Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

NHÀ THƠ NGUYỄN CHÍ THIỆN

QUA ĐỜI, THỌ 73 TUỔI

 

QUẬN CAM, CA 2-10 (NV) - Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, tác giả tập thơ Hoa Địa Ngục, vừa qua đời lúc 7 giờ 17 phút sáng Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012, tại một bệnh viện ở thành phố Santa Ana, quận Cam, California, thọ 73 tuổi.

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện vào bệnh viện vào sáng sớm ngày 26 Tháng Chín, 2012. Tại đây, bệnh viện điều trị chứng nhiễm trùng đường phổi nhưng ông vẫn thấy đau ở ngực. Một số xét nghiệm cả về tim mạch, chụp phim và lấy mẫu phổi (biopsy) truy tìm ung thư cũng đã được thực hiện.

Tuy nhiên, cho đến sáng ngày Thứ Hai, 1 Tháng Mười 2012 thì bệnh trở nặng. Mười giờ sáng Thứ Hai, Linh Mục Cao Phương Kỷ đã làm các nghi thức cần thiết để ông trở thành một tín đồ Công Giáo theo ước nguyện trước sự chứng kiến của ông bà Bác Sĩ Trần Văn Cảo, Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Trang, bà Lâm Thiên Hương, nhà văn Trần Phong Vũ.

Nhà văn Trần Phong Vũ, người kề cận, chăm sóc nhà thơ Nguyễn Chí Thiện trong những ngày ở bệnh viện, đã vuốt mắt cho nhà thơ sau khi ông qua đời.

Người anh của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đáp máy bay từ Virginia tới Quận Cam sáng nay cũng không kịp gặp mặt em trước khi mất.

Người tù 27 năm

Ông Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 tại Hà Nội. Ông có một người anh là sĩ quan cao cấp VNCH đang ở sống ở tiểu bang Virginia, hai người chị ở Việt Nam.

Ông bị tù cộng sản tổng cộng 27 năm qua nhiều nhà tù miền Bắc, đặc biệt là nhà tù nổi tiếng Cổng Trời. Lần ra khỏi tù sau cùng của ông là ngày 28 Tháng Mười 1991.

Khi ông chạy vào Tòa Đại Sứ Anh Quốc ở Hà Nội đưa tập thơ và xin tị nạn chính trị, viên chức tòa đại sứ chỉ nhận tập thơ để chuyển ra ngoại quốc và cho biết họ không giúp ông tỵ nạn chính trị được. Bước ra khỏi trụ sở Tòa Đại Sứ Anh thì ông bị công an CSVN bắt giữ liền.

Nhờ sự can thiệp đặc biệt của nhiều nhân vật quốc tế, ông đã được chế độ Hà Nội thả cho đi Mỹ định cư Tháng Giêng 1995.

Ông đã đem kinh nghiệm về chế độ Cộng Sản, kinh nghiệm tù đày trình bày với các cộng đồng người Việt khắp nơi từ Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và Úc Châu.

Tập thơ Hoa Địa Ngục đã được dịch ra Anh, Pháp, Đức và Hòa Lan ngữ.

Sau khi đến Mỹ, năm 2001 ông cho xuất bản tập truyện Hỏa Lò. Tập truyện Hai Chuyện Tù được ông xuất bản năm 2008.

Ông Nguyễn Chí Thiện từng gặp cha Chính Vinh, cha Nguyễn Văn Lý trong nhà tù CSVN.

Nhân cách và cái chết của cha Chính Vinh tại nhà tù Cổng Trời (tỉnh Hà Giang) được nhiều người viết hồi ký kể lại trong đó có ông Kiều Duy Vĩnh. Ông Vĩnh là một trong rất ít người thoát chết trở về sau nhiều năm bị giam ở trại Cổng Trời, mới qua đời hồi Tháng Bảy vừa qua và cũng đã chịu các phép bí tích để trở thành tín đồ Công Giáo.

