những cảnh khốn cùng và những con người bị đày đọa. Thơ thường được hiểu là phương tiện ca tụng Tình yêu, cái Đẹp. Thơ còn là tiếng nói của con tim khi buồn khi vui, là nguồn sống, vv. Nhưng khi đời rõ rệt đã là địa ngục thì thơ không thể tránh trở thành phương tiện đấu tranh. Thơ Trần Trung Đạo ra đời khi cuộc sống đã là bóng tối, khi con người đã phải nhận khổ ải, nhục nhằn để "qua cầu". Thơ anh đa phần trong hai tập đã xuất bản Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười (1992) và Thao Thức (1996) là bản án nhắm cái bóng tối đó. Trần Trung Đạo không ca tụng cuộc đời, anh tấn công và kết án, nhân danh con người. Nếu anh có nói đến tình yêu thì tình đó cũng ở trong khung cảnh một quê hương rã rời hoặc một xứ người lạc lõng!

Biết bao thảm cảnh khó tưởng tượng nhưng đã có thật ở Việt Nam. Một bà mẹ đã bán máu để nuôi con, lên nhà thương Chợ Rẫy không biết lần thứ mấy:

 

"... Đứa con út ốm đau

Vẫn hằng đêm đòi sữa

Chẳng còn gì bán nữa

Ngoài giọt máu mẹ cha..."

(ĐCTTTMC, Bà mẹ điên)

 

Trốn khỏi địa ngục, rơi vào một địa ngục khác của con người lòng thú, như "Người con gái Việt Nam trên đại lộ Sri Ayuthaya" cũng là tựa một bài thơ trong ĐTTTMC:

 

"... Bay phơ phất giữa phố phường xa lạ

Mười sáu tuổi kiếp giang hồ chung chạ

Trôi lang thang như những bọt bèo

Đất nước nghèo không giữ nổi chân em

Nên xứ người em làm thân gái khách..."

 

Hay trốn bất hạnh chung để phải gánh chịu bất hạnh riêng khác, mất tất cả người thân như em bé Việt Nam, quá nhỏ nhưng đã quá đau khổ:

 

"... Họ kể lại em từ đâu không biết

Cha mẹ em đã chết đói trên tàu

Chị của em hải tặc bắt đi đâu

Sóng cuốn mất người em trai một tuổi..."

(ĐCTTTMC, Em bé Việt Nam và viên sỏi)

 

Thảm cảnh Việt Nam thì thơ văn nào nói cho hết. Nhưng vẫn chưa hết cảnh sầu, như đã là người Việt Nam là cứ phải cam tâm thua thiệt. Như những người lính thua trận, phải chết ở quê người, sau khi đã trả nợ cho tập thể:

 

"Người lính già Việt Nam

Vừa mới chết đêm qua

Trên đường phố San Jose bụi bặm

Anh đã đi bao nhiêu nghìn dặm

Đến nơi đây chỉ để chết âm thầm

Không một phát súng chào

Không cả một người thân

Không ai nói với anh một lời tin biệt..."

(TT, Người lính già vừa chết đêm qua)

 

Trần Trung Đạo viết nhiều thơ nói về Mẹ và qua Mẹ, anh bộc tỏ những căm hận bóng tối, những đau khổ không thể san sẻ vì ai cũng cùng cảnh ngộ, và với Mẹ, anh bày tỏ những hoài bão của anh và những người cùng thế hệ.Thế hệ anh không có "những ngày thơ ấu" thanh bình, đến "tuổi mộng mơ" thì không trọn vẹn. Thế hệ bị "bắt trẻ đồng xanh", đem đi nướng cho chủ nghĩa hão huyền của người lớn:

 

"Con đường thế hệ chúng tôi qua

Mây xám che ngang tuổi ngọc ngà

Tôi học những gì năm tháng ấy

Lọc lừa, phản bội với điêu ngoa ...

 

Con đường thế hệ chúng tôi qua

Thiếu bóng cây xanh thiếu bóng nhà

Những hố bom dài theo kỷ niệm

Chôn vùi mộng ước mới đơm hoa..."

(ĐCTTTMC, Con đường thế hệ chúng tôi qua)

 

Nhưng đây là thế hệ mà con tim hãy còn nóng tình quê hương; chí tang bồng thu gọn lại trong những hăng say lý tưởng chưa thành, những thề ước sẽ ra tay xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn:

 

"... Tôi sẽ về sống chết với quê hương

Trong hầm hố chưa tan mùi súng đạn

Ai đã cướp mất của đời tôi những ước mơ, hy vọng

Đã gài chông trên luống tuổi thơ vàng

Ai đã biến núi sông thành một bãi tha hoang

Tiếng rên siết trong đêm đã át đi giọng hò câu hát ...

 

Tôi sẽ về để sống với quê hương

Mai tôi chết xin làm phân nuôi đất"

(TT, Tôi sẽ về)

 

Thế hệ lạc loài, cả khi sẽ nhắm mắt bỏ thế gian :

 

"Mai anh chết xin em đừng vuốt mắt

Để một ngày anh sẽ thấy quê hương

Trên dương thế lạc loài không tổ quốc

Thì cần chi địa ngục với thiên đường ...

 

Mai anh chết xin em đừng hương khói

Hồn ma anh xiêu lạc bốn phương trời

Sẽ ở lại những nơi nào tăm tối

Những nơi nào không một kẻ rong chơi..."

