Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

HÒ TRÊN SÔNG THU BỒN

VÀ VĂN HÓA XỨ QUẢNG

 

DƯƠNG VĂN ÚT

 

Hò là một trong những loại hình văn nghệ bình dân được hầu hết mọi người yêu chuộng. Có thể chia Hò thành hai bộ phận: hò khi lao động, sản  xuấttrên sông nước và hò khi lao động, sản xuất trên cạn.

Tuỳ vào đặc điểm và điều kiện cụ thể mà Hò có sự biến tấu khác nhau để  phù hợp với mỗi loại hình Hò (trên sông hay trên cạn). Ở vùng sông nước  Quảng Nam, Hò trên sông nước được xem là hình thức sinh hoạt tinh thần  dân dã của ngư dân.

Hò trên sông nước gồm nhiều điệu mang tên gọi khác nhau. Các giọng Hò  khoan, còn gọi là Hò chèo thuyền trên sông Thu Bồn không phải cùng một  giai điệu hay một tiết tấu, mà do hoàn cảnh địa lý từng khúc sông khác  nhau, giọng hò ở mỗi nơi có những nét đặc trưng.

Điệu Hò vùng thượng lưu và trung lưu sông thường thì lời ca ngắn gọn,  súc tích, lồng vào giai điệu có tiết tấu gián cách, đọc nghe tưởng như  rời rạc đứt quãng, có phần khô cứng về ngôn từ, sẽ khó có sự cảm nhận  một cách tường tận. Tuy nhiên, khi những giai điệu này hoà nhịp cùng  không gian tĩnh lặng của miền sơn cước và tiếng sóng đập vào vách đá thì  người nghe mới cảm nhận hết sự phối hợp chặt chẽ, sinh động liên tiếp  và hài hoà giữa điệu Hò với thiên nhiên.

Trái lại, về đến vùng hạ lưu thì giai điệu lại luyến láy trầm bổng hơn,  tạo nên cảm giác đong đưa, quyến rũ đến lạ kỳ. Ngôn từ giàu hình ảnh,  nội dung thể hiện phong phú, giai điệu nhẹ nhàng đến sâu lắng. Có lẽ, đó  chính là đặc điểm dễ cảm nhận trong điệu Hò sông Thu Bồn dưới miền hạ  lưu.

Khác với dòng sông Hương vốn luôn êm đềm, hiền hoà và thơ mộng, giống  như tính cách dịu dàng, thanh tao, e thẹn, e lệ và có phần khép kín của  người con gái xứ Huế, từ lâu đã đi vào thơ ca đặc biệt là trong điệu hò  mái nhì, khúc Nam ai Nam bình; khác với điệu Hò sông Mã bằng tiết tấu,  nhịp điệu cùng với bản thanh âm của dòng sông Mã đã góp phần làm nên một  bề dày về cơ tầng văn hoá và làm nên bản sắc đặc trưng của vùng văn hoá  Xứ Thanh; điệu Hò trên sông Thu Bồn thì lại có nét giản dị, thẳng thắn  trong tính cách của con người xứ Quảng với tiết tấu vừa chậm, vừa nhanh,  có ba thang âm (thấp, trung và cao) cùng các sắc thái này được diễn tả  theo cách gọi dân gian là điệu mái dài, điệu mái lơi và điệu mái nhặt.

Với tính chất ngắn, dốc và khúc khuỷu của dòng sông Thu Bồn, người chèo  thuyền thường hát điệu mái dài khi chiều xuống lúc trăng treo, trên  những chuyến đò dọc lúc chở người, lúc chở hàng rất nhịp nhàng thoải  mái; nhưng đến mùa đua ghe thuyền thì tiếng Hò trở nên nhanh nhẹn, khoẻ  khắn, khẩn trương hơn; đặc biệt, vào những ngày hội thì các ghe rời vạn  đi dự đua, các tay chèo hào hứng hát điệu mái lơi trong khí tiết phấn  chấn của ngày hội:

