Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

CHÚT TÌNH CHO MỘ ĐỨC

 

PHAN XUÂN SINH

 

Như một định luật khi di chuyển trên quốc lộ số 1 từ Đà Nẵng vào Sài Gòn, xe bắt đầu đến địa phận Quảng Ngãi, là tôi sửa soạn để chuẩn bị đón nhận một người nào đó, nhất là xe tiến vào Quận Mộ Đức. Nhưng rồi tâm trạng nầy bị mất hút, suy sụp ngay sau khi xe lăn bánh ra khỏi Quảng Ngãi, tôi như bị đau nhức bởi một vết thương cũ hoành hành, thẩn thờ như mất hồn. Mỗi lần xe đến vùng nầy dù trong đêm khuya tôi cũng mở to mắt để tìm một cái gì, một cái gì…đã mất…

Tâm trạng nầy cho đến bây giờ vẫn còn ám ảnh hoài trong tôi, mặc dù chuyện đã xẩy ra rất xa, cái hồi còn trong chiến tranh, cái hồi những thằng lính trẻ như tụi tôi, khi vào làng hành quân thấy được một người con gái mát da mát thịt thì đôi mắt mình sáng rỡ, như gặp được một báu vật. Người con gái đó dân Mộ Đức nhưng dạy học ở Quảng Nam. Thiệt tình thì dân Quảng Ngãi mà ra dạy học ở Quảng Nam cũng rất hiếm, họa hoằn lắm mới thấy được vài người. Thế mà Trân là một trong số người hiếm hoi đó.

Trong một ngày đầu năm 1971 đơn vị tôi có một cuộc hành quân tại Quận Điện Bàn. Sau một trận đụng độ tối hôm trước với một đơn vị chính quy của địch, chúng tôi đã chiếm lại vùng đất đã mất và giao lại cho một đơn vị địa phương quân, chúng tôi di chuyển đến nơi an toàn để nghỉ. Buổi trưa chúng tôi dừng quân tại một trường học, học sinh đã ra về, vào lớp buổi chiều lúc 1g30. Ăn cơm xong tôi treo võng phía sau hành lang một lớp học để nghỉ trưa, quá mệt vì thức suốt đêm hôm trước nên tôi thiếp đi lúc nào không hay. Khi thức dậy tôi nghe tiếng giảng bài của cô giáo, một giọng nói rất lạ, mang một cái âm khác với cái xứ Quảng Nam của tụi tôi, nhẹ hơn hay nặng hơn thì tôi không phân biệt được. Nhưng chắc chắn là không phải là người Quảng Nam. Những thanh âm của cô phát ra trên ngôn ngữ có cái gì vừa nhẹ nhàng nhưng cũng vừa cứng cỏi, vừa êm ái nhưng cũng vừa chan chát. Tôi ngồi dậy để nhìn trộm qua cửa sổ thử xem cô giáo kia thế nào mà có cái giọng lạ hoắc. Tôi sảng hồn, người đâu mà đẹp thế. Khuôn mặt không phấn sáp nhưng hồng hào, đẹp hiền hậu . Bất chợt cô ta cũng nhìn thấy tôi, đôi mắt cô nhướng lên tỏ vẻ kinh ngạc. Tôi nằm lại xuống võng, lục trong ba lô tìm một tờ nguyệt san mà tôi mới mua chưa kịp đọc, tôi mở báo ra mắt nhìn mà tai lắng nghe cô giáo giảng bài cho học trò. Khi cô trông thấy tôi rồi, biết có người đang theo dõi, tiếng nói của cô cũng nhỏ lại, tôi nghe tiếng được tiếng mất. Và cô cũng hạn chế lời nói nếu không cần thiết, tôi tự thấy trong giọng cô có cái gì ngượng ngập. Hình như thỉnh thoảng có một đứa học trò nhón gót nhìn ra cửa sổ thử xem tôi còn nằm đó không, mà tôi đoán rằng theo lệnh dò thám của cô giáo.

