Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

THÁNG MƯỜI, NHỚ LẠI

 

HỒI KÝ- VƯƠNG MỘNG LONG K20

 

Tháng Mười lại tới rồi! Nếu ở Huế, thời tiết đã bắt đầu chuyển mùa vào Đông. Huế tháng Mười, trời mờ sương. Gió nhẹ và se lạnh. Những hàng cây sấu, cây bông sứ, cây phượng, dọc hai bên đường Lê-Lợi, từ chân cầu Tràng-Tiền tới Ga đã trụi lá. Liễu vẫn rũ bên sông, đò vẫn đưa, nước vẫn xuôi dòng, nhưng người qua lại đông hẳn lên vì trên con đường này có Viện Đại-Học, có Quốc-Học, có Đồng-Khánh. Bướm vàng đã hiếm bay, nhưng áo len màu, choàng ngoài áo dài trắng, thì nhiều lắm.

Mấy hôm rày, (tháng Mười 2006) bạn bè tôi đưa tin Huế đang bị lụt, tôi nhớ lại chuyện xưa; nhớ lại một ngày trong đời mình. Ngày 1 tháng Mười, cách nay đúng 40 năm (1966) có một người lính, áo hoa rừng, bước thấp, bước cao, đi qua, rồi đi lại, nhiều lần, đoạn đường từ Ga Huế, về tới chân cầu. Người lính tửng tửng đó là tôi, Biệt Động Quân Vương mộng Long. Trên đường, tôi đã gặp vài người quen ngày xưa, hồi còn ở Hội-An. Nói chuyện đôi lời, bạn vào trường, tôi tiếp tục bách bộ. Chẳng nhớ tôi đã đánh mấy vòng qua đoạn đường này trong thời gian từ trưa tới chiều. Tôi đã làm cái màn bách bộ tửng tửng này để giã từ Huế. Hôm ấy, trong túi tôi có cái sự vụ lệnh về trình diện Chiến đoàn 1 Biệt Động Quân đóng tại bãi cát Phú-Lộc, Hoà-Khánh, Đà-Nẵng. Tôi vừa được phóng thích từ Quân-Lao Mang-Cá. Tôi bị giam ở đây 30 ngày vì tội tham gia vào vụ "Phản Loạn Miền Trung". Sáng hôm sau, tôi rời Huế, rồi từ đấy tôi chưa một lần về lại nơi đây.

Chiều ngày 2 tháng Mười năm 1966, tại hậu cứ Phú- Lộc (Đà-Nẵng) của Chiến đoàn 1/BĐQ, một người to lớn, ngồi trên bàn, hai tay chống trên mặt bàn, đôi chân đánh đung đưa, hai vai nhún nhún, đàng trước, đàng sau. Người đó đang nhìn ra cửa. Ông ta đeo kiếng đen, mặc quân phục đen, giầy sault đen, Trung tá Sơn Thương, chiến đoàn trưởng, bắt tay tôi, rồi rất ôn tồn, "Trước ngày đi tù, cậu đã làm đại đội trưởng ở TĐ11/BĐQ phải không?" "Thưa trung tá, tôi coi đại đội 3/11" Ông bỏ cặp kiếng đen ra, nghiêng đầu ngó tôi một lúc, rồi ra lệnh cho ban 1, "Làm sự vụ lệnh cho Thiếu úy Vương mộng Long về TĐ 39 thay thế Trung úy Phan thọ Hạnh thuyên chuyển." Hôm sau, tôi vào lấy sự vụ lệnh. Sự vụ lệnh không ghi cho tôi đi Miếu-Bông, Đà-Nẵng để thay thế Trung úy Phan thọ Hạnh. Nơi tôi sẽ tới ghi trên cái sự vụ lệnh này xa xôi lắm, vùng 2! Quyết định của Tư lệnh quân khu 1 thật rõ ràng: Hoàn trả sĩ quan đương sự về TĐ11/BĐQ (đang ở Biển-Hồ, Pleiku). Lý do: Sĩ quan đương sự không được phép phục vụ tại vùng 1 Chiến Thuật.

Tôi đành lếch thếch balô mang vai, "tìm đường lên núi".