“Phố mình là phố Thu Bồn

Tai nghe lời hiệu thỉnh anh em  mình ra đi

Ra đi gặp hội trường thi

Trống hội cờ phất, ngựa mình tranh tiêu

Phách ba, phách nhất, phách nhì

Chèo xeo, chèo lái chúng ta đồng lòng"

(trích Hò chèo ghe Quảng Nam)

Hò trên sông Thu Bồn không những hấp dẫn bởi giai điệu, tiết tấu mà cả nội dung thể hiện, mang đậm phương ngữ và tính cách của con người xứ Quảng: đó chính là một đời sống tình cảm chân thành của người dân với cuộc sống; đó chính là hình ảnh của những con người chất phác, thẳng  thắn và giản dị; đó chính là tính chân thực, khôi hài, trào phúng;...

Từ đời sống  tình cảm chân thành, dân dã.

Tiếng Hò trên sông Thu Bồn ra đời từ chính trong quá trình lao động và  sinh hoạt của người dân. Dòng sông Thu Bồn hiền hoà và thơ mộng đã nuôi  dưỡng tình yêu và tâm hồn nghệ sĩ của người dân, để rồi, mỗi khi buông  mái chèo, ai cũng sẽ dễ dàng cảm thấy rung động lòng mình về tình cảm thiết tha, mặn nồng, niềm tin yêu của con người đối với quê hương bằng  vài câu Hò ngẫu hứng.

Dòng sông Thu trong tâm tưởng của người dân luôn hằng sâu những hình ảnh  mộc mạc, dân quê khó phai mờ, để khi nghĩ về quê hương, họ lại cất lên những giai điệu tha thiết, “sặc” tiếng Quảng Nam:

“Bớ nường (ớ nàng) vội bước chân ra

Dò chừng dặm biển, bôn ba nương hoè

(ruộng đồng trồng cây hoa hoè: ý nói bôn ba đâu đó)

Mùa xuân gió thổi the the (nhè nhẹ)

Tiếng gà văng vẳng, bóng tre mơ nàng”

(Hò khoan Quảng Nam)

Sự sống luôn vận động và cuộc sống luôn đổi thay, lòng người lại hướng về quê hương với những thú  vui tao nhã của hương vị dân dã nơi quê nhà:

“Có duyên lấy đặng chồng nguồn

Ngồi trên ngọn gió có buồn cũng vui

Nhón chân kêu bớ họ nguồn

Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên”

(Hò khoan Quảng Nam)

Nhưng có lẽ, sâu sắc và phổ biến  nhất vẫn là những câu hò mang đậm tính  chân thực, giản dị mà thắm đượm tình nghĩa của những người thân trong  gia đình, nơi chất chứa bao nhiêu kỉ niệm của tuổi ấu thơ, chan chứa yêu  thương, để rồi, mỗi khi đi xa quê ai cũng bịn rịn một tình cảm khó nói  nên lời:

“Sông tôi chẳng có thuyền bóng thuyền

Mong gì là gì hứng gió những miền khơi miền khơi

Tủi long sông lắm thuyền ơi…

Đừng chê là chê thôn nhỏ hàm ờ nơi phố phường”

(Hò khoan Quảng Nam)

Hay tình cảm chân thành, trong sáng và thuỷ chung trong tình yêu của  những đôi trai gái đôi lúc cũng không thoát khỏi lời giãi bày:

“Anh đi buôn em cũng đi buôn

Em ngồi em nghỉ đầu truông một mình

Anh đi ngang nghiêng nón làm thinh

Em kêu, em hỏi:

Tâm tình bất biến

Tương kiến nghiêm phong

(Lòng dạ không đổi thay, gặp nhau nghiêm chỉnh, đứng đắn)”

(Hò khoan Quảng Nam)

Đó chính là hình ảnh của một con người xứ Quảng luôn mở lòng mình để bộc  lộ tâm tư tình cảm qua từng điệu Hò, câu hát như là tình yêu đối với  quê hương qua niềm tự hào và sự lạc quan yêu đời đến tính chân thực, khôi hài, trào phúng về cuộc sống của người dân.