Những kỷ niệm cũng như nhân cách của cha Chính Vinh, Linh Mục Lý đã gây ấn tượng sâu sắc thúc đẩy nhà thơ Nguyễn Chí Thiện chọn đức tin Công Giáo và lấy tên thánh là Thomas More.

Tác giả Hoa Địa Ngục

Vào năm 1980, người ta thấy xuất hiện ở hải ngoại một tập thơ không có tên tác giả, xuất bản bởi “Ủy Ban Tranh Đấu cho Tù Nhân Chính Trị tại Việt Nam”. Tập thơ mang tựa đề “Tiếng Vọng Từ Đáy Vực” mà tác giả là “Ngục sĩ” hay Khuyết Danh. Ít tuần lễ sau, tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong đưa ra một ấn bản cùng một nội dung nhưng với tựa đề “Bản Chúc Thư Của Một Người Việt Nam”.

Tựa đề tập thơ Hoa Địa Ngục có từ khi Yale Center for International & Area Studies ấn hành bản Anh ngữ Flowers From Hell do ông Huỳnh Sanh Thông dịch. Sau người ta mới biết tác giả tập thơ là Nguyễn Chí Thiện.

Những bài thơ của ông trong tập Hoa Địa Ngục gây xúc động sâu xa trong tâm thức người đọc về cái đói, sự đày đọa ác độc, sự gian ác của chế độ Cộng Sản đối với con người.

Tập thơ thoát ra khỏi Việt Nam khi nhà thơ lén mang tới Tòa Đại Sứ Anh tại Hà Nội và được Giáo Sư Patrick J. Honey thuộc đại học London sang Việt Nam Tháng Bảy năm 1979 và mang về. Kèm trong tập thơ 400 trang viết tay này là lá thư mở đầu với lời ngỏ:

“Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm cộng sản, tôi xin ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc. Đó là kết quả 20 năm làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm.” (TN)

 

Thơ Nguyễn Chí Thiện.

 

Hoa Địa Ngục

Hoa địa ngục tưới bằng xương, máu, thịt

Trộm mồ hôi chó ngựa, lệ ly tan

Hoa trưởng thành trong tù, bệnh, cơ hàn

Hương ẩm mốc, mầu nhở nham, xám xịt!

Những Thiếu Nhi

Những thiếu nhi điển hình chế độ

Thủa mới đi tù trông thật ngộ!

Lon xon không phải mặc quần

Chiếc áo tù dài phủ kín chân

Giờ thắm thoát mười xuân đã lớn

Mắt mũi vêu vao, tính tình hung tợn

Mở miệng ra là chửi bới chẳng từ ai

Có thể giết người vì củ sắn củ khoai!

NCT, 1966

 

Lãnh tụ

Lãnh tụ béo nục

Dân đen gầy rục

Lao động hùng hục

Họp hành liên tục

Đói ăn khắc phục

Kêu ca tống ngục

Cộng sản đánh gục

Đời mới hết nhục!....

NCT, 1962

 

Đau Đớn Lắm

Đau đớn lắm cái lầm to thế kỷ

Sử sách ngàn đời còn mãi khắc ghi!

Mấy chục năm trời xương máu đổ đi

Thử hỏi dân đen thu được những gì?

Ngoài một số từ lừa mị kẻ ngu si!

Người lính cũ nay gọi là chiến sĩ

Song vẫn vác, vẫn khuân, vẫn đói nghèo , vẫn bị

Đẩy đi chiến trường chết hoài, chết phí

Cho một lũ trung ương lợn ỉ!

Đau đớn lắm cái lầm to thế kỷ

Sử sách ngàn đời còn mãi khắc ghi!