Ngày ấy ở Pleiku, Tiểu đoàn trưởng 11/BĐQ là Đại úy Biên, TĐT/TĐ22/BĐQ là Đại úy Luận, và TĐT /TĐ23/BĐQ là Đại úy Chữ. Vì hồ sơ quân bạ của tôi lạc đi xứ nào không ai biết; nếu cho tôi ra trận, rủi tôi đền nợ nước, thì không biết báo cáo ra làm sao? báo cáo cho ai? nên chẳng ông tiểu đoàn trưởng nào nhận tôi về đơn vị. Trung tá Nguyễn đức Ninh, Chiến đoàn trưởng, Chiến đoàn 2/ BĐQ đành gửi tôi cho Thiếu tá Phạm văn Toán, Chiến đoàn Phó, để ông già Toán, "canh chừng cái Anh Chàng Thiếu úy Phản Loạn Miền Trung này." (nguyên văn). Ban quân lương chiến đoàn, Thượng sĩ Phong và Thượng sĩ Đăng, cảm thông hoàn cảnh của tôi. Hai ông trình với Đại úy Kính, ĐĐT/ĐĐ/YTCV ứng bừa cho tôi cái lương trung sĩ, "cứ làm sổ lương trung sĩ, cho ông có tiền ăn, hồi sau phân giải."

Tôi được chỉ định tạm phụ tá ban 3 Chiến đoàn 2/BĐQ ở Biển-Hồ, Pleiku (nằm sát với hàng rào TĐ11/BĐQ). Hàng ngày tôi vào trại, giúp đỡ Đại úy Huân, ban 3, vẽ "nửa" cái phóng đồ, thảo "nửa" cái công điện, rồi leo lên xe Lamb ra phố. Bạn BĐQ vùng 2 cùng khóa 20 VB của tôi lúc đó chưa có ai leo lên tới chức chỉ huy đại đội. Chưa chàng nào có Jeep. Về phố, rủ tôi đi chơi, các bạn tôi phải dựa hơi các ông già đại đội trưởng, để mượn Jeep. Có Jeep thì mai vàng mới oai. Chúng tôi lang thang đầu con dốc này, tới cuối con dốc khác, phiêu du từ quán này, tới quán khác. Lúc nào đói bụng, chúng tôi chui vào Quán cơm Bình-Dân Ba Cò nơi bến xe cũ. Bà chủ quán cơm Ba Cò biết tên tôi từ dạo đó.

Lúc này Hội-Quán Phượng-Hoàng vui nhộn vô cùng. Khi mới đặt chân tới Pleiku, tôi cũng thường tới đây. Nhưng nhớ lời mẹ dặn,"xướng ca..." tôi dang xa dần nơi này. Nhứt là, khi thấy cô Trang ca-ve đập bầu, rồi cột cổ anh bạn Thiếu úy Hữu của tôi, bắt làm cha khai sinh đứa bé mới ra đời, tôi không dám bén mảng tới đây nữa. Ông Tướng vùng hào hoa và bình dị Vĩnh-Lộc không có vẻ gì là ghét bỏ BĐQ. Đã có lần, chúng tôi 4 đứa, Bửu, Long, Hùng, Ngọ, súng xệ ngang hông, giăng một hàng ngang, đi bộ từ từ trước cái xe Falcon đen của ông Tư lệnh đang tới, trên đường Phan bội Châu, Pleiku. Quân Cảnh bóp còi inh ỏi. Bốn chàng BĐQ rút súng bắn chỉ thiên tám phát lên trời. Đạn nổ đoàng, đoàng, cành phượng gãy, hoa phượng rơi. Bắn xong, bốn đứa chúng tôi quay súng một vòng trên ngón trỏ (như cao bồi thứ thiệt), rồi đút súng vào bao, chia đôi hai bên đường, trái, phải quay, miệng hô "hai! ba!" dơ tay chào, thế đứng nghiêm. Xe Tư lệnh ngừng, kiếng cửa xe hạ xuống. "Mấy thằng nhỏ điên hả?" Rồi kiếng xe lại nâng lên. Xe tiếp tục lăn bánh. Xe Tư lệnh quân đoàn rẽ phải, lên Hội Trường nằm sát ban Biệt Cảnh. Tư lệnh đi tham dự ngày lễ gì đó. Ông Tướng không thèm trách cứ cái hành vi ngông nghênh càn quấy vừa qua của "mấy thằng nhỏ". Chính cái "phong cách Ngô-Khởi" của ông đã khiến những sĩ quan trẻ BĐQ chúng tôi xả thân quên mình nơi tuyến đầu.

