Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

NHÂN ĐỌC THI PHẨM

"VÙNG ĐẤT HÃM" CỦA

TÁC GIẢ PHẠM CÂY TRÂM

 

GIANG NHẬT LINH

 

Đã có nhà văn viết rằng: "O tám mươi (80) hay cãi", hay "Ngộ quá đi, chuyện chi cũng cãi được"!

Tôi vốn không phải được sinh ra và lớn lên ở vùng đất phía nam đèo Hải Vân, nhưng có duyên được sống và làm việc ở Đà Nẵng, ít ra là 12 năm. Càng có duyên hơn khi tuổi đời còn thanh xuân thì có cơ hội tiếp xúc nhiều với lớp trẻ Quảng Nam - Đà Nẵng, đặc biệt là thành phần học sinh.

Kỷ niệm của tôi với Quảng Nam - Đà Nẵng thì rất nhiều, nhưng điều tôi thấy thú vị nhất là khi nói chuyện với họ. Phải tập trung thính giác thì mới hiểu được thanh âm của người đối diện với mình đang nói cái gì.

Dĩ nhiên ngôn ngữ địa phương bao giờ cũng mang nhiều nét đặc thù. Cũng như cá tính con người của từng vùng đất nước, nếu cần nêu bật để có thể phân biệt với người địa phương khác thì nhất định không đồng nghĩa với sự giễu cợt. Bởi vậy, bàn về chuyện "Quảng Nam hay cãi", tôi nghĩ đó là một đặc tính tiêu biểu của người Quảng Nam. Theo định nghĩa đơn giản: "Cãi là dùng lời lẽ chống lại ý kiến người khác nhằm bảo vệ ý kiến hoặc việc làm của mình". Như vậy, người cãi thường có tư tưởng khác với khái niệm sẵn có. Đó là một thái độ cầu tiến. Vả lại, nếu không trổi vượt hơn thì dại gì để lộ cái ấu trĩ của mình ra để làm trò cười cho thiên hạ? Người Quảng Nam có bản năng độc lập và ít có tư tưởng thỏa hiệp. Tôi nhớ có người bạn đặt vấn đề rằng, thường sau mỗi phiên họp của đồng hương Quảng Nam, bất kỳ ở đâu, ít khi có biên bản. Tôi hỏi lý do thì được trả lời là có ai đồng tình với nhau các vấn đề đã bàn cãi trong buổi họp đâu, thành ra làm sao mà lập biên bản được!

Vài hàng như vậy để đến với người Quảng Nam đặc biệt như tác giả Phạm Cây Trâm và thi phẩm của Anh, tôi thật sự muốn nhấn mạnh đến tính tiên phong, khai phóng, mở đường nơi người Quảng Nam. Người quảng nam (không viết hoa) tự bản thân là người thực hiện cuộc Nam Tiến, mở rộng không gian địa lý về phía nam, hoặc chính họ là một tập thể được hình thành sau nhiều đợt di cư của dân tộc Việt. Gọi tên lớp người tiên phong như vậy, có gì thích hợp hơn là hai chữ Quảng Nam.

Sách Phủ Tập Quảng Nam Ký Sự của Mai Đình Dũng tường thuật cuộc hành quân tái chiếm Quảng Nam của Đô Đốc Bùi Tá Hán kể rằng: "Ngày 2 tháng 6 năm Ất Tỵ (1545) xuất quân từ cửa biển Hội Thống, theo đường biển đi vào Nam, đến cù lao Ré (đảo Lý Sơn) thì ghé lại. Sau đó lại diễn tập chiến trận hành quân thích hợp với chiến trường mới lạ mà Bắc quân chưa quen. Kế đó giả làm đoàn người di cư lén đổ bộ lên bờ, bí mật tìm vào đồn điền quân đội để vận động khởi nghĩa cần vương, bỏ nhà Mạc về với nhà Lê..." (1). Hóa ra giữa thế kỷ XVI, hình ảnh đoàn người di cư đã trở thành quen thuộc, đến nỗi chẳng ai để ý họ từ đâu đến, họ đang đi về đâu, họ đang mưu tính việc gì... Từng đoàn người lầm lủi, âm thầm ngày đêm đi trên đường thiên lý ấy, mặc nhiên được thừa nhận, họ đang đi về phía Nam để mở rộng biên cương. Và trong chiều dài lịch sử của dân tộc, họ là những người kiên cường, bất khuất.

Tôi đọc kỹ 141 bài thơ của tác giả Phạm Cây Trâm và đã ghi nhận được những nét đặc thù của người Quảng Nam. Thường tình người ta làm thơ để thỏa mãn sự lãng mạn, óc tưởng tượng, vẽ vời nét hư cấu lên từng trang giấy... như một chứng tích tài hoa qua kỹ thuật ngôn ngữ. Anh Phạm Cây Trâm đã làm tôi lầm lẫn ở không gian hư ảo này. Thay vào đó, Vùng Đất Hãm của Anh đã cho tôi tiếp cận với những suy tư về sự phi lý, vô pháp, vô nhân tính của chế độ Cộng Sản.