(ĐCTTTMC, Mai anh chết)

 

Một lời kêu gọi :

 

"... Đồng bào ơi hãy vùng lên cách mạng

Khi bước đi xin nhớ ngẩng cao đầu

Một đời nầy hay muôn vạn đời sau

Tôi kiêu hãnh làm người dân nước Việt"

(ĐCTTTMC, Cho tôi xin)

 

Những con người sống thân phận lưu vong, xa cội lưu vong là một tình cảnh thất bại, tiêu cực, nhưng có những con người lưu xứ vẫn ôm ấp nỗi lòng và thao thức muốn làm cái gì đó cho quê hương:

 

"... Tôi vẫn đợi bên giòng sông lịch sử

Một bầy chim lưu lạc bốn phương trời

Bỗng một sớm về đây gom góp lửa

Gieo mầm xanh trên muôn vạn nẻo đời"

(ĐCTTTMC, Tôi vẫn đợi)

 

Tiếng lòng của Trần Trung Đạo dù sôi sục vẫn đượm nhân ái của Phật pháp, của văn hóa Á đông. Những xin lỗi tự giác, những tự nhủ thiết tha.

Trong tập nhận định văn học 40 Năm Văn Học Chiến Tranh mới xuất bản gần đây, chúng tôi đã đặt thơ Trần Trung Đạo chung khuynh hướng thi ca tranh đấu cùng với Nguyễn Mạnh Trinh, Lê Bi, Hồ Công Tâm, Quan Dương, vv... Nói khuynh hướng vẫn chưa rõ vì thật ra thơ tranh đấu là khuynh hướng chính của đa số các người làm thơ ở hải ngoại nhất là các thế hệ trên 40; nhà thơ ở hải ngoại nào cũng đã có lúc để lý tưởng, lòng nhiệt thành hoặc căm hờn thốt thành tiếng thơ. Dù vậy, Trần Trung Đạo là một trong số thiểu số những nhà thơ mà sáng tác tranh đấu trội bật hơn những chủ đề thi ca khác; thơ Tình yêu theo nghĩa hẹp hình như không có chỗ trong những vần thi ca của anh.

Gióng tiếng thơ chưa đủ, anh Trần Trung Đạo còn viết truyện và đăng đàn trước đồng bào ở ngoài nước, với cùng những tâm tình và phẫn nộ đó. Với những ước mơ tự do dân chủ và hạnh phúc cho những người ở quê nhà. Anh kêu gọi giải thể bạo tàn, lật đổ u tối và điên cuồng. Anh tuyên dương những người hùng đã vị quốc vong thân như Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Hồ Ngọc Cẩn, trung tá cảnh sát tên Long :

 

"... Sáng ba mươi anh trở về với mẹ

Hồn anh bay giữa trời quê hương ...

Anh ngã xuống giữa Sài Gòn không để lại đủ họ tên

 

Nhưng lịch sử ngàn năm sau vẫn nhớ

Trung tá Long ..."

(TT, Hơi thở Việt Nam)

 

hay những người tù lương tâm như Tuệ Sĩ, Đoàn Viết Hoạt hay người hùng Lý Tống:

 

"Chẳng đàn, chẳng tiệc chẳng trao gươm

Chỉ nặng trên vai một khối hờn

Máu đào thay rượu chiều sông Dịch

Lý Tống anh hùng qui cố hương

(ĐCTTTMC, Lý Tống)

 

Tôi theo dõi thơ và việc làm của anh qua một số báo chí cộng đồng và qua trung gian cái siêu không gian internet. Và tôi đã nhìn thấy cái nhiệt thành tha thiết của anh. Cái nhiệt thành đáng quý ở một thời điểm con người chạy theo những giá trị có tính cách cá nhân hay hào nhoáng, "thực tế" hơn. Cái nhiệt thành của một thanh niên Việt Nam không cứ phải đã từng cầm súng nay dĩ nhiên tiếp tục sứ mạng. Cái nhiệt thành tôi tin chắc cũng không vì danh vọng. Mà danh vọng gì sẽ dành cho những người tố cáo tội ác, bạo tàn hay thương yêu những người bất hạnh? Tôi nghĩ Trần Trung Đạo làm thơ, lên tiếng, tranh đấu, cổ võ cho tự do, dân chủ, quyền làm người để trả nợ sông núi đã tác thành nên anh; một cách tự ý, xung phong! Tôi rời đất nước trước do đó đã đi một phần con đường như anh, không thành, không kết quả, nên tôi không thể không quý mến anh, người còn lửa trong lòng, còn lý tưởng để đuổi theo. Trung Đạo trong bút hiệu anh vừa có cái nghĩa con đường trung kiên, lý tưởng, vừa có ngầm ý tỏ lộ đạo làm người của người mang tên hiệu đó. Nhơn là trung đạo của "thiên địa nhân" mà cũng là tên thật của anh. Vì phục, tôi chúc anh vững bước với niềm tin nơi chính nghĩa và lẽ phải.

Hy vọng lòng thành tuổi trẻ sẽ giúp Trần Trung Đạo tránh những con đường mòn của những người đã và gây gây đổ vỡ cũng như vấy mực đen tối lên cuộc đời !

Hãy chúc cho nhau tìm thấy Hạnh Phúc ! Xua tối tăm, cho người, cho tương lai !

 

Nguyễn Vy Khanh

(Montréal, 8-1997)