Một ngày, khi tôi đang đọc "cọp" tờ nhựt trình ở sạp báo bé Hạnh, trước tiệm phở Kim-Phượng, thì một giọng nói Bình-Định đàn ông sau lưng hỏi, "Ông thiếu úy có biết tên Dương ở Tiểu đoàn 23/BĐQ không?" Một vị đứng tuổi, có lẽ trên 50, đang đứng sau lưng. "Dạ không! Thưa bác, tôi không quen ai tên Dương ở TĐ23 cả bác ạ." "Tôi là chú của thằng Dương, nó ở Tiểu đoàn 23/ Biệt Động Quân, tôi tưởng thiếu úy quen nó. Nhà tôi gần đây, mời thiếu úy ghé chơi" "Cám ơn bác! Thôi! để khi khác, lúc nào rảnh, tôi ghé nhà bác chơi." Tuần sau, "khi khác", tôi tình cờ gặp bác Ba trên Chợ-Mới, gần nhà thờ Tin-Lành, tôi vào nhà bác chơi. Bác dạy côn, dạy quyền Bình-Định cho tôi. Nhiều thế côn Bình- Định đã giúp tôi thoát chết trong những cú xáp-lá-cà năm 1969. Tối, tối, tôi học võ ở sân nhà bác, ăn cơm nhà bác, rồi cuốc bộ về cái nhà tranh ở thuê của vợ chồng anh bạn Lê đình Vụ (k20), ngủ nhờ qua đêm.

Bác Ba có cô cháu gái mười tám tuổi, tên Dung. Cô Dung mặt như trăng rằm. Cô Dung má lúm đồng tiền, da ngăm ngăm đen. Cô làm nghề khuân vác gạo ngoài bến xe. Cô rất giỏi võ. Cô đánh roi, đi quờn vèo, vèo. Cô túm bao gạo trăm ký từ sàn xe, kê vai, vác đi nhẹ nhàng. Tới sạp, cô nghiêng vai, ném bao gạo trăm ký xuống đất, nhẹ nhàng. Từng hàng gạo xếp ngay ngắn, thẳng hàng. Thuở đó, bao gạo nặng bằng hai trọng lượng của tôi. Láng giềng nhà cô Dung có một người cùng xứ Phú-Phong với bác Ba là anh Nhơn. Anh Nhơn lái xe Lamb ba bánh. Anh là học trò ruột của bác Ba. Anh rất có cảm tình với tôi. Anh thường chỉ vẽ cho tôi những ngón nghề khi thực tập côn, quyền. Hình như anh Nhơn thương cô Dung.

Một ngày không hành quân, chú Dương, Binh nhứt thuộc TĐ23/ BĐQ gặp tôi ở nhà bác Ba. Bác mổ gà đãi chúng tôi một bữa nhậu. Cuối tiệc, Dương kề vai tôi nói nhỏ, "Em Dung nó nói với tôi rằng, nó thương thiếu úy." Tôi cười cười lắc đầu. Tôi mến cô Dung lắm, nhưng không dám có ý nghĩ sẽ nhờ vị nữ hào kiệt này nâng khăn sửa túi. Chẳng rõ anh Nhơn có biết "ý riêng" của cô Dung đối với tôi không, mà từ đó, mỗi khi thực tập, anh Nhơn ra đòn không nương tay, tôi chống đỡ trối chết, anh vẫn truy kích không tha. Cũng hên là, dịp này, tôi có lệnh đòi của Toà, phải rời Pleiku. Nhờ thế, tôi thoát được những cú đá chết người của anh Nhơn. Tôi ra đi trong danh dự. Hú hồn! Ngày tôi trở lại Pleiku, thì cô Dung đã thành bà Nhơn, bà chủ xe Lamb chạy đường Lệ-Trung, Trà-Bá.

Sau gần ba tháng ở Pleiku, không có quân sĩ dưới quyền, không hồ sơ quân bạ, không chức vụ rõ rệt, tôi được lệnh gọi ra Toà án Quân Sự Nha-Trang vì "tội phản loạn".Tới Nha-Trang, tôi không bị ra tòa án, mà ra Hội Đồng Kỷ-Luật của Đại tá Cách. Kết quả tôi bị nhốt thêm 60 ngày trong quân lao. Rồi tôi bị giáng xuống trung sĩ. Tôi về Đơn Vị 2 /Quản-Trị Địa-Phương; doanh trại đặt ở đầu đường đi Thành, dưới chân núi. Trên đỉnh núi có tượng Phật Bà màu trắng. Ngày ngày, Phật Bà cúi nhìn tôi với con mắt rầu rầu, xót thương. Ngày ngày, tôi lủi thủi trong sân trại, cô đơn.