Đời tù phi lý vô cương,

Bất nhân vô pháp, tai ương vô cùng.

Ôi! Tù không án bềnh bồng,

Bao điều dị hợm, hung ngông đủ trò!

Qua "Vùng Đất Hãm", Anh chỉ cho tôi thấy chế độ Cộng Sản đã làm sụp đổ căn tính bất khuất của dân tộc Việt Nam, đã lũng đoạn và phân hóa mọi nền tảng đạo đức xã hội vốn được vun xới qua bao thử thách cam go của lịch sử, mà cái gọi là Trại Cải Tạo chính là nơi phô bày tâm địa trả thù hẹp hòi của một thành phần khốn cùng, bỗng chốc trở thành kẻ chiến thắng theo sự sắp xếp trên bàn cờ quốc tế giữa Trung Cộng và tư bản Tây phương!

Không phải vô tình mà sử gia Hoa Kỳ Ken Hughes đã cay đắng ghi nhận: "Nhiều người có tư tưởng phóng khoáng cứ nghĩ rằng Ông Nixon cương quyết ngăn chận CS chiến thắng ở Việt Nam. Thật ra Ông Nixon chỉ cương quyết ngăn chận đảng Dân Chủ thắng cuộc bầu cử tháng 11 năm 1974 mà thôi." (2)

Như vậy, hiệp định Paris ký ngày 27-1-1973 đã được thỏa hiệp trước tại Bắc Kinh giữa Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông một bên, bên phía Hoa Kỳ là Cố vấn An Ninh Kissinger trong chuyến đi đêm vào tháng 7 năm 1971. Tại thời điểm có cuộc họp bí mật này, Nixon có Kissinger làm mối lái đã bán đứng Miền Nam Việt Nam cho Cộng Sản, và thời gian từ 1973 đến 30-4-1975, như Kissinger đã công khai bày tỏ, chỉ là khoảng cách chạy tội cho Nixon mà thôi. We need a decent interval. You have our assurance. (3)

Do tính cách nghiệt ngã của thời cuộc quốc tế lúc bấy giờ, số phận Miền Nam Việt Nam đã được đem ra trả giá một cách trắng trợn trên các bàn hội nghị chính trị, cố tình đẩy Miền Nam Việt Nam thành một trận địa hỗn loạn để ai đang nắm được thế lực thì chạy tội và thoát thân dễ dàng! Riêng Miền Nam Việt Nam, họ cố tình biến thành Vùng Đất Hãm.

Một địa ngục với tang chung,

Nên thơ giải nghiệt oan cùng khổ đau...

Không hiện tại, không nơi mong,

Không quá khứ, tương lai không cõi này

Vô tình phi lý đọa đày,

Bóng đen lịch sử cuồng quay hoang đường.

(Thay Lời Tựa)

Điều đáng nói là do một sự sắp đặt khốn nạn như vậy mà đã có hơn một triệu con dân Miền Nam Việt Nam phải chấp nhận số phận tù tội, chết sông, chết biển, chết khô, chết héo giữa rừng xanh núi thẳm! Bút mực nào có thể tả hết nỗi oan khiên cay đắng này? Tôi nghĩ Một trăm bốn mươi mốt bài thơ của Anh Phạm Cây Trâm trong Vùng Đất Hãmmột trăm bốn mươi mốt bản án cần được nhớ thật kỹ, vì đây là chứng tích tội ác mà người CSBV đã đối xử tàn nhẫn với đồng bào vô tội của họ. Người tù không tội, người tù không án... cứ như là một điệp khúc, và không phải vô tình mà Anh Phạm Cây Trâm đã lặp đi lặp lại nhiều lần! Chính cái phi lý ấy là mấu chốt của một chế độ không có lương tri.

Sống trên vùng đất hãm,

Anh hùng đành bó tay,

Kẻ yêu nước chết sửng,

Dòng sinh mệnh cuồng quay...

Ôi tù không án bềnh bồng,

Bao điều dị hợm, cuồng ngông đủ trò.

Đói meo lam lũ thân bò,

Đời tù phi lý, tối mò thảm thê...

Ba mươi tháng tư dính liền với trại cải tạo. Hai cụm từ ấy đối với quân dân cán chính Miền Nam Việt Nam là một nỗi ám ảnh kinh hoàng, nhưng trong đầu óc thù hận của bọn Cộng Sản lại là một đòn phép thâm độc, man rợ đánh vào toàn bộ đời sống của nhân dân Miền Nam Việt Nam, sau khi chiến  tranh đã kết thúc. Bên thắng cuộc đã vơ vét tất cả theo lòng tham vô đáy của họ. Phía người buông súng, cho dù đã mất tất cả, họ chỉ cầu một cuộc sống cam phận, lặng lẽ mà cũng không có. Hãy góp lại những sự thật mà Anh Phạm Cây Trâm đã mô tả để thấy tiếng thơ trong Vùng Đất Hãm không phải là lời ru để ngâm nga, nhưng là những tiếng thét nổ tung vòng cương tỏa của đọa đày, của thống hận mà lịch sử chưa từng có, tang chứng tội ác nhân loại chưa từng ghi...