Tôi ở trong một đơn vị Trinh Sát, nên thường ra vào những nơi nguy hiểm, chính vì vậy mỗi lần hành quân chúng tôi không bao giờ đeo lon, chỉ có lính trong đơn vị mới biết được cấp bậc của chúng tôi. Trong sinh hoạt chúng tôi cũng hòa đồng sa cạ với nhau, người ngoài không làm sao phân biệt được. Thế mà sáng hôm sau đơn vị còn đóng trong trường học, võng của tôi còn treo gần cửa sổ, thì một cô bé học trò đưa cho tôi một tờ giấy, với nội dung cô giáo yêu cầu tôi treo cái võng xa xa lớp học một chút, vì gần cửa quá cô không giảng bài cho học trò được. Đọc tờ giấy tôi ngạc nhiên không phải lời yêu cầu chính đáng của cô, mà dòng đầu gởi cho tôi ” Kính gởi ông Chuẩn Úy”. Tại sao cô biết được cấp bậc của tôi? Tôi mĩm cười cuốn võng, dời ra ngoài hàng rào, nhưng tìm một nơi có thể nhìn quan sát được phòng học một cách rõ ràng. Tôi chờ đến trưa tiếng kẻng tang trường, tôi đón cô ở cổng để hỏi cho ra chuyện, không hiểu tâm trạng tôi lúc ấy để hỏi cho ra chuyện hay muốn làm quen, chắc cả hai đều đúng.

Khi cô bước gần đến cổng, tôi đi tới chận lại:

- Thưa cô giáo, tôi xin lỗi đặt chiếc võng gần lớp học …

- Đúng ra thì tôi xin lỗi anh mới phải, như anh biết chúng tôi dạy học mà có người lớn nhìn hoặc nghe lén, chúng tôi mất tự nhiên.

- Tại sao cô biết tôi là.. .

- Dễ thôi, nhìn mặt anh thấy còn sữa quá, biết ngay là chuẩn úy mới ra lò.

Tôi chưa nói hết câu thì cô đã nhảy ngay vô họng, thứ con gái nầy thật khó trị, bướng bỉnh phải biết. Sau nầy chỉ biết nắm đầu chồng mà xoay. Tôi mĩm cười với suy nghĩ ngộ nghĩnh nầy.

- Tôi biết anh cười gì rồi, anh cho tôi lém lĩnh phải không?

- Dạ thưa không dám, tôi thấy cô đẹp và ăn nói có duyên. Tôi rất hả dạ giữa chốn đồng khô cỏ cháy nầy mà gặp được người như cô.

- Anh không thật lòng, anh nói ra những điều mà trong đầu anh không nghĩ tới.

Tôi trố mắt há họng nhìn cô, con gái gì mà khôn lanh lắm vậy. Tủ đứng ở đâu mà cô chộp kê ngay vô miệng người khác một cách tỉnh bơ.

- Thưa, cô không phải là người Quảng Nam?

- Dạ, tôi là người Quảng Ngãi. Có khi nào anh nghe đến Quận Mộ Đức không? Tôi là dân Mộ Đức đó.

- Thật hả? Hèn gì.. .

Thôi chết rồi tôi lỡ miệng, như vậy là tôi cho cô “hèn gì mà đanh đá như vậy”. Con gái Mộ Đức nổi tiếng là trị chồng một cách cứng rắn, chuyện nầy khắp miền Trung ai cũng biết. Cô mĩm cười..lườm tôi:

- Anh ngán rồi phải không?

Tất cả những gì trong lòng tôi cất giữ, cô đều đọc ra vanh vách.

Tôi vẫn chống chế:

- Tôi không nghĩ như vậy, con gái Mộ Đức đẹp nổi tiếng. Biết cô là người Quảng Ngãi, tôi đoán cô ở đâu đó vùng Mộ Đức.

Cô cười ngất nga ngất nghẻo, cái cười của cô cho tôi biết rằng tôi là thằng ba xạo. Có lẽ cách ăn nói ngô nghê vụng dại của tôi, khuôn mặt có chút “sữa” của tôi thì không thể nào qua mặt được cô chăng? Từ đó đi với cô một đoạn đường về nhà cô đang trọ, miệng tôi câm như hến, không dám hở môi. Đến trước cửa nhà trọ, cô mời tôi ghé vào chơi. Tôi không dám làm phiền, xin để dịp khác. Tôi trở về nằm lại trên võng nhìn vào lớp học trống vắng, tôi thấy nôn nao.