Trong gần 4 tháng đầu năm 1967, tôi làm việc dưới quyền một ông chuẩn úy mới ra trường. Vị chuẩn úy này lại là cựu trung sĩ BĐQ, thuộc cấp cũ của tôi. Tháng 2/1966, khi tôi vừa lên làm đại đội trưởng đại đội 3/11/BĐQ ở Điện-Bàn, Quảng-Nam, tôi đã ký giấy cho phép 2 hạ sĩ quan dưới quyền là Trung sĩ Thành và Trung sĩ 1 Khê theo học khóa Sĩ-Quan Đặc-Biệt Thủ-Đức.

Mỗi tối, tôi theo Chuẩn úy Thành đi kiểm soát vài yếu điểm trong quân trấn Nha-Trang. Công việc của tôi khỏe re. Tôi chỉ ngồi bên ông chuẩn úy, theo xe đi kiểm soát một số yếu điểm. Ông chuẩn úy làm hết mọi việc, từ ghi chép tình hình, kiểm điểm quân số, đến ký sổ bàn giao. Mỗi khi tôi nhấp nhổm định xuống các trạm để làm công việc của mình, thì ông ta cản tôi lại,"Ông thày ngồi chơi. Để em lo!"

Một hôm, có chiếc xe tang chạy ngang doanh trại tôi ở. Tới cổng Trường Bồ-Đề Nha-Trang, xe ngừng lại để bốc thân nhân. Thân nhân người chết đầu quấn khăn tang, nước mắt dầm dề. Hỏi ra, người vừa tử trận lại là bạn tôi. Người tử trận là Thiếu úy BĐQ Lê văn Hai khóa 20 Đà-Lạt. Nước mắt tuôn rơi. Tôi cảm thương bạn tôi. Tôi xa chiến trường đã mấy tháng rồi...

Tháng Năm 1967 có toán tuyển mộ Biệt Động Quân tới Đơn Vị 2/ QTĐP tuyển quân nhân về bổ sung cho binh chủng. Tôi tình nguyện về lại Biệt Động Quân. Ông Thượng sĩ trưởng toán không dám ghi tên tôi vào danh sách. Ông ta nói trường hợp tôi, phải chờ quyết định của Đại tá CHT/BĐQ/QLVNCH. Tôi viết một cái thư riêng, đưa cho ông thượng sĩ, để trình cho Đại tá Trần văn Hai, trong đó có câu, "Tháng Năm năm ngoái, tôi là đại đội trưởng ĐĐ3/TĐ11/BĐQ, trấn giữ chùa Phổ- Đà, Đà-Nẵng. Chính tôi đã ra lệnh bắn 2 quả SKZ 57 ly chận đầu xe của Trung Tá Trần văn Hai, CHT/BĐQ/QLVNCH, ngăn không cho đoàn xe của ông tiến vào khu TĐ11/BĐQ kiểm soát. Một đơn vị Thiết giáp Hoa-Kỳ cũng bị chúng tôi bắn chặn khi xâm nhập vùng này. Sau khi tình hình yên ổn trở lại, tôi đã bị thi hành kỷ luật nặng nề. Từ một Thiếu úy tốt nghiệp khóa 20/TVBQGVN, tôi đã bị giáng cấp xuống trung sĩ. Tôi không khiếu nại, không than van. Tôi lúc nào cũng tự hào mình là một sĩ quan có kỷ luật trong vụ chính biến đó. Tôi chỉ là một sĩ quan thuộc cấp, tôi thi hành nghiêm chỉnh tất cả mệnh lệnh cấp trên giao phó. Nay, dù chỉ là một trung sĩ, tôi vẫn vui vẻ tình nguyện về phục vụ binh chủng mà tôi đã chọn lúc ra trường. Tôi nghĩ rằng Đại tá không nỡ từ chối ý nguyện của tôi." Tuần sau, toán tuyển mộ lại xuất hiện, ông Thượng sĩ trưởng toán cười nói với tôi, "Đại tá nhận Trung sĩ về lại BĐQ rồi đó!" Tôi được chỉ định làm trưởng toán 4 người, gồm có tôi và 3 anh trung sĩ mới từ quân lao được tha. Bốn anh trung sĩ trẻ măng, có tên trong một sự vụ lệnh do tôi làm trưởng toán:TS Vương mộng Long, TS Huỳnh văn Nghệ, TS Trần văn Sơn, và TS Nguyễn mạnh Hà. Chúng tôi được nghỉ ba ngày để chuẩn bị. Sau ba ngày lang thang tắm biển, uống bia, nhậu rượu, giã từ bạn bè "đồng cảnh", chúng tôi vào lấy sự vụ lệnh và chứng chỉ ngưng lương để lên đường. Cái sự vụ lệnh đã đổi lại, lạ lùng! Trên đó, Thiếu úy HD Vương mộng Long làm trưởng toán, dẫn 3 Trung sĩ Nghệ, Sơn, Hà về trình diện TTHL/BĐQ/Dục Mỹ để hoàn tất thủ tục đáo nhậm đơn vị.