Đi nay - đi giữa rừng vô tận,

Giác ngộ non thiêng tóc bạc đầu,

Mỗi tối nhìn sao le lói sáng

Biết Trời - Phật độ chẳng còn đâu...

Đi nay đi nốt đường vô vọng,

Vai chịu ngàn cân buổi phế thần...

(Cải tạo)

Trong lịch sử Đại Việt,  khi quân của nhà Minh bị sa cơ ở Chi Lăng, Liễu Thăng tử trận, Hoàng Phúc, Thôi Tụ là những tướng giỏi bị bắt, Vương Thông phải xin hòa lần thứ hai tháng chạp năm đinh mùi (1427) để bảo toàn tướng sỹ. Bấy giờ có người nhắc Bình Định Vương Lê Lợi rằng: "Lúc trước người Minh tàn ác lắm, nên đem giết cả đi". Nhưng Vương nói: "Phục thù báo oán là cái thường tình của mọi người, nhưng cái bản tâm người có nhân không muốn giết người bao giờ. Vả người ta đã hàng mà lại còn giết thì không hay. Nếu mình muốn thỏa cơn giận một lúc, mà chịu tiếng muôn đời giết kẻ hàng, thì sao bằng để cho muôn vạn con người sống mà khỏi được cái tranh chiến về đời sau, lại để tiếng thơm lưu truyền thiên cổ trong sử xanh." Vương không giết người Minh, lại cấp cho thủy quân 500 chiếc thuyền giao cho Phương Chính và Mã Kỳ quản lĩnh, cấp lương thảo cho lục quân giao cho Sơn Thọ, Hoàng Phúc quản lĩnh, còn hai vạn người đã ra hàng và đã bị bắt thì giao cho Mã Anh quản lĩnh đem về Tàu. Vương Thông lãnh bộ binh đi sau. Bình Định Vương tiễn biệt rất hậu. (4)

Phải chi bọn CSBV học được một chút lòng nhân của vua Lê Lợi để đối đãi với đồng bào của chính họ! Anh Phạm Cây Trâm có 12 năm tù ngục ở Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước. Tôi có thâm niên gần 6 năm tại trại tù An Điềm, huyện Đại Lộc. Cả hai đều thuộc tỉnh Quảng Nam. Ngày phát giấy ra trại cho đợt 20 tháng 10 năm 1980, ông Phan Niên, trại trưởng trại Cải tạo An Điềm đã vô tình hay hữu ý khi ông tuyên bố: "Giam các anh 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng tôi cũng chẳng cải tạo được các anh". Quả thật, khi lấy thù hận mà đàn áp thì CS chỉ chuốc lấy thất bại trên cả hai mặt xã hội và tình tự dân tộc:

Buồn ai nay còn trong tù giặc

Buồn ta về lạc giữa quê hương

Đời kiếm gãy thân tàn Từ Hải,

Giữa đôi bờ đất nước tang thương.

Ôi! Đêm nay như bao đêm ngục

Ta nhìn Bắc đẩu gối Trường Sơn

Mươi hai năm tù, tù không án,

Quả phi nhân, phi lý nào hơn!

Mười hai năm đường gươm oan nghiệt,

Chém đời ta trăm mảnh tả tơi,

Và cứ thế máy quay nhật nguyệt,

Độc tài chém giết khắp muôn nơi...

(Như đêm nay)

Đã 38 năm qua sau ngày 30 tháng tư, bên thắng cuộc vẫn cứ khoe khoang thành tích hoang tưởng của mình, nhưng không mảy may nhìn vào thực tế nắm xôi mình được chia phần! Nắm xôi mà Kissinger chi cho Lê Đức Thọ trên bàn hội nghị Paris năm 1973, dính đầy máu tươi của hàng triệu quân dân Miền Nam Việt Nam! Và oan nghiệt vẫn còn tiếp diễn cho đến hôm nay!!!

Chú thích:

1. Phủ Tập Quảng Nam Ký Sự của phó tướng Nguyễn Hoàng là Mai Đình Dũng, Sở VHTT Quảng Ngãi, tr 20.

2. Ken Hughes, "Fatal Politics: Nixon's Political Timtable For Withdrawing From Vietnam". Diplomatic History. Vol 34, No 3, June 2010.

3. Larry Berman, "No peace, no honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam" The Free Press, 2001

4. Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Quyển 1, Đại Nam xuất bản tại Hoa Kỳ (không đề năm), tr 236.