NCT, 1970

 

Từ Tưởng Bước Sang Hành Động

Từ tư tưởng bước sang hành động

Phải có cầu ngôn ngữ giao thông

Trên dòng sông chuyên chính mênh mông

Đừng nghĩ chuyện xây cầu bắc cống

Song ngôn ngữ ngày đêm vẫn sống

Âm thầm đưa tư tưởng sang sông

Qua muôn trùng hệ thống xiềng gông

Đảng ra sức dựng thay cầu cống

Thoát khỏi đầu là tư tưởng sống

Sẽ có ngày tạo những kỳ công.

NCT, 1971

 

Trên Mảnh Đất

Trên mảnh đất Đảng gieo mầm tội lỗi

Trong lành cũng phải tanh hôi

Trẻ con chưa nứt mắt đã tù rồi

Bạo lực đi về rất vội

Chết trận, chết tù, hỡi ơi xã hội

Biết bao là vợ goá, con côi

Bán trôn rồi lại bán cả mồ hôi

Mà đói rét vẫn quần cho sớm tối

Mảnh đất chờ trông và sám hối

Thức giả tiêu sầu chai nước lã đun sôi

NCT, 1964

 

Hôm Nay 19-5

Hôm nay 19-5

Tôi nằm

Toan làm thơ chửi Bác

Vần thơ mới hơi phang phác

Thì tôi thôi

Tôi nghĩ Bác

Chính trị gia sọt rác

Không đáng để tôi

Đổ mồ hôi

Làm thơ

Dù là thơ chửi Bác

Đến thằng Mac

Tổ sư Bác

Cũng chửa được tôi nguệch ngoạc vài câu

Thôi hơi đâu

Mặc thây bọn văn sĩ cô đầu

Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác

Thế rồi tôi đi làm việc khác

Kệ cha Bác!

NCT, 1964

 

Từ Buổi Đảng Về

Từ buổi Đảng về họ Mạc tới thăm

Do thông cảm chỉ ngồi chơi chốc lát

Miếng thịt miếng thà bỏ rơi đũa bát

Trẻ già khao khát tháng năm

Con chó con mèo mất tích, mất tăm

Vì đâu nông nỗi?

Chiếc kéo Đảng dùng cắt tem phân phối

Gạo ngô từng lạng từng cân

Đã cắt nhỏ tình thân cốt nhục

Manh áo, niêu cơm, cuộc đời rữa mục

Vợ chẳng cậy chồng, con chẳng cậy cha

Mẹ hiền đành ôm bụng tống thai ra

Giỗ tết nói chi người trong mả

Chao ơi, buồn tất cả

Mất cả rồi những bản tình ca

Những điệu ru triều mến thiết tha

Gắn bó với ta từ hồi ẵm bú

Trẻ con đói chột còi lam lũ

Còn đâu bi, đáo, khăng, cù?

Tiếng saó diều vời vợi chiều thu

Chỉ còn là âm hưởng vi vu thời xa cũ

Luyến tiếc, than van di tù lượt lũ

Thiếu chi rừng rú hoang vu

Để đất vàng sao cùng ánh sáng mùa thu

Dựng những trại tù làm trụ

Ôi từ buổi Đảng về làm chủ

Khổ nhục chất chồng không thể đo cân

Cụ Mác ơi, mỉa mai và quá đủ!

Con chuột mà có dịp tháo thân

Cũng ba cẳng bốn chân

Chạy khỏi cái thiên đường của cụ!

NCT, 1967

 

Từ Vượn Lên Người

Từ vượn lên người mất mấy triệu nãm

Từ người xuống vượn mất bao năm?

Xin mời thế giới tới thăm

Những trại tập trung trong núi rừng sâu thẳm!

Tù nhân ở truồng từng bầy đứng tắm

Rệp muỗi ăn nằm hôi hám tối tăm

Khoai sắn tranh giành, cùm, bắn, chém, băm

Đánh đập tha hồ, chết quăng chuột gậm!

Loài vượn này không nhanh mà rất chậm

Khác vượn thời tiền sử xa xăm

Chúng đói chúng gầy như những cái tăm

Và làm ra của cải quanh năm

Xin mời thế giới tới thăm!

NCT, 1967