Đơn vị tôi đóng tại đó một tuần, một tuần lễ đối với tôi lúc nầy hơi ít. Một khoảng thời gian ngắn ngủi đó tôi quen được cô giáo Quảng Ngãi ấy. Cô tên là Như Trân. Chúng tôi mỗi buổi chiều sau giờ dạy tôi đưa cô về, rồi cùng nhau ra ngồi bờ sông chuyện trò. Có một điều lạ là càng lúc về sau nầy tôi không còn thấy cô có vẻ gì lém lĩnh, chua ngoa. Cô thật hiền hòa, dễ thương. Chúng tôi tiến xa hơn khoảng cách cho phép của một cặp trai gái mới quen, nhưng cũng chưa tới gần thân thiết như những cặp tình nhân. Tôi chưa mở miệng ra để tỏ tình cùng với Trân, nhưng hai đứa tôi đã biết hết những gì chất chứa trong lòng, đã đầy ắp chỉ chực chờ trào ra khi có dịp. Tôi thấy Trân càng ngày càng ít nói, có đôi lúc ngồi với tôi hàng giờ trên bờ sông Trân không nói một lời, đôi mắt xa xôi diệu vợi. Tôi trân trọng những giờ phút ấy vì nghĩ rằng Trân đang mơ mộng, đang thêu dệt một ít gấm hoa cho một cuộc tình chăng? Nhiều khi Trân nhìn tôi thật trìu mến, với ánh mắt thật hiền. Những điều đó đủ chứng tỏ cho tôi biết Trân cũng thương yêu tôi.

Rồi đơn vị chúng tôi có lệnh di chuyển, tôi vừa cuốn võng vừa nhìn vào lớp học. Trân đứng tựa vai vào thành cửa nhìn tôi, tôi đưa tay ra vẫy chào, Trân gật đầu. Thu dọn đồ đạc vào ba lô mang lên vai, tôi bước vào từ biệt Trân. Tôi thấy Trân rơm rớm nước mắt, tôi chỉ còn biết đưa tay ra bắt tay Trân. Tôi muốn ôm lấy Trân để vỗ về, nhưng bao nhiêu cặp mắt học trò của Trân đang nhìn chúng tôi, bắt tay đã là điều quá lắm rồi. Tôi hứa với Trân có dịp tôi sẽ bay vào đây thăm Trân ngay. Ra đến cổng tôi quay lại thì thấy Trân đã vào gục mặt trên bàn, chắc Trân đang khóc. Tôi thấy chân tay của tôi cũng bủn rủn, những bước đi có vẻ nặng nhọc, mắt tôi rủ xuống như người mộng du. Tôi vừa miên man, vừa luyến tiếc. Ước gì tôi được quay trở lại, để nói một lời với Trân, để xác định một chỗ đứng của Trân trong tim tôi, trong đời tôi. Để ôm Trân, để hôn Trân bất cần những cặp mắt kinh ngạc của đám học trò, bất cần cái nhìn sửng sốt của các đồng nghiệp với Trân. Tại sao lúc ấy tôi không làm? Tôi là một thằng nổi tiếng vua ẩu, vua phá phách thế mà đứng trước Trân tôi như con mèo ướt, đứng trước Trân tôi mềm như cọng bún. Trân có một cái gì đó toát lên một uy quyền, một sự cao cả mà mỗi lần gặp tôi rất trân quí, không dám xúc phạm, những tà ý đều biến mất. Đã muộn quá rồi những gì tôi phải làm.

Từ ngày ra khỏi làng đó, đơn vị của tôi hành quân liên miên không có một ngày phép trở lại thăm Trân. Chừng một tháng sau tôi nghe tin làng của Trân đang dạy bị giặc tấn công trong đêm, mấy ngày hôm sau một đơn vị Địa Phương Quân mới vào được tới nơi để giải tỏa. Tôi như người ngồi trên lửa, không biết tin tức gì về Trân. Một tuần sau khi nghe tin, lợi dụng đơn vị dưỡng quân tôi chuồn ra khỏi trại đón xe honda thồ lên làng đó để tìm Trân. Đứng trước cổng trường đổ nát không thấy một bóng người, nhìn hiện trường chung quanh chỉ sau một trận đánh mà tất cả đều tan hoang, như vậy đủ biết cuộc dằng co giữa đôi bên khốc liệt lắm, và đại bác đã san bằng tất cả. Tôi đến nhà trọ của Trân để hỏi thăm, thì nhà đã cháy rụi, ngồi bên lề đường chờ hỏi thăm những bộ hành qua lại, họ chỉ nhìn tôi lắc đầu như điều không muốn hiểu. Tôi lấy làm lạ thái độ úp mở của mọi người. Tôi chận một đứa bé gái mà tôi đoán chắc là học trò của trường nầy, cô bé nhìn quanh rồi nói với tôi nhưng rất e sợ, “Trong đêm tấn công vào làng nầy, cô Trân theo quân giải phóng đi lên núi rồi”. Tôi giật mình, tôi không tin những lời nói đó là thật. Với con người của Trân, yếu ớt, mảnh dẻ như vậy làm sao thích hợp với sự cực khổ, với sự nguy hiểm luôn luôn chực chờ. Tôi thẩn thờ như người mất hồn, rồi leo lên xe thồ trở về.