Tính chân thực, khôi hài, trào phúng được thể hiện qua những ngôn từ ví  von bóng bẩy, nhẹ nhàng như để che giấu bớt ý nghĩa dung tục bộc lộ  trong những điệu hò nhằm hé lộ tính chân thực trong cuộc sống như:

“Quần ống cao, ống thấp

Dây lưng, mối ngắn mối dài

Quảng Nam, Bình Định còn khối người tài hơn anh

Muốn cho lúa tốt hơn anh (cỏ tranh)

Kiếm chỗ mô nương tựa, chợ hạng anh chẳng thiếu gì.”

(Hò khoan Quảng Nam)

Hay trong tình yêu đôi lứa cũng vậy, dí dõm nhưng không kém phần thông minh, vẫn cười thoải với gợi ý trêu đùa:

“Trèo lên trên rẫy khoai lang,

Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai,

Ngồi buồn xe chỉ uốn cần,

Chỉ xe chưa đặng, cá lần ra khơi.”

(Hò ba lý Quảng Nam)

Lối trào phúng không chỉ về các mối quan hệ xã hội, mà ngay cả trong tư  tưởng đạo hiếu - đạo lớn nhất của con người, nhưng dưới con mắt sắc sảo  của người nghệ sĩ bình dân cũng bị phanh phui:

“Miệng anh cười, mắt anh khóc,

Anh bước ra trường học nghĩ tới mẹ cha

Cha già, mẹ yếu, vợ lại có thai

Lỡ bong hoa hường nở nhụy biết cậy ai bây giờ?”

(Hò khoan Quảng Nam)

Từ tính khôi hài, trào phúng đã góp phần định hình nên tính chân thực  của cuộc sống theo cách xưng hô khá tự nhiên: vừa thắm thiết nghĩa tình,  lại vừa ẩn chứa một triết lý nhân sinh sâu sắc:

“Nói ra cô bác đừng cười

Để cho tôi bắt một người áo đen

Áo đen tra nút áo đen

Tôi hò với người lạ, chớ người quen không hò.”

(Hò chèo thuyền Quảng Nam)

Thậy vậy, thông qua điệu Hò trên sông Thu Bồn đã phần nào giúp mỗi chúng ta hiểu thêm về vùng đất và con người xứ Quảng. Đó chính là vùng đất với địa thế cắm sâu vào giữa hai khối núi Hải Vân và Ngọk Linh như một cái nêm lớn; địa hình rừng núi, đồng bằng và biển đan cài vào nhau trong một không gian địa lí nhỏ hẹp; sông ngắn, dốc, khúc khuỷu và có xu hướng mở rộng về phía đông. Đó chính là tính cách ăn cục, nói hòn, tấm lòng rộng rãi, bao dung, không che đậy, giấu giếm, ít quanh co, ít lí sự và không rào trước đón sau. Từ đó, đã tạo nên cách phát âm trong giai điệu và tiết tấu mang tính “ngũ cung” riêng so với các điệu hò khác, thể  hiện nét u uẩn sâu xa, man mác bâng khuâng, đời sống văn hoá tinh thần  phong phú qua các làn điệu hò: Hò khoan, Hò chèo thuyền (ghe), Hò mái  nhì, Hò giã gạo, Hò ba lý, Hò kéo vải.

Hò trên sông Thu Bồn hay là vậy, hấp dẫn là vậy, nhưng hiện nay đang đứng trước nguy cơ bị mai mọt và thất truyền. Việc phát huy, gìn giữ và  bảo tồn loại hình văn nghệ bình dân này cần phải được quan tâm hơn bao  giờ hết, cần phải có những biện pháp mang tính lâu dài và bền vững. Tôi  thiết nghĩ việc khai thác Hò sông Thu Bồn  vào hoạt động du lịch là một hướng đi góp phần không ngừng tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước  và con người Việt Nam thông qua hình thức âm nhạc cổ truyền của dân tộc,  thúc đẩy việc thu hút khách du lịch, phát triển của một thị trường du lịch đầy tiềm năng và triển vọng như Việt Nam.