Sau này, tôi nhận được một bản thông báo của Nha Quân Pháp về Quyết Định phục hồi cấp bậc thiếu úy của tôi, trong đó có bản sao phiếu góp ý của Đại tá Trần văn Hai, CHT/BĐQ/QLVNCH, tôi mới rõ nguyên ủy sự việc. Thì ra, khi nhận thư của tôi, Đại tá CHT/BĐQ/QLVNCH đã đọc lại hồ sơ quân bạ của tôi. Đại tá đã gửi gấp cho Nha Quân Pháp một phiếu đề nghị xét lại trường hợp của Vương mộng Long. Ông viết, "Thiếu úy Vương mộng Long là một sĩ quan đại đội trưởng có kỷ luật. Mọi chuyện sĩ quan này làm, hoàn toàn là thi hành lệnh trên." Ông Đại tá CHT/BĐQ/QLVNCH yêu cầu Hội đồng Kỷ Luật trả lại lon Thiếu úy cho tôi vì, "Trường VBQGVN đã gắn lon này cho nó! Tướng Thi không gắn lon này cho nó!"

Ngày tôi đi, Chuẩn úy Thành theo chân tôi tới tận phòng ngủ của Thiếu úy Ngô văn Niếu, trong trung tâm huấn luyện BĐQ/Dục-Mỹ. Thiếu úy Niếu và 9 người nữa, bạn cùng khoá VB của tôi, đã tình nguyện ở lại Dục-Mỹ làm huấn luyện viên từ ngày học xong khóa 23 Rừng Núi Sình Lầy, sau khi mãn khóa 20 VB. Trước lúc lên xe về lại Nha-Trang, Thành còn đưa cho tôi 500 đồng, chú nghẹn ngào, "Suốt đời em không quên ông thày đâu!" Tôi với Chuẩn úy Thành bịn rịn mãi mới rời tay nhau.

Tháng 12/1969 tôi có dịp tháp tùng Trung Tá Bùi văn Sâm, LĐT/LĐ2/BĐQ ghé TTHL/BĐQ/Dục-Mỹ.Tôi mượn xe của Trung tá Phú, CHT/TTHL/BĐQ/Dục-Mỹ chạy về Trung Tâm 2/QTĐP kiếm chú Thành. Bà chủ quán cơm đầu ngõ, nơi tôi và Thành ăn cơm tháng, cho tôi hay rằng, sau khi tôi đi, Chuẩn úy Thành được lệnh lên đường bổ sung quân số cho Sư đoàn 22/BB. Ông chuẩn úy đã chết trận ngoài Bồng-Sơn. Bốn thày trò tôi, Long, Hà, Sơn, Nghệ, sau khi trình diện Trung tá Hồ hữu Dõng, Liên đoàn trưởng, đã chia tay nhau đi các đơn vị trực thuộc liên đoàn, nhập trận. Trung sĩ Nguyễn mạnh Hà (TĐ23/BĐQ) đứt ruột sáng Mồng Một Tết Mậu Thân, giải ngũ. Trung sĩ Trần văn Sơn (Đại đội 1/11BĐQ) gãy tay trận Chư-Pa tháng 1/1969, giải ngũ. Chiến tranh chấm dứt, còn lại Thiếu tá Vương mộng Long (TĐ82/BĐQ/BP) và Thượng sĩ Huỳnh văn Nghệ (TĐ23/BĐQ).

Tháng Mười 2006. Mây trời Bắc-Mỹ âm u. Gió hiu hiu. Lá rụng đầy mặt lộ. Một người Biệt Động già, tửng tửng đi qua, đi lại, trên một đoạn đường Highway 99 trước Home Depot thành phố Everett, WA, USA lòng ngậm ngùi nhớ lại chuyện đời mình, ngày xưa...

 

Vương mộng Long