Kể từ đó tôi mất Trân vĩnh viễn. Tôi trở về đơn vị nằm trên ghế bố suy nghĩ viễn vông, tôi nhớ lại những gì trước đây Trân đã nói với tôi như một lời thổ lộ mơ hồ, mà lúc ấy tôi không biết, không nghĩ ra. Có lẽ đúng như lời cô bé học trò đã nói, Trân đã đi theo quân Giải Phóng thật: ” Có bao giờ anh nghĩ rằng tụi mình, đến một lúc nào đó sẽ chống nhau không?” – “Tình yêu thật dễ thương, nhưng nó không cao quý bằng tình yêu thương dành cho dân tộc”. Đại loại những câu sặc mùi tuyên truyền rẻ tiền, mà lúc ấy tôi hoàn toàn không để ý. Nhưng dù gì chăng nữa Trân cũng để lại trong tôi một nhát chém, vết thương nầy nó cũng quan trọng, như có một vết chàm trong lòng tôi, mà không thể nào mờ phai được. Một thời nó đã làm rạn nứt trái tim tôi, một thời tôi khốn đốn nhớ nhung, quay quắt với một thứ tình yêu hoang tưởng nầy. Một thời Trân đã làm khổ tôi, đày đọa tôi…

Có một lần Trân nói với tôi: ” Nếu sau nầy anh có dịp đi Quảng Ngãi, ngang qua Mộ Đức, anh nhìn đâu đó biết đâu anh sẽ gặp được em”. Ôi, lời chi mà ác thế. Tôi đã đi qua đi lại vùng nầy lắm lần, mỗi lần đến đây lòng tôi nóng sôi lên, bồn chồn, hồi hộp, đã mở to mắt hết cở để mong gặp lại Trân. Thế mà chưa thấy ai có vóc dáng như vậy. Trân mất hút như giọt cường toan nhỏ trên mặt nước, nhưng có tác dụng thấm đau, làm nhói buốt lòng tôi. Chiến tranh đã cướp đi tất cả, đã làm khánh tận tất cả. Nói đến chiến tranh là nói đến một cái gì đó chia lìa, tàn nhẩn. Là nói đến tan nát, uất ức ngút ngàn. Lúc ấy trong tôi, trong Trân còn quá trẻ không hiểu sức tàn phá của chiến tranh trên quê hương mình. Sự chọn lựa của Trân, thái độ dứt khoát của Trân mang một lý tưởng thật viễn vông, không thực tế. Trân không biết rằng chính họ, những người cùng phe với Trân đã gây nên một trận cuồng phong dai dẳng, cuốn phăng đi tất cả đất nước đến chỗ khánh kiệt, vắt cạn tiềm lực, nhân sự của hai miền một cách vô lý.

Tôi vẫn tin rằng, với con người nhiều nghị lực như Trân, sống có tình như Trân, cho đến bây bây giờ dù ở đâu đó trên đất nước, hay tại hải ngoại ( tại sao lại không ở đây, biết bao nhiêu người bên kia đã hiện diện tại đây, thì cũng có thể có Trân). Ngoại trừ Trân đã bỏ mình trong chiến tranh – tôi tin rằng điều nầy không bao giờ xẩy ra – Trân đã làm một cái gì đó dứt khoát, một thái độ rắn rỏi để bày tỏ không có gì cao quý bằng tình thương yêu dân tộc, mà có một lần Trân đã nói với tôi. Bây giờ Trân đã hiểu thế nào là con đường phải đi, là cái đích phải tới. Và một điều mong mỏi của tôi, một ngày nào tôi sẽ gặp lại Trân. Không phải bên nầy, không phải một nơi nào đó ở bên kia. Mà phải là Mộ Đức, nơi mà đã bao lần tôi đã mõi mắt trông tìm, dù bây giờ hai mái đầu chúng tôi đã bạc.